Bài 27. Quá Trình Hình Thành Qun Th Thích Nghi

 A. LÝ THUYẾT

I – KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI

1. Khái niệm : là các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của chúng.

- Thích nghi gồm có thích nghi về kiểu hình và thích nghi kiểu gen.

+ Thích nghi kiểu hình (thường biến): cùng 1 kiểu gen nhưng có sự thay đổi về kiểu hình để

phù hợp với yếu tố môi trường


+ Thích nghi kiểu gen là sự hình thành những kiểu gen qua 1 quá trình lịch sử lâu dài dưới

tác dụng của CLTN mà qua đó quyết định những tính trạng, tính chất đặc trưng cho từng loài

hoặc từng thứ (nòi) trong loài. Ví dụ: sâu sồi, bọ que, bọ lá… ngụy trang tốt nên tăng khả

năng sống sót trước kẻ săn mồi

- Ví dụ:  Khi sâu nở vào mùa xuân chúng ăn hoa sồi nên nó ngụy trang thành chùm hoa, còn

mùa hè ăn lá sồi nên sâu có hình dạng cành cây. Cả hai đều là dạng thích nghi theo kiểu ngụy

trang để trốn tránh kẻ thù


a) Sâu sồi mùa xuân          b) Sâu sồi mùa

2.  Đặc điểm của quần thể thích nghi :

            + Khả năng thích nghi của quần thể được hoàn thiện qua các thế hệ .

            + Số lượng cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi tăng lên qua các thế hệ.

II – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI

1.     Cơ sở di truyền của quá trình hình thành đặc điểm thích nghi

- Sự hình thành mỗi đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là kết quả của 1 quá trình lịch sử mà trong đó môi trường chỉ đóng vai trò sàng lọc chứ không tạo ra các đặc điểm thích nghi.chịu sự chi phối của 3 nhân tố chủ yếu là: quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình CLTN.

+ Quá trình đột biến cung cấp nguyên liệu ban đầu cho chọn lọc, tạo nguồn nguyên liệu sơ

cấp cho tiến hóa

+ Quá trình giao phối phát tán các đột biến trong quần thể, tạo ra vô số biến dị tổ hợp ( có

cả những tổ hợp gen thích nghi).

+ Quá trình CLTN làm cho tần số tương đối của các alen biến đổi theo một hướng xác định

bằng cách đào thải dạng kém thích nghi, chỉ giữ lại những cá thể có kiểu hình thích nghi

– VD1: Hình dạng và màu sắc tự vệ của sâu bọ:

     + Qua đột biến và biến dị tổ hợp đã ngẫu nhiên làm xuất hiện các gen quy định hình dạng, màu sắc tự vệ... ở sâu bọ

+ Nếu các tính trạng do các alen này quy định có lợi cho loài sâu bọ trước môi trường

thì số lượng cá thể trong quần thể sẽ tăng nhanh qua các thế hệ nhờ quá trình sinh sản.

 


VD2: Khả năng kháng thuốc penixilin của vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus.

- Khi penixilin được sử dụng lần đầu tiên thì đến năm 1941 vẫn chưa xuất hiện chủng kháng thuốc, đến năm 1944 thì mới chỉ xuất hiện một vài chủng có khả năng kháng thuốc. đến năm 1992 thì có 95% chủng vi khuẩn tụ cầu vàng có khả năng kháng penixilin và các thuốc khác tương tự.          

 + Giải thích: Khả năng kháng penixilin của vi khuẩn liên quan với những đột biến và những tổ hợp đột biến đã phát sinh ngẫu nhiên từ trước trong quần thể.

 Gen đột biến kháng thuốc nhanh chóng lan truyền trong quần thể vi khuẩn theo cơ chế biến nạp hay tải nạp bằng đường truyền theo hàng dọc (truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con qua sinh sản) hoặc truyền theo hàng ngang (truyền từ tế bào này sang tế bào khác)

=> Vi khuẩn có khả năng kháng thuốc nhanh vì:

    + hệ gen của mỗi tế bào chỉ có 1 phân tử ADN nên alen đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình

            + tốc độ sinh sản nhanh => số lượng vi khuẩn có gen kháng thuốc tăng nhanh

  + vi khuẩn nhận thêm gen kháng thuốc từ môi trường qua virut hoặc qua quá trình biến nạp.

   Một ví dụ khác của hiện tượng kháng thuốc:


* Qua các ví dụ trên ta rút ra được:

– Quá trình hình thành một đặc điểm thích nghi là do kết quả của đột biến và biến dị tổ hợp.

– Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào:

+ quá trình phát sinh, tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài

+ tốc độ sinh sản của loài

+ áp lực của CLTN

2. Thí nghiệm chứng minh vai trò của CLTN trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi.

a/ Thí nghiệm:

– Đối tượng thí nghiệm: Loài bướm sâu đo (Biston betularia) sống trên thân cây bạch dương.

 

TN 1: Thả 500 bướm đen vào rừng cây bạch dương trồng trong vùng không bị ô nhiễm (thân cây màu trắng). Sau một thời gian, người ta tiến hành bắt lại các con bướm ở vùng rừng này và nhận thấy hầu hết bướm bắt được đều là bướm trắng. Đồng thời khi nghiên cứu thành phần thức ăn trong dạ dày của các con chim bắt được ở vùng này, người ta thấy chim bắt được số bướm đen nhiều hơn so với bướm trắng.

TN 2: Ngược lại

=> Kết luận:

- Khi thành phố này chưa bị công nghiệp hóa, các rừng cây bạch dương chưa bị ô nhiễm nên thân cây màu trắng. Do đó, trên nền thân cây màu trắng bướm trắng là biến dị có lợi vì chim không

phát hiện ra, trong khi đó đột biến bướm đen biến dị có hại vì rất dễ bị chim phát hiện tiêu diệt

→ kết quả trong quần thể chủ yếu bướm trắng, số lượng bướm đen rất hiếm.

-   Khi rừng cây bị khói từ các nhà máy làm cho thân cây bị ám muội đen thì bướm trắng trở nên là biến dị bất lợi vì rất dễ bị chim phát hiện và tiêu diệt nên số lượng bướm trắng giảm dần, đột biến bướm đen lại là biến dị có lợi, chim khó phát hiện nên có nhiều khả năng tồn tại nên số lượng tăng lên.


    MT chưa ô nhiễm                                   MT ô nhiễm


b/ Vai trò của CLTN:

- CLTN đóng vai trò sàng lọc làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi đã tồn tại sẵn trong quần thể cũng như tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích lũy các alen tham gia quy định các đặc điểm thích nghi.

* Chú ý: CLTN không tạo ra đặc điểm thích nghi.

III – SỰ HỢP LÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI

- Mỗi 1 đặc điểm thích nghi chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh phù hợp vì:

+ Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của CLTN trong hoàn cảnh nhất định

+ Đặc điểm thích nghi của loài này có thể bị khống chế bởi những đặc điểm thích nghi của kẻ thù.

+ Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định, các đột biến và biến dị di truyền không ngừng phát sinh, CLTN không ngừng tác động vì thế, trong lịch sử tiến hóa,những sinh vật tiến hóa sau mang nhiều đặc điểm thích nghi hợp lí hơn những sinh vật xuất hiện trước.

- Hoàn cảnh sống luôn biến đổi theo thời gian nên đặc điểm thích nghi đó có thể có lợi trong môi trường (hoàn cảnh) này nhưng lại trở nên bất lợi trong môi trường (hoàn cảnh) khác.. Dạng cũ bị thay thế thành dạng mới thích nghi hơn. Quá trình đột biến không ngừng diễn ra, CLTN không ngừng tiếp diễn nên các sinh vật không ngừng hoàn thiện thích nghi.

– VD: loài rắn Thamnophis sirtalis có 2 loại:


B. BÀI TẬP MẪU

Câu 1: Các loài xuất hiện sau có đặc điểm hợp lí hơn các loài xuất hiện trước vì:

A. CLTN đã đào thải các dạng kém thích nghi, chỉ giữ lại các dạng thích nghi nhất.

B. Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, CLTN không ngừng phát huy tác dụng làm cho các đặc điểm thích nghi không ngừng được hoàn thiện.

C. Vốn gen đa hình giúp sinh vật dễ dàng thích nghi với điều kiện sống hơn.

D.  Các loài xuất hiện sau thường tiến hóa hơn.

Câu 1:Lời giải

Nguyên nhân làm cho các loài sau sau có đặc điểm hợp lí hơn các loài xuất hiện trước vì:

Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, CLTN không ngừng phát huy tác dụng làm cho các đặc điểm thích nghi không ngừng được hoàn thiện.

Đáp án B

Câu 2: Đối với vi khuẩn, tốc độ tiến hoá diễn ra một cách nhanh chóng vì

A.  vi khuẩn có ít gen nên tỷ lệ gen đột biến cao.

B.  vi khuẩn sinh sản nhanh và gen đột biến được biểu hiện ngay thành kiểu hình.

C.  vi khuẩn kích thước nhỏ, tốc độ trao đổi chất mạnh nên dễ chịu ảnh hưởng của môi trường.

D.  quần thể vi khuẩn có kích thước nhỏ nên dễ chịu sự tác động của các nhân tố tiến hoá.

Câu 2:Lời giải

Chọn lọc tự nhiên không tác động trực tiếp lên kiểu gen mà tác động trực tiếp lên kiểu hình nên chỉ khi những thay đổi hệ gen được biểu hiện ra kiểu hình mới chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. Vi khuẩn có hệ gen đơn bội nên đột biến được biểu hiện ngay, đồng thời sinh sản nhanh, thời gian thế hệ ngắn, áp lực chọn lọc cao => tốc độ tiến hóa nhanh

Đáp án B

Câu 3: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo sinh học hiện đại, đặc điểm thích nghi này được hình thành do

A. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.

B. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.

C. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.

D. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.

Câu 3:Lời giải

Theo quan niệm của sinh học hiện đại: trong quần thể sâu ăn lá có nhiều kiểu biến dị (các cá thể có nhiều màu sắc khác nhau ), nhưng chỉ các biến dị màu xanh lá cây ( giống với màu lá ) là đặc điểm có lợi được chọn lọc tự nhiên giữ lại .Đặc điểm này là được chọn lọc tự nhiên tích luỹ và chiếm ưu thế trong quần thể

=>Đáp án B

C chưa đúng vì biến dị cá thể là mức phản ứng của các tính trạng di truyền trong vòng đời sống của cá thể, có thể là đột biến hoặc thường biến. nhưng nó chưa đúng vì ở đây phải là sự biến đổi trong hệ gen của cá thể đó

C. BẢI TẬP TỰ LUYỆN

Câu Trong lịch sử tiến hóa, các loài xuất hiện sau có nhiều đặc điểm hợp lý hơn các loài xuất hiện trước vì:

A.  Vốn gen đa hình giúp sinh vật dễ dàng thích nghi với điều kiện sống hơn.

B.  Chọn lọc tự nhiên đã đào thải các dạng kém thích nghi, chỉ giữ lại những dạng thích nghi nhất.

C.  Các loài xuất hiện sau thường tiến hóa hơn.

D.  Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, CLTN không ngừng phát huy tác dụng làm cho các đặc điểm thích nghi không ngừng được hoàn thiện.

Câu 2 Người ta đã dùng một loại thuốc xịt muỗi mới để diệt muỗi. Việc xịt muỗi được lặp lại vài tháng một lần. Lần xịt đầu tiên đã diệt được gần như hết các con muỗi nhưng sau đó thì quần thể muỗi cứ tăng dần kích thước. Mỗi lần xịt sau đó chỉ diệt được rất ít muỗi.Đi ều nào sau đây giải thích đúng nhất về những điều đã xảy ra?

A.  Sau khi xịt muỗi, đột biến làm tăng tần số alen kháng thuốc trong quần thể.

B.  Việc xịt muỗi gây ra sự chọn lọc, từ đó làm tăng tần số alen kháng thuốc trong quần thể.

C.  loài muỗi mới có khả năng kháng thuốc đã di cư tới vùng đó thay thế cho loài đã bị diệt.

D.  thuốc diệt muỗi đã tác động tới ADN của muỗi để tạo nên muỗi có gen kháng thuốc.

Câu 3 Ở vùng đất liền ven biển, có 3 loài chim ăn hạt A, B và C, kích thước mỏ của chúng khác nhau vì thích nghi với các thức ăn khác nhau. Ở 3 hòn đảo gần bờ, mỗi hòn đảo chỉ có 1 trong 3 loại chim nói trên và kích thước mỏ của chúng lại khác với chính quần thể gốc ở đất liền. Cho các nhận định dưới đây về sự sai khác:

(1). Sự khác biệt về kích thước mỏ giữa các cá thể đang sinh sống ở hòn đảo chung so với các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo riêng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên theo các hướng khác nhau.

(2).Kích thước mỏ có sự thay đổi bởi áp lực chọn lọc tự nhiên dẫn đến giảm bớt sự cạnh tranh giữa 3 loài sẻ cùng sống ở hòn đảo chung.

(3). Sự phân li ổ sinh thái dinh dưỡng của 3 loài sẻ trên hòn đảo chung giúp chúng có thể chung sống với nhau.

(4). Kích thước khác nhau của các loại hạt mà 3 loài sẻ này sử dụng làm thức ăn ở hòn đảo chung là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi về kích thước mỏ của cả 3 loài sẻ.

Số nhận định chính xác là

A.1                                             B. 3                        C. 2                                  D. 4

Câu 4 Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuồi các sự kiện như sau:

1.Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n                       

2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n

3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n           

4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội

5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n       

6. Duy trì dạng tam bội thích nghi, sinh sản vô tính

A.5→ 1→4→ 6                 B. 4→ 3→ 1 →6

C. 3 → 1→4→6                D. 1 → 3 → 4→6

Câu 5 Tiến hành phép lai xa giữa hai loài thực vật họ hàng gần, bộ NST giống nhau về số lượng 

2n = 18. Thỉnh thoảng thu được những con lai hữu thụ. Giải thích nào sau đây là hợp lý trong trường hợp này?

A. Số lượng bộ NST của hai loài là giống nhau nên tổng hợp lại bộ NST chẵn, có thể

phân chia trong giảm phân bình thường và tạo giao tử bình thường.

B. Vì đây là hai loài họ hàng gần, cấu trúc của hầu hết NST có sự giống nhau nên hiện tượng tiếp hợp trao đổi đoạn vẫn có thể xảy ra và sự hình thành giao tử ở con lai xảy ra bình thường.

C. Trong quá trình lai xa, rối loạn giảm phân dẫn tới hình thành các giao tử lưỡng bội. Sự kết hợp của các giao tử này tạo thành dạng song nhị bội có khả năng sinh sản bình thường.

D. Cấu trúc và số lượng NST giống nhau sẽ dẫn đến khả năng giảm phân bình thường và sinh giao tử hữu thụ.


Câu 6 Phát biểu nào nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là đúng nhất ?

A. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính tạo ra các alen thích nghi cho quần thể.

B. Ở các quần thể sinh vật có khả năng phát tán mạnh, cách li địa lí luôn dẫn đến cách li sinh sản.

C.   Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

D.  Cách ly địa lý là điều kiện cần duy nhất cho việc hình thành loài mới ở thực vật.

Câu 7 Khi dùng một loại thuốc trừ sâu mới, dù với liều lượng cao cũng không hi vọng tiêu diệt toàn bộ số sáu bọ cùng một lúc. Điều này có thể giải thích dựa vào lý do nào sau đây?

A.  Tính đa hình về kiểu gen của quần thể giao phối.

B.  Khả năng thích nghi của sâu hại khi môi trường sống thay đổi.

C.  Khả năng thích ứng trực tiếp bằng các đột biến mới xuất hiện.

D.  Bản thân chúng có khả năng thích ứng với sự thay đổi của điều kiện môi trường

Câu 8 Cho các thông tin sau:

(1) Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit.

(2)  Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn.

(3)  Ở vùng nhân của vi khuẩn chỉ có một phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều biểu hiện ngay ở kiểu hình.

(4) Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng.

Những thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội là:

A. (2), (3).                         B. (2), (4).                   C. (1), (4).                   D. (3), (4).

Câu 9. Thời gian đầu, người ta dùng một loại hóa chất thì diệt được trên 90% sâu tơ hại bắp cải, nhưng sau nhiều lần phun thì hiệu quả diệt sâu của thuốc giảm hẳn. Hiện tượng trên có thể được giải thích như sau.

1. Khi tiếp xúc với hóa chất, sâu tơ đã xuất hiện alen kháng thuốc

2. Trong quần thể sâu tơ đã tồn tại những cá thể mang kiểu gen kháng thuốc.

3. Khả năng kháng thuốc càng ngày càng hoàn thiện do CLTN tích lũy alen kháng thuốc ngày càng nhiều.

4. Sâu tơ có tốc độ sinh sản nhanh nên thuốc trừ sâu không diệt hết được

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 1, 2                                B. 1, 3                                C. 2, 3                                D. 1, 4

Câu 10 DDT đã diệt được giống rận truyền bệnh sốt vàng ở Italia năm 1944, nhưng chỉ 4 năm sau đó nó không còn khả năng dập tắt dịch sốt do giống rận này gây ra. Đến năm 1954 ở Triều Tiên, giống rận này không những không bị tiêu diệt bởi DDT mà còn tỏ ra có sức sinh trưởng cao hơn trong môi trường được xử lý DDT, đến năm 1975 DDT đã hoàn toàn mất hiệu lực đối với giống rận đó trên toàn cầu. Lý do giải thích hợp lý nhất là.

A.   Khi tiếp xúc với DDT các loài này đã tiếp thu đặc tính chống DDT và đặc tính này được tăng cường qua các thế hệ cho đến khi trở nên hoàn toàn kháng thuốc. 

B.   Sau nhiều lần xử lý DDT hầu hết các loài côn trùng đều có khả năng tránh được sự tiếp xúc trực tiếp của loại thuốc này lên cơ thể do vậy mà tránh được sự diệt vong.

C.   Trong quần thể loài rận này đã có sẵn những biến dị có khả năng kháng DDT, khi bị xử lý các cá thể không mang gen kháng thuốc bị tiêu diệt trong khi đó những cá thể mang gen kháng thuốc thì tồn tại và truyền lại đặc tính này cho thế hệ sau thông qua sinh sản.

D.   Sự biến đổi của môi trường thể hiện ở việc xuất hiện DDT do con người xử lý làm cho toàn bộ các cá thể rận có sự biến đổi cơ thể theo hướng lớp vỏ kitin dày lên tránh sự xâm nhập của thuốc DDT vào trong cơ thể

Câu 11 Cho các phát biểu dưới đây về hiện tượng đa hình cân bằng di truyền trong quần thể.

(1)  Không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác.

(2)  Có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác.

(3)  Có sự ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hoặc một nhóm gen.

(4)  Các thể dị hợp thường tỏ ra có ưu thế so với thể đồng hợp tương ứng về sức sống, khả năng sinh sản, khả năng phản ứng thích nghi trước ngoại cảnh.

Những cơ sở nào dẫn đến trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể?

A. 1,2,4.                             B. 1,2,3.                             C. 2,3,4.                             D. 1,3,4.

Câu 12. Khi nói về quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật, khẳng định nào sau đây là không chính xác?

A.   Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật có tốc độ phụ thuộc vào khả năng sinh sản, khả năng phát sinh và tích lũy các biến dị của loài cùng với nó là áp lực chọn lọc. 

B.   Khả năng thích nghi của sinh vật với môi trường không phải là hoàn hảo. Để có được một đặc điểm thích nghi nào đó thì sinh vật phải trả giá ở các mức độ khác nhau.

C.   Cùng với sự phân hóa về môi trường sống, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò như một nhân tố tạo ra những kiểu gen thích nghi với môi trường

D.   Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính chất tương đối vì trong môi trường này thì nó có thể là thích nghi nhưng trong môi trường khác nó có thể là đặc điểm bất lợi.

Câu 13 Sự hình thành một đặc điểm thích nghi ở sinh vật liên quan với gen như thế nào?

A. Không chỉ liên quan đến một alen nào đó mà còn là kết quả của sự kiên định một tổ hợp gen thích nghi.

B.  Chỉ liên quan với một alen lặn trong số các locus của loài.

C.  Chỉ liên quan với sự kiên định một tổ hợp gen thích nghi.

D.  Chỉ liên quan với một alen trội chi phối các kiểu hình thích nghi với môi trường sống.

Câu 14 Tốc độ tiến hóa của vi khuẩn nhanh hơn so với các loài động vật, thực vật là do.

(1)   Hệ gen đơn bội

(2)   Thích nghi tốt hơn

(3)   Tốc độ sinh sản nhanh

(4)   Gen đột biến biểu hiện thành kiểu hình ngay.

(5)   Ở Vi khuẩn, CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen mà không tác động lên kiểu hình.

Số nhận định đúng là.

A. 3                                    B. 2                                    C. 1                                    D. 4

Câu 15 Học thuyết tiến hóa hiện đại bên cạnh việc chứng minh quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của các sinh vật cũng đưa ra các dẫn chứng chứng tỏ các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối. Chẳng hạn

(1). Mỗi đặc điểm thích nghi chỉ được chọn lọc trên những quần thể nhất định chứ không phải trên tất cả các quần thể của loài.

(2). Đặc điểm thích nghi là sản phẩm của quá trình chọn lọc tự nhiên trong một môi trường nhất  định.

(3). Các sinh vật xuất hiện sau luôn thích nghi hơn các sinh vật xuất hiện trước đó.

(4). Khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi, đặc điểm thích nghi có thể chuyển từ có lợi sang có                  hại đối với bản thân sinh vật mang nó.

Trong đó những dẫn chứng đúng gồm

A. (2) và (3)                       B. (2) và (4)                       C. (1) và (4)                       D. (1) và (3)

ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

B

C

A

C

C

A

A

C

C

11

12

13

14

15

 

 

 

 

 

D

C

A

A

B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 








Bài viết gợi ý: