BÀI 8: QUANH HỢP Ở THỰC VẬT

 

A.LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM:

  I. Khái quát về quang hợp ở thực vật:

    1.Quang hợp :

-Là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhidratgiải phóng ôxi từ khí cacbonic và nước.

- Phương trình tổng quát của quang hợp( ASMT: Ánh sáng mặt trời):

2.Vai trò của quang hợp:

- Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật, là nguyên liệu cho công nghiệp và thuốc chữa bệnh cho con người

- Cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động sống của sinh giới.

- Điều hoà không khí: giải phóng oxihấp thụ CO2 (góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính)

    Truyền dịch đường (glucozo: sản phẩm của quang hợp)

II. Lá là cơ quan quang hợp:

1.Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp:

-  Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng.

-  Trong lớp biểu bì của mặt lá có chứa tế bào khí khổng để khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.

- Hệ gân lá có mạch dẫn (gồm mạch gỗ và mạch rây), xuất phát từ bó mạch ở cuống lá đến tận từng tế bào nhu mô của lá giúp cho nước và ion khoáng đến được từng tế bào để thực hiện quang hợpvận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.

-  Trong lá có nhiều hạt màu lục gọi là lục lạp.

-Cấu tạo của lá cây:

2.Lục lạp là bào quan quang hợp:

- Lục lạp có màng kép, bên trong là 1 khối cơ chất không màu gọi là chất nền (stroma), có các hạt grana nằm rãi rác.

- Dưới kính hiển vi điện tử 1 hạt grana có dạng các túi dẹt xếp chồng lên nhau gọi là tilacoit (chứa diệp lục, carotenoit, enzim)

- Cấu tạo của lục lạp :

- Từ hình bên ta thấy, lục lạp có 2 màng : ngoài và trong. Màng trong chứa các cấu trúc tạo nên chức năng. Cơ chất chứa enzim, các hạt grana xếp chồng lên nhau gọi là tilacoit( chứa diệp lục, carotenoit, enzim)

 

 

 

3.Hệ sắc tố quang hợp:

- Lục lạp chứa hệ sắc tố quang hợp gồm diệp lục (a và b) và carotenoit (caroten và xantophyl) phân bố trong màng tilacoit.

- Các sắc tố này hấp thụtruyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng. Tại đó năng lượng ánh sáng được chuyển hoá thành năng lượng hoá học trong ATP và NADPH.

 

B. BÀI TẬP TỰ LUYỆN:

Câu 1:  Lá cây có màu xanh lục vì

A. diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

B. diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

C. nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

D. các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.

Câu 2:   Các tilacôit không chứa

A. các sắc tố.

B. các trung tâm phản ứng.

C. các chất truyền electron.

D. enzim cacbôxi hóa.

Câu 3:  Sắc tố tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành ATP, NADPH trong quang hợp là

A. diệp lục a.

B. diệp lục b.

C. diệp lục a, b.

D. diệp lục a, b và carôtenôit.

Câu 4: Trong các phát biểu sau :

(1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.

(2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học.

(3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.

(4) Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển.

(5) Điều hòa không khí.

Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp ?

A. 2.

B. 3.       

C. 4.        

D. 5.

Câu 5: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ?

A. Tích lũy năng lượng.

B. Tạo chất hữu cơ.

C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.

D. Điều hòa không khí.

 

 

 

BẢNG ĐÁP ÁN

Câu 1 D

Câu 2 D

Câu 3 A

Câu 4 C

Câu 5 C

 

                        LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án D

Do diệp lục không hấp thụ các tia sáng màu xanh lục nên tia sáng đó phản chiếu lại vào mắt ta cho thấy lá màu xanh lục

Câu 2: Đáp án D

Dùng phương pháp loại trừ ta chọn được câu D

Câu 3: Đáp án A

Chỉ có diệp lục a ở trung tâm phản ứng là tha, gia chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học trong ATP và NADPH

Câu 4: Đáp án là C, các ý: (1), (2), (3) và (5)

Vai trò của quang hợp:

- Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật, là nguyên liệu cho công nghiệp và thuốc chữa bệnh cho con người

- Cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động sống của sinh giới.

- Điều hoà không khí: giải phóng oxi và hấp thụ CO2 (góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính)

 

Câu 5: Đáp án C

Quang hợp không cân bằng nhiệt độ môi trường nó chỉ có tác dụng điều hòa không khí.

 

C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN:

   1. Ý nào sau đây không đúng với tính chất của chất diệp lục

A. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và cuối của ánh sáng nhìn thấy

B. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác

C. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang

D. Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp

2. Sắc tố nào tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng mặt trời thành ATP, NADPH trong quang hợp?

A. Diệp lục

B. Diệp lục b

C. Diệp lục a. b

D. Diệp lục a, b và carôtenôit.

3. Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?

A .Có cuống lá.                              

B. Có diện tích bề mặt lớn.

C. Phiến lá mỏng.                         

D. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới.

4. Cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp:

A. màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng

B. xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp

C. chất nềnstrôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp

D. cả 4 phương án trên

5. Vì sao lá có màu lục?

A. Do lá chứa diệp lục                           

B. Do lá chứa sắc tố  carôtennôit

C. Do lá chứa sắc tố màu xanh tím        

D. Do lá chứa sắc tố màu xanh tím

6. Diệp lục có màu lục vì:

A. sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu lục      

B.sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu lục

C. sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu xanh tím

D. sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu xanh tím

7. Nguyên tố ni tơ có trong thành phần của:

A. Prôteein và Axitnulêic          

B. Lipit                 

C. Saccarit              

D. Phốt        

8. Cây hấp thụ nitơ ở dạng:

A. N2+, NO-3

B.  N2+, NH3+

C. NH+4, NO-3

D. NH4-, NO+3

9. Vai trò sinh lí của ni tơ gồm :

A. vai tró cấu trúc, vai trò điều tiết.                       

B. vai trò cấu trúc

C. vai trò điều tiết                                          

D. tất cả đều sai

10. Quá trình khử nitơrát là:

A. quá trình chuyển hóa NO3-  thành NH4+           

B. quá trình chuyển hóa NO3-  thành NO2-

C. quá trình chuyển hóa  NH4+ thành NO2-

D. quá trình chuyển hóa  NO2-  thành NO3-

11. Quá trình đồng hóa NH4+ trong mô thực vật gồm mấy con đường?

A. Gồm 2 con đường – A min hóa, chuyển vị A min

B. Gồm 3 con đường – A min hóa, chuyển vị A min, hình thành A mít

C. Gồm 1 con đường – A min hóa

D. tất cả đều sai

12.Nguồn cung cấp ni tơ tự nhiên cho cây là:

A. Ni tơ trong không khí                

B. Ni tơ trong đất

C. Ni tơ trong nước                

D. Cả A và B

14. Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố đại lượng

A. C, O, Mn, Cl, K, S, Fe.                      

B. Zn, Cl, B, K, Cu, S.

C.  C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.                    

D. C, H, O, K, Zn, Cu, Fe.

  15. Khi lá cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion nào sau đây lá cây sẽ xanh lại?

A. Mg 2+                            

B. Ca 2+                

C. Fe 3+           

D. Na +

  17. Vai trò của nguyên tố Fe trong cơ thể thực vật?

A. Hoạt hóa nhiều E, tổng hợp dịêp lục.      

B.Cần cho sự trao đổi nitơ, hoạt hóa E.

C.Thành phần của Xitôcrôm.                          

D. A và C

  18. Vai trò của nguyên tố Phốt pho trong cơ thể thực vật?

A. Là thành phần của Axit nuclêic, ATP              

B. Hoạt hóa En zim.

C.Là thành phần của màng tế bào.        

D. Là thành phần củc chất diệp lụcXitôcrôm

  19. Vai trò của nguyên tố clo trong cơ thể thực vật?

A.Cần cho sự trao đổi Ni tơ                                       

B. Quang phân li nước, cân bằng ion

C. Liên quan đến sự hoạt động của mô phân sinh     

D. Mở khí khổng

 20.  Cây hấp thụ Can xi  ở dạng:

A. CaSO4

B. Ca(OH)2

C. Ca2+

D. CaCO3

BẢNG ĐÁP ÁN
1D 2A 3B 4D 5A 6B 7A 8C 9A 10A
11B 12D 13 14C 15A 16 17D 18A 19B 20C

 

Bài viết gợi ý: