Lý thuyết Sinh10 - Loga.vn: Bài 31:

Virut Gây Bệnh Ứng Dụng Của Virut Trong Thực Tiễn

I. Các Virut Kí Sinh Ở Vi Sinh Vật, Thực Vật Và Côn Trùng

 1. Virut kí sinh ở vi sinh vật (Phagơ)

          - Hiện biết khoảng 3000 loại virut, kí sinh ở hầu hết vi sinh vật nhân sơ (vi khuẩn, xạ khuẩn) hoặc sinh vật nhân thực (nấm men, nấm sợi (virut kí sinh ở nấm còn gọi là Mycovirus)).

          - Phagơ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp vi sinh vật như sản xuất thuốc kháng sinh, mì chính, thuốc trừ sâu sinh học…

Hình 1. Virut kí sinh ở vi sinh vật (phagơ).

 2. Virut kí sinh ở thực vật

          - Có khoảng 1000 loài. Đa số các virut có bộ gen là ARN mạch đơn.

 

Hình 2. Virut kí sinh ở thực vật.

          - Quá trình xâm nhập của virut vào thực vật:

           + Virut không tự xâm nhập được vào tế bào thực vật.

           + Đa số virut xâm nhập vào tế bào thực vật nhờ côn trùng.

           + Một số virut xâm nhập qua vết xây sát, qua hạt phấn hoặc phấn hoa, giun ăn rễ hoặc nấm kí sinh.

          - Đặc điểm cây bị nhiễm virut:

           + Sau khi nhân lên trong tế bào, virut lan sang các tế bào khác qua cầu sinh chất.

           + Lá cây bị đốm vàng, đốm nâu, sọc hay vằn, lá xoăn, héo, vàng và rụng.

           + Thân bị lùn hoặc còi cọc.

          - Cách phòng bệnh do vi sinh vật:

           + Chọn giống cây sạch bệnh

           + Vệ sinh đồng ruộng.

           + Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.

 3. Virut kí sinh ở côn trùng

          Virut kí sinh và gây bệnh cho côn trùng, khi đó côn trùng là vật chủ:

          - Virut tồn tại trong côn trùng trước và sau khi gây nhiễm vào cơ thể khác, khi đó côn trùng là ổ chứa. Có loại virut chỉ kí sinh ở côn trùng, nhưng có loại lại vừa kí sinh ở côn trùng vừa kí sinh ở động vật có xương sống.

          - Tùy loại virut mà chúng có thể ở dạng trần hoặc nằm trong bọc prôtêin đặc biệt dạng tinh thể gọi là thể bọc.

          - Khi côn trùng ăn lá cây chứa virut, chất kiềm trong ruột côn trùng phân giải thể bọc, giải phóng virut. Chúng xâm nhập vào tế bào ruột giữa hoặc theo dịch bạch huyết lan ra khắp cơ thể.

          - Ví dụ: Virut Zika và biểu hiện bệnh.

Hình 3. Virut Zika và dấu hiệu của bệnh.

          - Biện pháp khắc phục: Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh….

II. Ứng Dụng Của Virut Trong Thực Tiễn

          Virut ngày càng trở thành công cụ không thể thiếu trong nghiên cứu sinh học cơ bản, trong sản xuất các chế phẩm y học và nông nghiệp.

 1. Trong sản xuất các chế phẩm sinh học

          - Ứng dụng: Sản xuất Intefêron, thuốc kháng sinh, vaccine…

          - Cơ sở khoa học:

           + Phagơ có chứa đoạn gen không quan trọng có thể cắt bỏ mà không liên quan đến quá trình nhân lên của chúng.

           + Cắt bỏ gen của phagơ thay bằng gen mong muốn.

           + Dùng phagơ làm vật chuyển gen.

          - Quy trình sản xuất Intefêron (IFN):

Hình 4. Quy trình sản xuất Intefêron.

 2. Trong nông nghiệp: Thuốc trừ sâu từ virut

          - Sản xuất thuốc trừ sâu từ virut.

          - Sự lây nhiễm của virut vào côn trùng:

           + Ví dụ: Virus NPV

Hình 5. Sự lây nhiễm của NPV vào côn trùng.

          - Tính ưu việt của thuốc trừ sâu từ virut:

           + Thuốc trừ sâu từ virut có tính đặc hiệu cao, không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích.

           + Dễ sản xuất, hiệu quả trừ sâu cao, giá thành hạ.

Bài Tập Lý Thuyết

 A. Mức độ thông hiểu

Câu 1: Đối với thực vật, virut xâm nhập vào tế bào thông qua:

A. Hấp phụ trên bề mặt.

B. Hạt giống, củ, cành chiết.

C. Vết tiêm chích của côn trùng hoặc vết xước.

D. Cả B và C.

 * Hướng dẫn giải:

 - Đối với thực vật, virut xâm nhập vào tế bào thông qua hạt giống, củ, cành chiết và vết tiêm chích của côn trùng hoặc vết xước.

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 2: Virut sau khi nhân lên trong tế bào thực vật sẽ lan sang các tế bào khác thông qua:

A. Các khoảng gian bào.

B. Màng lưới nội chất.

C. Cầu sinh chất.

D. Hệ mạch dẫn.

 * Hướng dẫn giải:

 - Virut sau khi nhân lên trong tế bào thực vật sẽ lan sang các tế bào khác thông qua cầu sinh chất.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 3: Virut thường không thể trực tiếp xâm nhập tế bào thực vật vì:

A. Thành tế bào thực vật rất bền vững.

B. Không có thụ thể thích hợp.

C. Kích thước lỗ màng nhỏ.

D. Cả A và C.

 * Hướng dẫn giải:

 - Virut thường không thể trực tiếp xâm nhập tế bào thực vật vì thành tế bào thực vật rất bền vững.

 Nên ta chọn đáp án A.

Câu 4: Virut gây hại cho cơ thể vật chủ vì chúng:

A. Sống kí sinh trong tế bào vật chủ.

B. Sử dụng nguyên liệu của tế bào vật chủ.

C. Phá huỷ tế bào vật chủ.

D. Cả A, B và C.

 * Hướng dẫn giải:

 - Vì:

          + Sống kí sinh trong tế bào vật chủ.

          + Sử dụng nguyên liệu của tế bào vật chủ.

          + Phá huỷ tế bào vật chủ.

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 5: Công nghệ sinh học đã sản xuất prôtêin dựa vào sự sinh trưởng của vi sinh vật theo:

A. Cấp số nhân.

B. Cấp số cộng.

C. Cấp số mũ.

D. Hàm log.

 * Hướng dẫn giải:

 - Công nghệ sinh học đã sản xuất prôtêin dựa vào sự sinh trưởng của vi sinh vật theo cấp số mũ.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 6: Phagơ là tên gọi khác của những virut kí sinh trên:

A. Vi sinh vật.

B. Côn trùng.

C. Thực vật.

D. Nấm.

 * Hướng dẫn giải:

 - Phagơ là tên gọi khác của những virut kí sinh trên vi sinh vật.

 Nên ta chọn đáp án A.

Câu 7: Trong trồng trọt, để phòng ngừa virut gây bệnh lây nhiễm vào thực vật, chúng ta cần phải lưu ý điều gì?

A. Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.

B. Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng.

C. Tất cả các phương án đưa ra.

D. Chọn giống cây sạch bệnh.

 * Hướng dẫn giải:

 - Trong trồng trọt, để phòng ngừa virut gây bệnh lây nhiễm vào thực vật, chúng ta cần phải lưu ý tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh, thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, chọn giống cây sạch bênh…

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 8: Chọn từ/cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Khi côn trùng ăn lá cây chứa virut, ... trong ruột côn trùng sẽ phân giải thể bọc và giải phóng chúng”.

A. Các enzim tiêu hóa.

B. Axit.

C. Chất kiềm.

D. Dịch nhầy.

 * Hướng dẫn giải:

 - Khi côn trùng ăn lá cây chứa virut, chất kiềm rong ruột côn trùng sẽ phân giải thể bọc và giải phóng chúng.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 9: Trong sản xuất các chế phẩm sinh học, loại tế bào nhận nào được sử dụng phổ biến nhất?

A. Nấm mốc.

B. Nấm men.

C. Vi khuẩn E.coli.

D. Vi khuẩn lactic.

 * Hướng dẫn giải:

 - Trong sản xuất các chế phẩm sinh học, vi khuẩn E.coli được sử dụng phổ biến nhất.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 10: Trước đây, khi công nghệ gen chưa phát triển, Intefêron được sản xuất như thế nào?

A. Lọc từ dịch tiêu hóa của ngựa.

B. Chiết xuất từ bạch cầu người.

C. Chiết xuất từ tụy người.

D. Lọc từ tuyến nước bọt của ngựa.

 * Hướng dẫn giải:

 - Trước đây, khi công nghệ gen chưa phát triển, Intefêron được sản xuất chiết xuất từ bạch cầu người.

 Nên ta chọn đáp án B.

 B. Bài tập tự luyện

Câu 1: Dưới đây là các bước trong quy trình sản xuất intefêron nhờ ứng dụng virut, em hãy sắp xếp chúng theo trình tự từ sớm đến muộn.

1. Nhiễm phagơ tái tổ hợp vào E.coli.

2. Tách gen IFN trong tế bào người nhờ enzim cắt.

3. Nuôi E.coli nhiễm phagơ tái tổ hợp trong nồi lên men tách chiết IFN.

4. Gắn gen IFN vào ADN của phagơ.

A. 2 - 4 - 1 – 3.

B. 1 - 4 - 2 – 3.

C. 3 - 1 - 4 – 2.

D. 2 - 4 - 3 – 1.

Câu 2: Ý nào dưới đây không phải là một trong những ưu điểm của thuốc trừ sâu từ virut?

A. Không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích.

B. Phân giải rất nhanh trong điều kiện thường.

C. Có tính đặc hiệu cao.

D. Dễ sản xuất.

Câu 3: Hoạt động của đối tượng nào dưới đây là nguyên nhân gây tổn thất nặng nề cho ngành công nghiệp vi sinh vật?

A. Virut kí sinh trên côn trùng.

B. Vi nấm.

C. Vi khuẩn.

D. Phagơ.

Câu 4: Hiện con người đã biết khoảng bao nhiêu loại phagơ?

A. 500 Loại.

B. 1000 Loại.

C. 3000 Loại.

D. 2000 Loại.

Câu 5: Bộ gen của hầu hết virut kí sinh ở thực vật là:

A. ARN mạch đơn.

B. Hai sợi ARN.

C. ADN xoắn kép.

D. Plasmit.

Câu 6: Nhiều loại virut gây bệnh cho người và động vật đã được nghiên cứu để sản ….. để phòng chống bệnh có hiệu quả. Điền vào chỗ trống từ hoặc cụm từ dưới đây để câu trên hoàn chỉnh:

A. Intefêron.

B. Thực bào.

C. Kháng thể.

D. Vaccnie.

Câu 7: Phagơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp vi sinh vật như sản xuất mì chính, kháng sinh, thuốc trừ sâu sinh học… Muốn tránh các thiệt hại trên do phagơ gây ra cần làm những việc nào sau đây:

A. Bảo đảm vô trùng trong quá trình sản xuất.

B. Bảo đảm giống vi sinh vật sạch virut.

C. Tuyển chọn vi sinh vật kháng virut.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 8: Virut không có khả năng xâm nhập tế bào thực vật (vì có thành xnelulôzơ bền vững) chúng chỉ xâm nhập vào tế bào thực vật khi có vật chủ trung gian truyền bệnh. Vậy để phòng tránh virut gây hại cho thực vật cần làm những việc nào sau đây:

A. Chọn giống cây sạch virut.

B. Luân canh cây trồng.

C. Vệ sinh đồng ruộng.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 9: Khi bị nhiễm virut, cây thường có biểu hiện nào:

A. Lá bị đốm vàng, đốm nâu, sọc.

B. Lá bị xoăn hay héo, bị vàng và rụng.

C. Tùy thuộc vào loại virut mà có một hay hai biểu hiện trên.Thân lùn hay bị còi cọc.

D. Thân lùn hay bị còi cọc.

Câu 10: Đối tượng nào sau đây là vật chủ trung gian truyền bệnh virut:

A. Thực vật.

B. Côn trùng.

C. Động vật có vú.

D. Người.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

D

C

A

D

D

D

C

B

Bài viết gợi ý: