Lý thuyết Sinh10 - Loga.vn: Bài 22:

Phần Ba. Sinh Học Vi Sinh Vật

        Chương I. Chuyển Hóa Vật Chất Và Năng Lượng Ở Vi Sinh Vật

Dinh Dưỡng, Chuyển hóa Vật Chất Và Năng Lượng Ở Vi Sinh Vật

I. Khái Niệm Vi Sinh Vật

          - Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ bé (quan sát bằng kính hiển vi), có cấu tạo là các đơn bào sinh vật nhân sơ hay nhân thực, một số là tập hợp đơn bào.

          - Đặc điểm:

           + Cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào.

           + Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh.

           + Sinh trưởng và sinh sản rất nhanh.

           + Phân bố rộng.

Hình 1. Một số đại diện vi sinh vật.

II. Môi Trường Và Các Kiểu Dinh Dưỡng

 1. Các loại môi trường cơ bản

          - Môi trường tự nhiên: Vi sinh vật có ở khắp nơi, trong môi trường có điều kiện sinh thái đa dạng.

          - Môi trường phòng thí nghiệm:

           + Môi trường tự nhiên: Dùng các chất tự nhiên.

           + Môi trường tổng hợp: Gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng.

           + Môi trường bán tổng hợp: Gồm chất tự nhiên và chất hóa học.

Hình 2. Các loại môi trường phòng thí nghiệm.

 2. Các kiểu dinh dưỡng

          Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật về nguồn năng lượng và nguồn cacbon, người ta chia các hình thức dinh dưỡng thành 4 kiểu:

Kiểu Dinh Dưỡng

Nguồn Năng Lượng

Nguồn Cacbon Chủ Yếu

Ví Dụ

 

Quang tự dưỡng

 

Ánh sáng

 

CO2

Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tím và màu lục.

 

Hóa tụ dưỡng

 

Chất vô cơ

 

CO2

Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn ôxi hóa hiđrô, ôxi hóa lưu huỳnh.

 

Quang dị dưỡng

 

Ánh sáng

 

Chất hữu cơ

Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tím.

 

Hóa dị dưỡng

 

Chất hữu cơ

 

Chất hữu cơ

Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp.

Bảng đặc điểm các kiểu dinh dưỡng.

III. Hô Hấp Và Lên Men

          - Khi môi trường có O2: vi sinh vật tiến hành hô hấp hiếu khí.

          - Khi môi trường không có O2: vi sinh vật tiến hành lên men hoặc hô hấp kị khí.

 1. Hô hấp

          - Hô hấp hiếu khí:

           + Hô hấp hiếu khí là quá trình ôxi hóa các phân tử hữu cơ mà chất nhận electron cuối cùng là ôxi phân tử tạo sản phẩm là 36 (hay 38) ATP, CO2 và H2O.

C6H12O6 + 6 CO2 → 6 CO2 + 6 H2O + 36 (hay 38) ATP.

Hình 3. Quá trình hô hấp hiếu khí.

           + Nơi xảy ra:

            . Ở sinh vật nhân sơ: Diễn ra trên màng sinh chất.

            . Ở sinh vật nhân thực: Diễn ra ở màng trong ti thể.

          - Hô hấp không hoàn toàn: Xảy ra khi môi trường thiếu một số nguyên tố vi lượng làm rối loạn trao đổi chất ở giai đoạn kế tiếp với chu trình Crep thu được những sản phẩm ngoài mong đợi…

          - Hô hấp kị khí:

Hình 4. Quá trình hô hấp kị khí.

           + Hô hấp kị khí là quá trình phân giải cacbohiđrat để thu năng lượng cho tế bào, chất nhận electrôn cuối cùng là một phân tử vô cơ không phải là ôxi.

           + Ví dụ: Chất nhận electrôn cuối cùng trong hô hấp nitrat là NO3-, vi khuẩn phản nitrat hóa.

           + Trong hô hấp sunphat là SO42-. Ví dụ vi khuẩn phản sunphat hóa.

 2. Lên men

          - Lên men là quá trình chuyển hóa kị khí diễn ra trên tế bào chất, chất cho và chất nhận electron là những phân tử hữu cơ.

          - Ví dụ: Lên men rượu, lên men lactic…

Hình 5. Sơ đồ lên men rượu.

Bài Tập Lý Thuyết

 A. Mức độ thông hiểu

Câu 1: Các vi sinh vật có hình thức quang tự dưỡng là:

A. Tảo, các vi khuẩn chứa diệp lục.

B. Nấm và tất cả vi khuẩn.

C. Vi khuẩn lưu huỳnh.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 * Hướng dẫn giải:

 - Các vi sinh vật có hình thức quang tự dưỡng là tảo, các vi khuẩn chứa diệp lục.

 Nên ta chọn đáp án A.

Câu 2: Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon CO2 được gọi là:

A. Quang dị dưỡng.

B. Hoá dị dưỡng.

C. Quang tự dưỡng.

D. Hoá tự dưỡng.

 * Hướng dẫn giải:

 - Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon CO2 được gọi là hóa tự dưỡng.

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 3: Quá trình ôxi hoá các chất hữu cơ mà chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi phân tử, được gọi là:

A. Lên men.

B. Hô hấp hiếu khí.

C. Hô hấp.

D. Hô hấp kị khí.

 * Hướng dẫn giải:

 - Quá trình ôxi hoá các chất hữu cơ mà chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi phân tử, được gọi là hô hấp hiếu khí.

 Nên ta chọn đáp án B.

Câu 4: Quá trình phân giải chất hữu cơ mà chính những phân tửu hữu cơ đó vừa là chất cho vừa là chất nhận điện tử, không có sự tham gia của chất nhận điện tử từ bên ngoài được gọi là:

A. Hô hấp hiếu khí.

B. Đồng hoá.

C. Hô hấp kị khí.

D. Lên men.

 * Hướng dẫn giải:

 - Quá trình phân giải chất hữu cơ mà chính những phân tửu hữu cơ đó vừa là chất cho vừa là chất nhận điện tử, không có sự tham gia của chất nhận điện tử từ bên ngoài được gọi là lên men.

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 5: Giống nhau giữa hô hấp và lên men là:

A. Đều là sự phân giải chất hữu cơ.

B. Đều xảy ra trong môi trường có nhiều ôxi.

C. Đều xảy ra trong môi trường có ít ôxi.

D. Đều xảy ra trong môi trường không có ôxi.

 * Hướng dẫn giải:

 - Giống nhau giữa hô hấp và lên men đều là sự phân giải chất hữu cơ.

 Nên ta chọn đáp án A.

Câu 6: Căn cứ vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu, người ta phân chia các hình thức dinh dưỡng ở vi sinh vật thành mấy kiểu:

A. 3 Kiểu.

B. 4 Kiểu.

C. 2 Kiểu.

D. 5 Kiểu.

 * Hướng dẫn giải:

 - Căn cứ vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu, người ta phân chia các hình thức dinh dưỡng ở vi sinh vật thành 4 kiểu: Quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng, quang dị dưỡng và hóa dị dưỡng.

 Nên ta chọn đáp án B.

Câu 7: Vi sinh vật nào dưới đây không sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng:

A. Trùng roi xanh.

B. Vi khuẩn lactic.

C. Tảo đỏ.

D. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục.

 * Hướng dẫn giải:

 - Vi khuẩn lactic không sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng vì vi khuẩn lactic hô hấp trong môi trường kị khí không tiếp xúc ánh sáng. 

 Nên ta chọn đáp án B.

Câu 8: Dựa vào kiểu dinh dưỡng đặc trưng, em hãy cho biết vi sinh vật nào dưới đây không cùng nhóm với những vi sinh vật còn lại:

A. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục.

B. Vi khuẩn lam.

C. Tảo cát.

D. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía.

 * Hướng dẫn giải:

 - Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục thuộc nhóm quang dị dưỡng.

 Nên ta chọn đáp án A.

Câu 9: Nhóm nào dưới đây gồm hai đại diện có cùng kiểu dinh dưỡng:

A. Trùng biến hình và vi khuẩn nitrat hóa.

B. Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục và tảo vàng ánh.

C. Vi khuẩn ôxi hóa lưu huỳnh và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía.

D. Nấm men rượu và vi khuẩn lam.

 * Hướng dẫn giải:

 - Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục và tảo vàng ánh là hai đại diện có cùng kiểu dinh dưỡng.

 Nên ta chọn đáp án B.

Câu 10: Khi nói về quá trình phân giải, nhận định nào dưới đây là đúng:

A. Làm cho tế bào giảm sinh khối và kích thướ.

B. Luôn kèm theo quá trình tích lũy năng lượn.

C. Xảy ra bên trong các vi sinh vật đơn bào.

D. Xảy ra hiện tượng liên kết các phân tử tạo ra các hợp chất phức tạp.

 * Hướng dẫn giải:

 - Quá trình phân giải làm cho tế bào giảm sinh khối và kích thước.

 Nên ta chọn đáp án A.

 B. Bài tập tự luyện

Câu 1: Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Hô hấp thực chất là một hình thức ... các hợp chất cacbohiđrat:

A. Hóa dị dưỡng.

B. Quang dị dưỡng.

C. Hóa tự dưỡng.

D. Quang tự dưỡng.

Câu 2: Chất nhận electron cuối cùng trong hô hấp hiếu khí là:

A. O2.

B. CO2.

C. C6H12O6.

D. H2O.

Câu 3: Ở vi khuẩn hô hấp hiếu khí, khi phân giải một phân tử glucôzơ thì chúng sẽ tích lũy được bao nhiêu phân tử ATP:

A. 34.

B. 38.

C. 36.

D. 30.

Câu 4: Ở dạng chuyển hóa vật chất nào dưới đây, chất cho êlectron và chất nhận electron đều là những phân tử hữu cơ:

A. Hô hấp vi hiếu khí.

B. Hô hấp hiếu khí.

C. Lên men.

D. Hô hấp kị khí.

Câu 5: Nếu cùng sử dụng một nguyên liệu đầu vào với hàm lượng như nhau thì trong các dạng chuyển hóa vật chất dưới đây, dạng nào có hiệu suất tạo năng lượng (ATP) cao nhất là:

A. Hô hấp kị khí.

B. Hô hấp vi hiếu khí.

C. Hô hấp hiếu khí.

D. Lên men.

Câu 6: Vi sinh vật tổng hợp nên dầu, mỡ từ nguồn nguyên liệu nào dưới đây:

A. Axit amin và glucôzơ.

B. Glucôzơ và axit béo.

C. Glixêrol, axit béo và axit phôtphoric.

D. Glixêrol và axit béo.

Câu 7: Loại thực phẩm nào dưới đây được tạo ra nhờ ứng dụng quá trình phân giải pôlisaccarit:

A. Giò lụa.

B. Nước mắm.

C. Nem chua.

D. Đậu phụ.

Câu 8: Cặp chất nào dưới đây vừa là sản phẩm của lên men êtilic, vừa là sản phẩm của lên men lactic dị hình:

A. Axit axêtic và CO2.

B. Axit lactic và CO2.

C. Axit lactic và êtanol.

D. Êtanol và CO2.

Câu 9: Có bao nhiêu loại sản phẩm được tạo ra trong lên men lactic đồng hình:

A. 1 Loại.

B. 2 Loại.

C. 3 Loại.

D. 4 Loại.

Câu 10: Thức uống nào dưới đây thực chất là dịch quả lên men rượu không qua chưng cất:

A. Xá xị.

B. Vang.

C. Bia.

D. Rượu.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

B

C

C

D

C

D

A

B

Bài viết gợi ý: