Bài 13: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT

A. Lý thuyết

I- NĂNG LƯỢNG VÀ CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO

1. Khái niệm năng lượng

_ Năng lượng là khả năng sinh công

_ Năng lượng được chia làm 2 loại:       

  • Thế năng: Là loại năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công
  • Động năng: Là dạng năng lượng sẵn sàng sinh công

_ Năng lượng trong tế bào tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như: Hóa năng, điện năng, ..

*Nhiệt năng coi như năng lượng vô ích vì không sinh công

_ Năng lượng chủ yếu của tế bào là hóa năng

2. ATP – đồng tiền năng lượng của tế bào

_ ATP (adenozin triphotphan) là một hợp chất cao năng và được xem như đồng tiền năng lượng của tế bào

_ Cấu tạo ATP gồm 3 phần:

  • Bazo Nito adenin
  • Đường ribozo
  • 3 nhóm photphat: Các nhóm photphat đều mang điện tích âm nên luôn có xu hướng đẩy nhau ra làm cho liên kết dễ bị phá vỡ

Hình 1: Cấu tạo của ATP

_ Liên kết giữa 2 nhóm photphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng

_ Sau khi truyền năng lượng cho các hợp chất khác (chuyển nhóm photphat) ATP => ADP và ngay lập tức ADP được gắn thêm nhóm photphat để trở lại làm ATP

Hình 2: Cấu trúc không gian của ATP

_ ATP được sử dụng cho việc:

  • Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào
  • Vận chuyển các chất qua màng
  • Sinh công cơ học

II – CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT

_ Định nghĩa :Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào

_ Chức năng: Giúp tế bào thực hiện được các đặc tính đặc trưng khác của sự sống như sinh trưởng, sinh sản và cảm ứng

_ Chuyển hóa vật chất gồm 2 mặt:

  • Đồng hóa: Từ các chất hữu cơ đơn giản tổng hợp thành chất hữu cơ phức tạp
  • Dị hóa: Từ chất hữu cơ phức tạp phân giải thành các chất hữu cơ đơn giản

 

Hình 3: Quá trình đồng hóa, dị hóa

*Quá trình dị hóa cung cấp năng lượng để tổng hợp ATP từ ADP. ATP ngay lập tức được phân hủy thành ADP và giải phóng năng lượng cho quá trình đồng hóa cũng như các hoạt động sống khác của tế bào

B-Bài tập:

I – Bài tập mẫu

Câu 1: Năng lượng là

  1. Khả năng tổng hợp công
  2. Khả năng sinh công
  3. Khả năng sử dụng công
  4. Cả 3 đáp án đều sai

*Giải: Năng lượng là khả năng sinh công

=> Đáp án B

Câu 2: Năng lượng vô ích là:

  1. Hóa năng
  2. Động năng
  3. Nhiệt năng
  4. B và C

*Giải: Nhiệt năng coi như năng lượng vô ích vì không sinh công

=>  Đáp án C

Câu 3:Cấu tạo của ATP gồm:

  1. 3 nhóm photphat, đường ribozo, Bazo nito
  2. Bazo nito, 3 nhóm photphat
  3. Đường ribozo, Bazo nito
  4. Đường ribozo, 3 nhóm photphat

*Giải: Cấu tạo ATP gồm 3 phần:

•        Bazo Nito adenin

•        Đường ribozo

•        3 nhóm photphat

=> Đáp án A

 

Câu 4: ATP được sử dụng cho việc là:

  1. Tổng hợp nên các chất hóa học
  2. Vận chuyển các chất qua màng
  3.  Sinh công hóa học
  4. Cả A và B

*Giải:  ATP được sử dụng cho việc:

•        Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào

•        Vận chuyển các chất qua màng

•        Sinh công cơ học

=> Đáp án D

Câu 5: Chuyển hóa vật chất là:

  1. Tập hợp các phản ứng tổng hợp trong tế bào
  2. Tập hợp các phản ứng phân giải trong tế bào
  3. Tổng hợp các phản ứng sinh hóa trong tế bào
  4. Không có đáp án đúng

*Giải: Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào

=> Đáp án C

II – Bài tập tự luyện:

Câu 1 :  Các dạng năng lượng là:

  1. Động năng
  2. Thế năng
  3. Cơ năng
  4. A và B

Câu 2: Sự sắp xếp trật tự các thành phần trong phân tử ADN nào sau đây là đúng:

  1. Bazo nito – Đường ribozo – 3 nhóm photphat
  2. Bazo nito – Đường ribozo – 2 nhóm photphat
  3. Đường ribozo – 3 nhóm photphat – bazo nito
  4. Bazo nito – 2 nhóm photphat – Đường ribozo

Câu 3: ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thực chất là:

  1. Chuyển 1 nhóm photphat
  2. Chuyển 2 nhóm photphat
  3. Chuyển 3 nhóm photphat
  4. Chuyển Đường ribozo

Câu 4 Quá trình quang hợp ở cây xanh thực chất là quá trình chuyển đổi nào sau đây:

  1. Nhiệt năng sang hóa năng
  2. Quang năng sang hóa năng
  3. Hóa năng sang hóa năng
  4. Quang năng sang nhiệt năng

Câu 5: Tại sao đom đóm lại phát sáng

  1. Vì chúng bị cháy
  2. Vì chúng phản quang lại ánh sáng
  3. Vì chúng sử dụng ATP giúp enzim phân giải protein tạo ra ánh sáng
  4. Cả A và B

 

1

2

3

4

5

D

A

A

B

C

Bài viết gợi ý: