Lý thuyết Sinh10 - Loga.vn: Bài 10:

Tế Bào Nhân Thực (Tiếp Theo)

VIII. Khung Xương Tế Bào

          Bộ xương tế bào, bộ khung nâng đỡ của tế bào, cũng như mọi cơ quan khác, nó nằm trong tế bào chẩt.

          - Cấu tạo: Gồm hệ thống các vi ống, vi sợi và sợi trung gian.

Hình 12. Cấu trúc khung xương tế bào.

          - Chức năng: Là giá đỡ cơ học cho tế bào, giữ cho tế bào động vật có hình dạng ổn định, giúp các tế bào quan phân bố theo trật tự xác định.

IX. Màng Sinh Chất (Màng Tế Bào)

 1. Cấu trúc của màng sinh chất

          - Mô hình khảm động của màng sinh chất do Singơ (Singer và Nicolson) Nicôsơn đề nghị năm 1972 (hình 13).

Hình 13. Cấu trúc màng sinh chất theo mô hình khảm động.

          - Màng sinh chất được cấu tạo bởi lớp kép lipit và prôtêin, có thể là sợi, hình cầu, phân bố linh động ở các vị trí khác nhau.

          - Lớp phân tử kép lipit: Gồm hai lớp phân tử lipit áp sát nhau.

           + Thành phần hóa học của màng lipit gồm có hai loại: Phospholipit và cholesterol.

           . Phospholipit là thành phần chính tạo nên lớp màng cơ bản của tế bào và là thành phần chính phụ trách sự vận chuyển thụ động vật chất qua màng.

           . Cholesterol: Là loại phân tử lipit nằm xen kẽ các phospholipit và rải rác trong hai lớp màng. Tỉ lệ cholesterol càng cao thì màng càng cứng và bớt tính linh động.

          - Các phân tử prôtêin màng tế bào:

           + Prôtêin xuyên màng.

           + Prôtêin ngoại vi.

          - Cacbohiđrat màng tế bào: Có mặt dưới dạng các olygosaccharide áo tế bào (cell coat): Gồm ba thành phần: Lipit màng, prôtêin xuyên màng và prôtêin ngoại vi cùng với cacbohiđrat glycosyl hóa tạo nên một lớp bao phủ tế bào gọi là áo tế bào.

 

Hình 14. Cấu trúc màng sinh chất và áo tế bào.

 2. Chức năng của màng sinh chất

          - Chức năng bảo vệ cơ học:

           + Ngăn cách tế bào với môi trường bên ngoài.

           + Bảo vệ vật chất bên trong tế bào được ổn định.

           + Bảo vệ tế bào khỏi những tác động cơ học.

          - Bảo vệ bề mặt sinh lý:

           + Điều hòa dòng trao đổi từ ngoài vào trong và từ trong ra.

           + Bắt giữu và đào thải kẻ thù xâm nhập tế bào.

          - Chức năng thông tin – miễn dịch.

          - Chức năng tra đổi chất.

          - Chức năng vận chuyển các chất qua màng.

X. Cấu Trúc Bên Ngoài Màng Sinh Chất

 1. Thành tế bào

          - Có ở các tế bào thực vật cấu tạo chủ yếu bằng xenlulôzơ và ở nấm là kitin.

          - Thành tế bào giữ chức năng quy định hình dạng tế bào và bảo vệ tế bào.

Hình 15. Thành tế bào quan sát dưới kính hiển vi.

 2. Chất nền ngoại bào

- Cấu tạo chủ yếu bằng các loại sợi glicôprôtêin (cacbohyđrat liên kết với prôtêin kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác).

- Chức năng giúp các tế bào liên kết với nhau và thu nhận thông tin.

Bài Tập Lý Thuyết

 A. Mức độ thông hiểu

Câu 1: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về thành phần hoá học chính của màng sinh chất?

A. Một lớp photphorit và các phân tử prôtêin.

B. Hai lớp photphorit và các phân tử prôtêin.

C. Một lớp photphorit và không có prôtêin.

D. Hai  lớp photphorit và không có prôtêin.

 * Hướng dẫn giải:

 - Thành phần hoá học chính của màng sinh chất gồm hai lớp photphorit và các phân tử prôtêin.

 Nên ta chọn đáp án B.

Câu 2: Trong thành phần của màng sinh chất, ngoài lipit và prôtêin còn có những phần tử nào sau đây?

A. Axit ribônuclêic.

B. Axit đêôxiribônuclêic.

C. Cacbonhyđrat.

D. Axitphophoric.

* Hướng dẫn giải:

 - Trong thành phần của màng sinh chất, ngoài lipit và prôtêin còn có cacbohiđrat.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 3: Bộ khung tế bào thực hiện chức năng nào sau đây?

A. Giúp neo giữ các bào quan trong tế bào chất.

B. Vận chuyển các chất cho tế bào.

C. Tham gia quá trình tổng hợp Prôtêin.

D. Tiêu huỷ các tế bào già.

 * Hướng dẫn giải:

 - Bộ Khung tế bào thực hiện chức năng giúp neo giữ các bào quan trong tế bào chất.

 Nên ta chọn đáp án A.

Câu 4: Bên ngoài màng sinh chất còn có một lớp thành tế bào bao bọc. Cấu tạo này có ở loại tế bào nào sau đây?

A. Thực vật và  động vật.

B. Động vật và nấm.

C. Nấm và thực vật.

D. Động vật và vi khuẩn.

 * Hướng dẫn giải:

 - Bên ngoài màng sinh chất còn có một lớp thành tế bào bao bọc. Cấu tạo này có ở loại tế bào nấm và thực vật.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 5: Thành tế bào thực vật có thành phần hoá học chủ yếu bằng chất:

A. Xenlulôzơ.

B. Côlesteron.

C. Phôtpholipit.

D. Axit nuclêic.

 * Hướng dẫn giải:

 - Thành tế bào thực vật có thành phần hoá học chủ yếu bằng xenlulôzơ.

 Nên ta chọn đáp án A.

Câu 6: Khung xương trong tế bào không làm nhiệm vụ:

A. Giúp tế bào di chuyển.

B. Nơi neo đậu của các bào quan.

C. Duy trì hình dạng tế bào.

D. Vận chuyển nội bào.

  * Hướng dẫn giải:

 - Khung xương trong tế bào giúp tế bào di chuyển, là nơi neo đậu của các bào quan, duy trì hình dạng tế bào.

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 7: Cho các đặc điểm về thành phần và cấu tạo màng sinh chất:

(1) Lớp kép photpholipit có các phân tử prôtêin xen giữa.

(2) Liên kết với các phân tử prôtêin và lipit còn có các phân tử cacbohidrat.

(3) Các phân tử photpholipit và prôtêin thường xuyên chuyển động quanh vị trí nhất định của màng.

(4) Xen giữa các phân tử photpholipit còn có các phân tử cholesteron.

(5) Xen giữa các phân tử photpholipit là các phân tử glicôprôtêin.

Có mấy đặc điểm đúng theo mô hình khảm – động của màng sinh chất?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

 * Hướng dẫn giải:

 - Các đặc điểm đúng:

          + (1) Lớp kép photpholipit có các phân tử prôtêin xen giữa.

          + (2) Liên kết với các phân tử prôtêin và lipit còn có các phân tử cacbohidrat.

          + (3) Các phân tử photpholipit và prôtêin thường xuyên chuyển động quanh vị trí nhất định của màng.

          + (4) Xen giữa các phân tử photpholipit còn có các phân tử cholesteron.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 8: Màng sinh chất có cấu trúc động là nhờ:

A. Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên dịch chuyển.

B. Màng thường xuyên chuyển động xung quanh tế bào.

C. Tế bào thường xuyên chuyển động nên màng có cấu trúc động.

D. Các phân tử prôtôin và cholesteron thường xuyên chuyển động.

* Hướng dẫn giải:

 - Màng sinh chất có cấu trúc động là nhờ các phân tử photpholipit và prôtêin thường xuyên dịch chuyển.

 Nên ta chọn đáp án A.

Câu 9: Các lỗ nhỏ trên màng sinh chất:

A. Do sự tiếp giáp của hai lớp màng sinh chất.

B. Được hình thành trong các phân tử protein nằm trong suốt chiều dài của chúng.

C. Là các lỗ nhỏ hình thành trong các phân tử lipit.

D. Là nơi duy nhất vận chuyển các chất qua màng tế bào.

 * Hướng dẫn giải:

 - Các lỗ nhỏ trên màng sinh chất được hình thành trong các phân tử prôtêin nằm trong suốt chiều dài của chúng.

 Nên ta chọn đáp án B.

Câu 10: Ở tế bào thực vật và tế bào nấm, bên ngoài màng sinh chất còn có:

A. Chất nền ngoại bào.

B. Lông và roi.

C. Thành tế bào.

D. Vỏ nhầy.

 * Hướng dẫn giải:

 - Ở tế bào thực vật và tế bào nấm, bên ngoài màng sinh chất còn có  thành tế bào.

 Nên ta chọn đáp án C.

 B. Bài tập tự luyện

Câu 1: Chức năng nào sau đây không phải của màng sinh chất?

A. Sinh tổng hợp prôtêin để tiết ra ngoài.

B. Mang các dấu chuẩn đặc trưng cho tế bào.

C. Tiếp nhận và di truyền thông tin vào trong tế bào.

D. Thực hiện troa đổi chất giữa tế bào với môi trường.

Câu 2: Thành tế bào thực vật không có chức năng:

A. Bảo vệ, chống sức trương của nước làm vỡ tế bào.

B. Quy định khả năng sinh sản và sinh trưởng của tế bào.

C. Quy định hình dạng, kích thước của tế bào.

D. Giúp các tế bào ghép nối và liên lạc với nhau bằng cầu sinh chất.

Câu 3: Hình dạng của tế bào động vật được duy trì ổn định nhờ cấu trúc:

A. Lưới nội chất.

B. Khung xương tế bào.

C. Chất nền ngoại bào.

D. Bộ máy Gôngi.

Câu 4: Bên ngoài màng sinh chất của tế bào vi khuẩn còn có thành tế bào:

A. Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ xenlulôzơ.

B. Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ kitin.

C. Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ peptiđôglican.

D. Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ phospholipit.

Câu 5: Chất nền ngoại bào được cấu tạo chủ yếu từ:

A. Các loại sợi glicôprôtêin (prôtêin liên kết với cacbohiđrat) kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau.

B. Các loại sợi glicôprôtêin (prôtêin liên kết với cacbohiđrat) kết hợp với các chất trong tế bào khác nhau.

C. Các loại sợi xenlulôzơ (xenlulôzơ liên kết với cacbohiđrat) kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau.

D. Tất cả đều sai.

Câu 6: Khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận có hiện tượng đào thải các cơ quan, mô của người cho vì:

A. Màng sinh chất có tính bán thấm.

B. Do màng sinh chất có tính linh động.

C. Màng sinh chất có các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào.

D. Các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” nhờ cấu trúc màng sinh chất có glicôprôtêin.

Câu 7: Hai nhà khoa học đưa ra mô hình thể khảm động cấu tạo màng sinh chất vào năm 1972 là:

A. Campbell và Singer.

B. Singer và Nicolson.

C. Nicolson và Reece.

D. Campbell và Reece.

Câu 8: Câu nào không đúng khi nói về khung xương tế bào:

A. Ở thực vật, khung xương tế bào là thành tế bào.

B. Khung xương tế bào giúp các tế bào động vật có hình dạng xác định.

C. Khung xương tế bào là nơi neo đậu của các bào quan.

D. Khung xương tế bào được tạo thành từ các vi ống, vi sợi và sợi trung gian.

Câu 9: Chất nền ngoại bào là gì:

A. Bên ngoài màng sinh chất của các tế bào còn có thêm hợp chất được cấu tạo bằng peptiđôglican.

B. Bên ngoài màng sinh chất của các tế bào còn có thêm các chất vô cơ và hữu cơ cấu tạo bằng peptiđôglican.

C. Được cấu tạo bằng lớp photpholipit kép và prôtêin.

D. Bên ngoài màng sinh chất của các tế bào động vật còn có thêm chất vô cơ và hữu cơ cấu tạo bằng glicôprôtêin.

Câu 10: Điểm khác nhau cơ bản giữa thành tế bào thực vật với thành tế bào của vi khuẩn và nấm là:

A. Thành tế bào của thực vật là xenlulôzơ, của nẩm là kitin, còn của vi khuẩn là peptiđôglican.

B. Thành tế bào của thực vật và nấm là xenlulôzơ, vi khuẩn là peptiđôglican.

C. Thành tế bào thực vật là xenlulôzơ, còn nấm và vi khuẩn là kitin.

D. Thành tế bào thực vật và vi khuẩn là peptiđôglican, còn nấm là kitin.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

B

C

A

D

B

A

D

A

 

Bài viết gợi ý: