Lý thuyết Sinh10 - Loga.vn: Bài 11:
Vận Chuyển Các Chất Qua Màng Sinh Chất
Tế bào thường xuyên trao đổi chất với môi trường. Các chất ra vào tế bào đều phải được đi qua màng sinh chất theo cách này hay cách khác. Sự vận chuyển các chất ra vào tế bào được thực hiện chủ yếu bằng cáchsau đây.
I. Vận Chuyển Thụ Động
1. Khái niệm
Là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng.
2. Cơ sở khoa học
- Dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ nồng độ thấp.
Hình 1. Quá trình vận chuyển thụ động.
- Sự khuếch tán của các phân tử qua màng sinh chất được gọi là sự thẩm thấu.
- Sự vận chuyển thụ động tuân theo cơ chế: Khuếch tán (theo sự chênh lệch građient nồng độ).
- Các kiểu vận chuyển:
+ Khuếch tán trực tiếp qua lớp lipit kép. Các chẩt không phân cực và có kích thước nhỏ như O2, CO2,….
+ Khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng. Các chất phân cực, ion hoặc các chất có kích thước lớn như glucôzơ.
+ Khuếch tán qua kênh prôtêin đặc biệt (thẩm thấu): Các phân tử nước…
Hình 2. Khuếch tán qua kênh prôtêin.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự khuếch tán qua màng:
+ Nhiệt độ môi trường.
+ Sự chênh lệch nồng độ giữa trong và ngoài màng.
3. Các loại môi trường bên ngoài tế bào
Hình 3. Tế bào trong các loại môi trường.
- Môi trường ưu trương: Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan cao hơn nồng độ của chất tan trong tế bào → Chất tan có thể di chuyển từ môi trường bên ngoài vào bên trong tế bào hoặc nước có thể di chuyển từ bên trong ra bên ngoài tế bào.
- Môi trường đẳng trương: Môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào.
- Môi trường nhược trương: Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan thấp hơn nồng độ của chất tan trong tế bào → Chất tan không thể di chuyển từ môi trường bên ngoài vào bên trong tế bào được hoặc nước có thể di chuyển từ bên ngoài vào trong tế bào.
II. Vận Chuyển Chủ Động
- Là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược chiều građien nồng độ) và tiêu tốn năng lượng.
- Trên màng tế bào có các bơm ứng với các chất cần vận chuyển, năng lượng được sử dụng là ATP.
- Ví dụ:
+ Hoạt động của bơm Natri - Kali: Một nhóm photphat của ATP được gắn vào bơm làm biến đổi cấu hình của prôtêin và làm cho phân tử prôtêin liên kết và đẩy 3 Na+ ra ngoài và đưa 2 K+ vào trong tế bào.
Hình 4. Hoạt động của bơm Natri – Kali.
III. Nhập Bào Và Xuất Bào
1. Nhập bào
- Là phương thức đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.
Hình 5. Quá trình nhập bào.
- Nhập bào gồm 2 loại:
+ Thực bào: Là phương thức các tế bào động vật “ăn” các loại thức ăn có kích thước lớn như vi khuẩn, mảnh vỡ tế bào…
. Diễn biến: Màng tế bào lõm vào bọc lấy thức ăn à đưa thức ăn vào trong tế bào à lizôzim và enzim có tác dụng tiêu hóa thức ăn.
+ Ẩm bào: Là phương thức vận chuyển các giọt dịch vào trong tế bào.
2. Xuất bào
Là phương thức đưa các chất ra bên ngoài tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.
Hình 6. Quá trình xuất bào.
Bài Tập Lý Thuyết
A. Mức độ thông hiểu
Câu 1: Điều đưới đây đúng khi nói về sự vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào là:
A. Cần có năng lượng cung cấp cho quá trình vận chuyển.
B. Chất được chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.
C. Tuân thủ theo quy luật khuếch tán.
D. Chỉ xảy ra ở động vật không xảy ra ở thực vật.
* Hướng dẫn giải:
- Sự vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào tuân thủ theo quy luật khuếch tán.
Nên ta chọn đáp án C.
Câu 2: Đặc điểm của sự vận chuyển chất qua màng tế bào bằng sự khuếch tán là:
A. Chỉ xảy ra với những phân tử có đường kính lớn hơn đường kính của lỗ màng.
B. Chất luôn vận chuyển từ nơi nhược trương sang nơi ưu trương.
C. Là hình thức vận chuyển chỉ có ở tế bào thực vật.
D. Dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài màng.
* Hướng dẫn giải:
- Sự vận chuyển chất qua màng tế bào bằng sự khuếch tán dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài màng.
Nên ta chọn đáp án D.
Câu 3: Câu có nội dung đúng sau đây là:
A. Vật chất trong cơ thể luôn di chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.
B. Sự vận chuyển chủ động trong tế bào cần được cung cấp năng lượng.
C. Sự khuyếch tán là một hình thức vận chuyển chủ động.
D. Vận chuyển tích cực là sự thẩm thấu.
* Hướng dẫn giải:
- Sự vận chuyển chủ động trong tế bào cần được cung cấp năng lượng.
Nên ta chọn đáp án B.
Câu 4: Sự vận chuyển chất dinh dưỡng sau quá trình tiêu hoá qua lông ruột vào máu ở người theo cách nào sau đây?
A. Vận chuyển khuyếch tán.
B. Vận chuyển thụ động.
C. Vận chuyển tích cực.
D. Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
* Hướng dẫn giải:
- Sự vận chuyển chất dinh dưỡng sau quá trình tiêu hoá qua lông ruột vào máu ở người theo cách vận chuyển chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
Nên ta chọn đáp án D.
Câu 5: Hình thức vận chuyển chất dưới đây có sự biến dạng của màng sinh chất là:
A. Khuyếch tán.
B. Thụ động.
C. Thực bào.
D. Tích cực.
* Hướng dẫn giải:
- Hình thức vận chuyển chất bằng con đường thực bào có sự biến dạng của màng sinh chất.
Nên ta chọn đáp án C.
Câu 6: Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng?
A. Hòa tan trong dung môi.
B. Thể rắn.
C. Thể nguyên tử.
D. Thể khí.
* Hướng dẫn giải:
- Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng hòa tan trong dung môi.
Nên ta chọn đáp án A.
Câu 7: Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ?
A. Sự biến dạng của màng tế bào.
B. Bơm prôtêin và tiêu tốn ATP.
C. Sự khuếch tán của các ion qua màng.
D. Kênh prôtêin đặc biệt là “aquaporin”.
* Hướng dẫn giải:
- Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ kênh prôtêin đặc biệt là “aquaporin”.
Nên ta chọn đáp án D.
Câu 8: Các chất tan trong lipit được vận chuyển vào trong tế bào qua?
A. Kênh prôtêin đặc biệt.
B. Các lỗ trên màng.
C. Lớp kép photpholipit.
D. Kênh prôtêin xuyên màng.
* Hướng dẫn giải:
- Các chất tan trong lipit được vận chuyển vào trong tế bào qua lớp kép photpholipit.
Nên ta chọn đáp án C.
Câu 9: Trong các nhóm chất sau, nhóm chất nào dễ dàng đi qua màng tế bào nhất?
A. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước nhỏ.
B. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước lớn.
C. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước nhỏ.
D. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước lớn.
* Hướng dẫn giải:
- Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước lớn dễ dàng đi qua màng tế bào nhất.
Nên ta chọn đáp án D.
Câu 10: Chất O2, CO2 đi qua màng tế bào bằng phương thức?
A. Khuếch tán qua lớp kép photpholipit.
B. Nhờ sự biến dạng của màng tế bào.
C. Nhờ kênh protein đặc biệt.
D. Vận chuyển chủ động.
* Hướng dẫn giải:
- Chất O2, CO2 đi qua màng tế bào bằng phương thức khuếch tán qua lớp kép photpholipit.
Nên ta chọn đáp án A.
B. Bài tập tự luyện
Câu 1: Trong nhiều trường hợp, sự vận chuyển qua màng tế bào phải sử dụng “chất mang”. “Chất mang” chính là các phân tử?
A. Prôtêin xuyên màng.
B. Photpholipit.
C. Prôtêin bám màng.
D. Cholesterol.
Câu 2: Cho các ý sau (với chất A là chất có khả năng khuếch tán qua màng tế bào):
(1) Chênh lệch nồng độ của chất A ở trong và ngoài màng.
(2) Kích thước, hình dạng và đặc tính hóa học của chất A.
(3) Đặc điểm cấu trúc của màng, nhu cầu của tế bào.
(4) Kích thước và hình dạng của tế bào.
Tốc độ khuếch tán của chất A phụ thuộc vào những điều nào trên đây?
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (3), (4).
Câu 3: Cho các nhận định sau về việc vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào sai?
A. CO2 và O2 khuếch tán vào trong tế bào qua lớp kép photpholipit.
B. Các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào nhờ kênh prôtêin đặc biệt là “aquaporin”.
C. Các ion Na+, Ca+ vào trong tế bào bằng cách biến dạng của màng sinh chất.
D. Glucozo khuếch tán vào trong tế bào nhờ kênh prôtêin xuyên màng.
Câu 4: Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan?
A. Cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào.
B. Bằng nồng độ chất tan trong tế bào.
C. Thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào.
D. Luôn ổn định.
Câu 5: Khi cho tế bào hồng cầu vào nước cất, hiện tượng xảy ra là?
A. Tế bào hồng cầu không thay đổi.
B. Tế bào hồng cầu nhỏ đi.
C. Tế bào hồng cầu to ra và bị vỡ.
D. Tế bào hồng cầu lúc đầu to ra, lúc sau nhỏ lại.
Câu 6: Khi ở môi trường ưu trương, tế bào bị co nguyên sinh vì?
A. Chất tan khuếch tán từ tế bào ra môi trường.
B. Chất tan khuếch tán từ môi trường vào tế bào.
C. Nước thẩm thấu từ môi trường vào tế bào.
D. Nước thẩm thấu từ tế bào ra môi trường.
Câu 7: Mục đích của thí nghiệm co nguyên sinh là để xác định?
(1) Tế bào đang sống hay đã chết.
(2) Kích thước của tế bào lớn hay bé.
(3) Khả năng trao đổi chất của tế bào mạnh hay yếu.
(4) Tế bào thuộc mô nào trong cơ thể.
Phương án đúng trong các phương án trên là?
A. (1), (2).
B. (2), (3).
C. (3), (4).
D. (1), (3).
Câu 8: Cho các hoạt động chuyển hóa sau:
(1) Hấp thụ và tiêu hóa thức ăn.
(2) Dẫn truyền xung thần kinh.
(3) Bài tiết chất độc hại.
(4) Hô hấp.
Có mấy hoạt động cần sự tham gia của vận chuyển chủ động?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 9: Cho các phương thức vận chuyển các chất sau?
(1) Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit.
(2) Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng.
(3) Nhờ sự biến dạng của màng tế bào.
(4) Nhờ kênh protein đặc hiệu và tiêu hao ATP.
Trong các phương thức trên, có mấy phương thức để đưa chất tan vào trong màng tế bào?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 10: Sự vận chuyển chủ động và xuất nhập bào luôn tiêu hao ATP vì?
A. Tế bào chủ động lấy các chất nên phải mất năng lượng.
B. Phải sử dụng chất mang để tiến hành vận chuyển.
C. Vận chuyển ngược chiều nồng độ hoặc cần có sự biến dạng của màng sinh chất.
D. Các chất được vận chuyển có năng lượng lớn.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
A |
A |
C |
B |
C |
D |
D |
C |
D |
C |