Một số mở bài hay cho văn nghị luận văn học

Chia sẻ Bí kíp viết mở bài hay lấy lòng giám khảo. Các bạn bấm vào link cuối bài để xem Tuyển tập những mở bài nghị luận văn học hay nhất dành cho lớp 11- 12

Mục Lục

  • 1 Lý thuyết viết mở bài
  • 2 Một số cách mở bài dùng cho các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12
  • Lý thuyết viết mở bài

    CẤU TRÚC MỞ BÀI
    Gồm 3 phần
    – Dẫn dắt (Tạo nên sự độc đáo trong phần mở bài)
    – Nêu nội dung chính sẽ viết trong bài (Đã có trong phần đề bài)
    – Phạm vi kiến thức và phương thức chính sử dụng trong bài viết

    Một số cách mở bài dùng cho các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12

    1. Như cây đàn mất đi một dây, vườn hoa mất đi những bông hoa giàu hương sắc, như bầu trời thiếu vắng những vì sao, không có Huygô, Bandắc, Puskin hay Nguyễn Du, Nguyễn Tuân, Nam Cao… nền văn học của nhân loại sẽ trống trải biết nhường nào. Bởi lẽ những tác giả ấy thực sự đã tìm được “giọng nói của riêng mình”. Và đó chính là “điều còn lại đối với mỗi nhà văn”, điều làm nên vị trí của họ trong lòng người đọc.
    2. Ai đó đã từng nói rằng hoa hồng ở lại giữa cuộc đời nhờ hương thơm say đắm, không nồng nàn như hoa cúc hay ngọt ngào như ngọc lan; loài chim sơn tước ở lại giữa đời bởi tiếng hót thiết tha vút lên giữa dàn đồng ca của núi rừng. Câu chuyện ấy gợi nhắc trong lòng người đọc nỗi băn khoăn: “Có phải điều còn lại với mỗi nhà văn chính là giọng điệu của riêng mình”.
    3. Có ai đó đã từng ví mỗi nhà văn như một loài hoa, một thứ chim trong cánh rừng đại ngàn văn học. Mỗi loài hoa tỏa một hương thơm riêng cũng như mỗi thứ chim cất lên một giọng hót riêng. Mỗi nhà văn sẽ chỉ sống được trong lịch sử văn học, trong tâm hồn người đọc khi anh ta tạo ra được một giọng hót, một hương thơm riêng của mình. Bởi lẽ, điều còn lại đối với mỗi nhà văn, chính là giọng nói của riêng mình.
    4. “Thơ hay giống như người con gái đẹp, cái để làm quen là nhan sắc, cái để sống với nhau lâu là đức hạnh. Nhanh sắc của thơ là chữ nghĩa, tấm lòng mới là đức hạnh của thơ.” Qua việc đi tìm hiểu tác phẩm… ta thấy nhận định trên lại càng khẳng định được giá trị của mình. ( Nêu phần đề bài yêu cầu).
    5. Các tác phẩm về đề tài đất nước, Cách mạng

    “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ như cha như vợ như chồng

    Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi dòng sông”

    Lịch sử dân tộc ta đã trải qua những năm tháng kháng chiến trường kỳ gian khổ để có được độc lập tự do và hạnh phúc như ngày hôm nay. Trong những tháng ngày mưa bom bão đạn, những giây phút thiêng liêng một thời khói lửa, ta càng trân trọng hơn những tiếng thơ hay của các văn nghệ sĩ viết về quê hương đất nướ, về cách mạng. Một trong số đó không thể không kể tới….
    6. Đề tài tình yêu
    Suốt cả chặng đường dài sáng tác của mình, có rất nhiều những người nghệ sĩ cứ đeo đuổi giấc mơ, tìm hiểu và cắt nghĩa về tình yêu. Thế nhưng, câu trả lời vẫn cứ là một con số khó đoán định. Trong nền văn học Việt Nam, ta biết tới ông hoàng thơ tình Xuân Diệu với những vần thơ tình đắm đuối, nồng nàn. Trên thế giới, bản thân ta cũng không thể nào quên đi một trong những bài thơ tình nổi tiếng – “Tôi yêu em” của nhà thơ Puskin. Và giữa biết bao chông chênh cuộc đời, ta lại tình cờ xô trái tim mình vào tiếng thơ giản dị, gần gũi nhưng vô cùng ấm áp và sâu sắc của Xuân Quỳnh. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Xuân Quỳnh không thể không kể tới – với tựa đề vô cùn giản dị: “Sóng”.
    (Bài viết sưu tầm)
    Xem thêm : Rèn kĩ năng viết phần mở bài kết bài cho học sinh THPT

    1. Tổng hợp những mở bài cho các tác phẩm lớp 12, phần 1
    2. Một số mở bài cho học sinh tham khảo ( phần 2 )
    3. Tổng hợp những mở bài hay về các tác phẩm lớp 12 ( phần 3 )
    4. Tuyển tập những mở bài hay nhất về các tác phẩm lớp 12 ,dành cho học sinh tham khảo ( Phần 4 )
    5. Tổng hợp những kết bài hay về các tác phẩm lớp 12 ( phần 1 )
    6. Tổng hợp kết bài mẫu về các tác phẩm lớp 11-Hay và đầy đủ
    7. Tuyển tập những kết bài hay và độc đáo về các tác phẩm lớp 12 ( phần 2 )

    Bài viết gợi ý: