Đồ đạc hoặc quần áo để lâu ở nơi ẩm thấp thấy xuất hiện những chấm đen, đó là do một số nấm mốc gây nên.
Nấm mốc là tên gọi chung của nhiều loại mốc mà cơ thể rất nhỏ bé, chúng thuộc nhóm Nấm.
Nấm cũng còn gồm cả những loại lớn hơn, thường sống trên đất ẩm, rơm rạ hoặc thân cây gỗ mục.
I. MỐC TRẮNG VÀ NẤM RƠM
1. Mốc trắng
Cơm nguội hoặc ruột bánh mì để thiu, chỉ sau 1 vài ngày sẽ thấy trên bề mặt xuất hiện những sợi trắng như bông, quấn chằng chịt lấy nhau. Đó là mốc trắng.
a. Quan sát hình dạng và cấu tạo mốc trắng
+ Để quan sát được mốc trắng ta có thể tự gây mốc bằng cách
- Lấy 1 ít cơm nguộc hoặc bánh mì cho vào đĩa hoặc khay lên men
- Vẩy thêm 1 chút nước cho đủ ẩm
- Vài ngày sau các sợi mốc trắng đã phát triển, trên bề mặt có những đốm nhỏ màu hơi sẫm
+ Màu sắc: không màu, trong suốt, không có chất diệp lục
+ Hình dạng: dạng sợi, phân nhánh nhiều
+ Cấu tạo
- Gồm nhiều tế bào, bên trong có chất tế bào, nhiều nahan, không có vách ngăn giữa các tế bào
- Một số đơn bào (nấm men)
+ Dinh dưỡng: dị dưỡng bằng cách hoại sinh
+ Sinh sản: vô tính bằng bào tử.
- Túi bào tử hình tròn nằm trên đỉnh sợi mốc
b. Một vài loại mốc khác
- Mốc tương: để ủ xôi làm tương, màu vàng hoa cau
- Mốc xanh: từ loại mốc xanh có thể chiết lấy kháng sinh penicilin
- Mốc men: (nấm men) để làm rượu
2. Nấm rơm
- Là một loại nấm mũ, thường mọc quanh chân các đống rơm, rạ mục, trên đất ẩm.
- Phát triển nhiều vào mùa mưa.
+ Cấu tạo gồm 2 phần:
- Sợi nấm: là cơ quan sinh dưỡng. Gồm nhiều tế bào có vách ngăn, mỗi tế bào có hai nhân, không có chất diệp lục
- Mũ nấm: nằm trên cuống nấm: là cơ quan sinh sản. Dưới mũ nấm có nhiều phiến mỏng chứa nhiều bào tử
+ Sự phát triển của nấm rơm
II. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NẤM
1. Đặc điểm sinh học
a. Điều kiện phát triển của nấm: dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm
- Nấm sử dụng các chất hữu cơ có sẵn, đặc biệt là các chất hữu cơ thực vật
- Nhiệt độ thích hợp để phát triển 25 – 300C. Ở 00C nấm không phát triển, nước sôi 1000C giết chết nhiều loại nấm
- Cần độ ẩm thích hợp để phát triển
+ Ví dụ:
- Để gây mốc trắng chỉ cần để cơm hoặc bánh mì ở nhiệt độ phòng và có vẩy thêm 1 chút nước.
* Lưu ý: ở những chỗ tối nấm vẫn phát triển được vì nấm sống đời sống hoại sinh không cần ánh sáng.
b. Cách dinh dưỡng
- Nhiều nấm hút chất hữu cơ có trong đất giàu xác thực vật, phân động vật, lá, gỗ mục …: nấm hoại sinh.
- Nấm sống bám trên cơ thể sống khác (thực vật, động vật, người) chủ yếu là thực vật: nấm kí sinh.
- Ngoài hai hình thức sinh sản hoại sinh và kí sinh còn 1 số nấm cộng sinh. Ví dụ: nấm cộng sinh với 1 số loại tảo thành địa y
2. Tầm quan trọng của nấm
Đối với đời sống con người, nấm vừa có ích vừa có hại
a. Nấm có ích
1 vài nấm có ích: nấm hương, nấm sò, nấm linh chi …
- Công dụng, vai trò của 1 số nấm
b. Nấm có hại
Bên cạnh mặt có lợi, tác hại của nấm cũng khá lớn
- 1 số nấm kí sinh trên thực vật gây hại cho cây trồng làm thiệt hại mùa màng.
+ Ví dụ: Nấm gây bệnh nấm than ở ngô, nấm gây bệnh mốc bông, chè, khoai tây...
- Một số nấm kí sinh trên người có thể gây bệnh như hắc lào, chứng ăn chân … Vì vậy cần giữ gìn vệ sinh thân thể để tránh các bệnh ngoài da do nấm kí sinh gây ra.
- Bào tử của nhiều loại nấm mốc có ở khắp nơi trong không khí, rơi vào nơi có điều kiện thuận lợi phát triển, làm hỏng thức ăn, đồ uống, các đồ dùng …
- Một số nấm độc, ăn phải có thể gây rối loạn tiêu hóa, làm tê liệt hệ thần kinh trung ương như nấm độc đỏ, nấm độc đen, nấm lim … Nếu bị ngộ độc có thể gây chết.
+ Việc phân biệt nấm độc và nấm ăn được khó, nên khi sử dụng nấm phải hết sức cẩn trọng, không ăn nấm lạ.
+ Khi bị ngộ độc nấm phải kịp thời rửa ruột và đưa ngay đến bệnh viện để điều trị
* Lưu ý: nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ hơn so với nấm thường