BÀI LÀM

1. MỞ BÀI

Tố Hữu là lá cờ đầu trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Những chặng đường thơ của Tố Hữu (Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa) là sự phản ảnh tâm tình chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh cùng những thắng lợi tinh quang của dân tộc Việt Nam, đồng thời đấy cũng là quá trình ghi nhận sự vận động, trưởng thành trong quan điểm tư tưởng, trong trình độ nghệ thuật của chính nhà thơ. Trên những chặng đường ấy đặc điểm nổi bật của phong cách thơ Tố Hữu là mang tính chất trữ tình chính trị về nội dung và mang tính chất dân tộc về nghệ thuật biểu hiện.

2. THÂN BÀI

Niềm vui lớn Trước hết trong việc biểu hiện tâm hồn chủ quan, thơ Tố Hữu hướng tới cái ta” chung đó là lẽ sống lớn, những tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng. Ngay từ đầu cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu đã là cái tôiđại diện cho nhiều thanh niên giác ngộ cách mạng, về sau, cái “tôi” ấy đại diện cho Đảng, cho cộng đồng dân tộc. Ở đây, sự vận động thể hiện qua một quá trình. Nếu trong tập thơ Từ ấy Tố Hữu khẳng định lẽ sống của mỗi con người là phải dấn thân vào con đường đấu tranh cách mạng để giải phóng dân tộc thì tập thơ Việt Bắc trở đi nhà thơ khẳng định vận mệnh của một dân tộc, phải gắn liền với vận mệnh chung của cả loài người, của cả cuộc sống.

độc lập, tdo, vì núi sông hùng vĩ

Vì thiêng liêng giá trị con người

Vì muôn đời hoa lá xanh tươi

Ta quyết thắng - giành mùa xn đẹp nhất

(Bài ca xuân 1968)

Không chỉ lẽ sống lớn mà những tình cảm lớn cũng được thơ Tố Hữu thể hiện thành công. Đó là tình yêu lí tưởng cách mạng (bài thơ Từ ấy), tình cảm kính yêu lãnh tụ (Sáng tháng năm), tình cảm quốc tế vô sản (Em bé Triều - Tiên...) Sôi nổi nhất hân hoan nhất trong thơ Tố Hữu là niềm vui chiến thắng (Huế tháng Tám, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Phủ, Toàn thắng vta).

- Cảnh xây dựng Đời sống

- Cảnh chiến đấu khách quan - sử thi

- Con người chung, phi thường tiêu biểu cho dân tộc

Trong việc miêu tả đời sống khách quan thơ Tố Hữu mang âm hưởng sử thi. Nhà thơ đã tập trung miêu tả những khung cảnh xây dựng Đất Nước thật vĩ đại, hào hùng (Bài ca mùa xn 1961). Những khung cảnh chiến đấu thật ác liệt, dữ dội để bảo vệ Tổ quốc, độc lập tự do (Chào xuân 1967, Việt Nam - Máu và hoa) những cố gắng phi thường của con người đế vươn lên ngang tầm vóc của dân tộc và thời đại (Lên Tây Bc, Tiếng hát sang xuân). Tố Hữu không quan tâm miêu tả số phận cá nhân, nếu có thì số phận cá nhân được miêu tả với ý nghĩa tiêu biểu cho vận mệnh cho tính cách của cả cộng đồng dân tộc: đó là anh Nguyễn Văn Trỗi trong bài thơ “Hãy nhớ lấy lời tôi” hay chị Trần Thị Lí trong bài thơ “Người con gái Việt Nam

Ôi trái tim em, ti tim vĩ đại

Còn một giọt máu tươi, còn đập mãi

Không phải cho em, cho lẽ phi trên đời

Cho quê hương em, cho Tổ quốc loài nời

Đáng chú ý là những vấn đề lớn lao của đời sống khách quan, những cảm xúc, suy nghĩ của tâm hồn chủ quan hướng tới cái “ta” chung đều được Tố Hữu thể hiện qua những lời thơ mang tính chất tâm tình. Nhà thơ đặc biệt rung động trước tình nghĩa cách mạng, trước đời sống cách mạng cho nên thường hướng về đồng bào, đồng chí mà tâm sự, trò chuyện, nhắn nhủ:

Ta về, mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mn nồng

(Việt Bắc)

Nhưng không chỉ có thế, tình thương mến đặc biệt trong thơ Tố Hữu còn là sự cảm hóa với người với cảnh một thứ nhạc tâm tình thâm lấy từng câu thơ (Xuân Diệu). Tính chất tâm tình đó có nguồn gốc sâu xa từ chất Huế của hồn thơ Tố Hữu, mặt khác còn từ quan niệm của Tố Hữu về mối giao cảm giữa nhà thơ và người đọc thơ: Tlà chuyện đồng điệu. Nó là tiếng nói của một người đối với những người nào đó có sự cảm thông chung dựa trên cơ sở đồng ý, đồng tình” (Trả lời phỏng vấn nhà thơ).

- Về nghệ thuật biểu hiện thời thể thơ lục sát Tố Hữu mang phong cách ca dao cổ điển dân tộc rất đậm đà

+ Về thể thơ Tố Hữu có tiếp thu tinh hoa của phong trào thơ mới, của thời ca thế giới của cổ điển và hiện đại nhưng thơ ông đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc. Có những bài thơ của Tố Hữu được viết theo kiểu lục bát, ca dao (Khi con tu hú, Bầm ơi, Việt Bắc), có bài được viết theo kiểu lục bát cổ điển (Kính gửi cụ Nguyễn Du), nhưng tất cả đều dạt dào những âm hưởng nghĩa tình của hồn thơ dân tộc, dễ dàng đi vào đời sống những con người của dân tộc, những bài thơ được viết theo thể thất ngôn trường thiên như “Quê mẹ, “Mẹ Tơm”, “Bác ơi”, “Theo chân Bác”, vừa có khả năng miêu tả hiện thực rộng lớn của đời sống khách quan, vừa có khả năng biểu hiện những sắc thái đa dạng phong phú phức tạp của tâm hồn con người.

+ Về ngôn ngữ - cách diễn đạt - dễ hiểu, giàu nhạc điệu

 Về ngôn ngữ Tố Hữu không chú ý tạo những từ ngữ mới, những cách nói khó hiểu mà nhà thơ thường sử dụng những từ ngữ quen thuộc, những cách diễn đạt dễ hiểu với tất cả mọi người – Đó là những từ rất cụ thể được dùng trong đời sống hàng ngày “Mát rượi lòng ta, ngân nga tiếng hát”, là cách nói giàu hình ảnh: Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”. Đặc biệt thơ Tố Hữu rất giàu nhạc điệu do nhà thơ sử dụng thành công những từ láy, thanh điệu, vần thơ.

Thông reo, bờ suối, rì rào

Chim chiều chiu chít, ai nào kêu ai?

(Tiếng hát đi đày)

Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan

Đường bạch dương sương trắng nắng tràn...

(Em di Ba Lan)

3. KẾT LUẬN

Thơ THữu là bằng chứng sinh động về sự kết hợp thành công gia hai yếu tố chính trị và dân tộc trong ng tạo nghệ thuật, trong sáng tạo thơ ca. Qua phong cách thơ Tố Hữu có thể thấy một thành tựu xuất sắc của thơ ca cách mạng một nền thơ luôn coi vận mệnh của dân tộc là lẽ sống lớn nhất.

Bài viết gợi ý:

1. Tình cảm đất nước quê hương thể hiện trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Làm sáng tỏ ý kiến: “Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến"

2. Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc. Hãy phân tích bài thơ Việt Bắc (phần trích giảng) để làm nổi bật nét phong cách nghệ thuật đó của thơ ông

3. Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: Mình về mình có nhớ ta...Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

4. Có ý kiến cho rằng bài thơ Việt Bắc là bản tình ca về đất nước, con người Việt Nam. Hãy phân tích bài thơ để làm nổi bật điều đó

5. Bình giảng đoạn đầu trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu: Mình về mình có nhớ ta...Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?

6. Phân tích hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu (Phần trích giảng trong Văn 12, NXB Giáo dục, 1995)

7. Nỗi nhớ da diết và sâu nặng đối với quê hương cách mạng đã dệt nên bức tranh tứ bình về Việt Bắc đẹp như trong cảnh thần tiên: Ta về, mình có nhớ ta... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung (Tố Hữu - Việt Bắc). Phân tích đoạn thơ trên, nêu lên những cảm nhận của anh (chị) về cảnh và người Việt Bắc, về tình nghĩa gắn bó với quê hương cách mạng của nhà thơ.