Trong bài hát “Một đời người một rừng cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn có đoạn:
Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai
Ai cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mình
Phải đâu may nhờ rủi chịu, phải đâu trong đục cũng đành.
Phải không anh?
Phải không em?

  1. Đoạn thơ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nội dung của những lời hát trên là gì?
  2. Hãy viết 1 đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa được gợi ra từ những lời hát trên

Đáp án:
1.
+ Lặp cấu trúc câu: “Ai cũng…”, “phải đâu…”, “phải không…”;
+ Điệp ngữ: “Ai cũng”;
+ Câu hỏi tu từ
Phải không anh?
Phải không em?
– Nội dung: Là lời khẳng định, lời nhắn nhủ chân thành, tha thiết về ý thức trách nhiệm của mỗi người trong cuộc sống.
2. Viết bài:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý sau:
Mở bài:
Thân bài:
– Giải thích ý nghĩa lời bài hát: có ý nghĩa như 1 lời nhắn nhủ tha thiết về lối sống trách nhiệm của con người trong cuộc sống
– Bàn luận về quan niệm sống tích cực, đầy sức thuyết phục được gợi lên từ bài bài hát: biết gánh vác, biết chia sẻ, không lẩn tránh, không cam chịu nhẫn nhục, không an phận thủ thường; thậm chí biết chấp nhận và từ đó biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống của con người
Phân tích- chứng minh:
– Trong cuộc sống, có những con người luôn biết sống vì người khác, không ngại khó, ngại khổ, biết vì lợi ích của cộng đồng, biết vì mọi người, sống có trách nhiệm… Đó là những con người có nhân cách cao quý, có cuộc sống đáng trân trọng; ( dẫn chứng: Hồ Chí Minh, Pas- teur, anh Nguyễn Văn Trỗi sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân vì lợi ích cách mạng…, Đặng Thùy Trâm từ giã Hà Nội vào nơi ác liệt của chiến trường…; thời bình : những chiến sĩ Trường Sa, nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa…).
– Bên cạnh đó cũng có những con người luôn sống vị kỉ, cá nhân, nhỏ nhen, luôn tránh né, đùn đẩy khó khăn cho người khác, sống vụ lợi, lợi dụng sự giúp đỡ của người khác để thu vén cho bản thân… Lối sống đó rồi sẽ bị xã hội đào thải. ( dẫn chứng: loại người Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau…; những kẻ cơ hội, đục nước béo cò; đó là một số thanh niên chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ, thõa mãn những thú vui tầm thường trụy lạc như đua xe bất chấp gieo tai họa cho người khác, đốt thời gian, sức khỏe, tiền bạc nơi vũ trường, , luôn đòi hỏi ở người khác vì mình, vô trách nhiệm với gia đình, xã hội và cả với bản thân…).
– Và cũng có những con người sống yếu đuối, thụ động, cam chịu, luôn đổ lỗi cho số phận, đầu hàng những thử thách khó khăn, không đủ ý chí và nghị lực, chỉ biết bi lụy, cúi đầu trước nghịch cảnh…( dẫn chứng: những kẻ sa ngã, trượt dài trong tha hóa và phạm tội lại đổ lỗi cho hoàn cảnh, số phận…)
->>Lời bài hát là những lời nhắn nhủ thiết tha gởi đến mọi người, nhất là đối với lớp trẻ, một thông điệp về sống đẹp đầy sức thuyết phục. Nó chứa đựng một quan niệm nhân sinh tích cực, đáng để cho mỗi chúng ta xem như kim chỉ nam trong rèn luyện và tu dưỡng bản thân để có một cuộc sống chân chính
– Từ quan niệm sống đẹp đó phê phán lối sống ích kỉ, nhỏ nhen, vô trách nhiệm, thụ động, yếu hèn của 1 bộ phận cá nhân trong xã hội
– Liên hệ: Trong cuộc sống ngày nay, thanh nhiên càng cần chăm chỉ, năng động, sáng tạo biết gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của nhân dân, Tổ quốc, biết chọn cho mình lối sống đẹp và cao quý, tránh xa lối sống tầm thường, thấp hèn.
Bài học:

* Nhận thức:
Hiểu rằng cuộc sống chỉ thật sự có ý nghĩa, nhân cách con người sẽ thật sự cao quý khi biết chọn cho mình lối sống đẹp và cao quý, cự tuyệt lối sống tầm thường, thấp hèn.
– Liên hệ : Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu phải nhận riêng mình.
( Tố Hữu)
* Hành động:
– Để có thể sống đẹp như lời bài hát gợi ý, thanh niên cần sống có lí tưởng cao đẹp, có ý thức bồi dưỡng lòng nhân ái, vị tha, phải học tập, rèn luyện bản thân ý chí, nghị lực, những năng lực và kĩ năng sống, phải năng động, sáng tạo, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội.
Xem thêm : Nghị luận xã hội
(Tài liệu sưu tầm )

Bài viết gợi ý: