Nghị luận xã hội: sống đẹp
“Sống đẹp” đâu phải là những từ trống rỗng
Chỉ có ai bằng đấu tranh lao động
Nhân lên vẻ đẹp cuộc đời
Mới là người sống cuộc sống đẹp tươi.
Những vần thơ trên của Gi.Bêse (thi hào Đức) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về lối “Sống đẹp” của tuổi trẻ học đường hiện nay?
Yêu cầu
1.Kĩ năng : Cần nắm vững kĩ năng làm bài NLXH, nhất là kĩ năng viết bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp.
xem thêm cách làm bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí ở đây: Nghị luận về tư tưởng đạo lí
2.Kiến thức:Có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những nội dung sau:
Giới thiệu chung
– Dẫn ý kiến cần nghị luận và giới thiệu hướng nghị luận.
-Trích dẫn ngữ liệu trong đề bài
Thân bài
a. Giải thích : Thế nào là lối “Sống đẹp”?
– “Sống đẹp” là sống có ích, sống có lí tưởng, có bản lĩnh vững vàng, có mục tiêu phấn đấu rõ ràng, trong sáng…
b. Phân tích: Các khía cạnh biểu hiện của “Sống đẹp”
– Để sống đẹp mỗi người cần xác định:
+ Lí tưởng (mục đích) sống: cần có lí tưởng sống đúng đắn, cao đẹp.
+ Tâm hồn, tình cảm: suy nghĩ tích cực , lạc quan, lành mạnh, nhân hậu.
+ Trí tuệ (kiến thức): mỗi ngày thêm mở rộng, sáng suốt.
+ Hành động: tích cực, hướng thiện.
->> ý kiến của Gi.Bêse là ý kiến đúng đắn, nhấn mạnh :
Chỉ có ai bằng đấu tranh lao động
Nhân lên vẻ đẹp cuộc đời
->> tức là phải bằng những việc làm cụ thể
Với đề bài này, có thể vận dụng các thao tác lập luận như: giải thích thế nào là sống đẹp; phân tích các khía cạnh biểu hiện của lối sống đẹp; chứng minh, bình luận bằng việc nêu gương những cá nhân, tập thể sống đẹp; bàn cách thức rèn luyện cách sống sao cho đẹp; bác bỏ lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí nghị lực …
c. Chứng minh, bàn luận:
+Nêu những tấm gương người tốt:Bài viết có thể dùng tư liệu thực tế, có thể lấy dẫn chứng trong văn học
+Bàn cách thức sống đẹp:
-Sống tự lập, có ích cho xã hội.
-Sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng.
-Sống có ước mơ, khát vọng, hoài bão vươn lên, khẳng định giá trị, năng lực bản thân.
-Sống hiếu nghĩa với người thân.
-Quan tâm, yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh
-Dũng cảm, lạc quan, giàu ý chí, nghị lực.
-Không chạy theo lối sống lập dị, không phù hợp với truyền thống, thẩm mĩ, văn hóa dân tộc.
+ Phê phán lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí, nghị lực…của một bộ phận người trong xã hội ngày nay
Thói ích kỉ, vụ lợi không những làm cho con người nhỏ nhen, ti tiện, vô cảm mà còn gây những hậu quả xấu cho xã hội: như nạn tham ô, phạm pháp,
-Thói sống buông thả, tùy tiện, thiếu lí tưởng dẫn đến tình trạng tha hóa nhân cách, sống vô nghĩa, không có mục đích, vô giá trị, sống thừa.
-Thói lười nhác trong lao động, học tập dẫn đến ngu dốt, thiếu kí năng sống, kĩ năng ỉàm việc và quan hệ xã hội.
-Sống vô cảm, thiếu tình yêu thương, lòng trắc ẩn … dẫn đến cô độc, thiếu tính nhân văn.
+Bài học nhận thức và hành động.
Kết bài
– Khái quát lại vấn đề cần nghị luận.
– Liên hệ bản thân.
Xem thêm : Những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12