Đề Bài: Anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về hiện trạng: nhiều
học sinh không thích học môn Lịch sử và ít hiểu biết về truyền thống dựng nước, giữ nước vẻ vang của
dân tộc.
Gợi ý:

  1. Nêu thực trạng:

Việc học sinh không thích học môn Lịch sử và ít hiểu biết về truyền thống dựng nước, giữ nước vẻ vang của dân tộc là điều có thật và là một thực tế đau lòng cho nền giáo dục đất nước. Hiện trạng này không thể không thấy, không thể không suy nghĩ:
+ Xé đề cương ôn thi môn Lịch sử và rải trắng khắp trường khi nghe tin môn này không có trong danh sách các môn thi tốt nghiệp (năm 2013).

+ Mừng rỡ khi Lịch sử không còn là môn thi bắt buộc mà là môn thi tự chọn; ít học sinh đăng ký thi môn Lịch sử theo hình thức tự chọn (năm 2014). Hằng năm, kết quả điểm thi môn Lịch sử (kể cả thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh đại học) thấp một cách bất thường.
+ Năm 2015, kì thi THPT QG diễn ra: Tại điểm thi trường THPT Yên Thành 2, huyện Yên Thành (Nghệ An), duy nhất 1 thí sinh Phạm Xuân Hải dự thi môn Lịch sử. Hội đồng coi thi vẫn bố trí 66 cán bộ phục vụ sĩ tử này.
+ Ít người trả lời thông suốt những câu hỏi về lịch sử trong các kỳ thi trên truyền hình, kể cả những người được xem là học tốt, học giỏi; học sinh gần di tích lịch sử cũng không biết lịch sử di tích gần mình.
+ Lúng túng khi được hỏi về các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử nổi bật được lấy tên đặt cho các đường, các phố trong nhiều đô thị, không biệt phân biệt triều đại, các vị vua.
+ Chương trình Chuyển động 24h của VTV thực hiện phóng sự ngắn tại hai tuyến phố lịch sử Tây Sơn và Đặng Tiến Đông với câu hỏi rất đơn giản về vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Câu hỏi về mối quan hệ giữa hai cái tên Quang Trung – Nguyễn Huệ cho các em ở lứa tuổi học sinh. Các em đã khiến hầu hết người nghe phải bàng hoàng khi đưa ra câu trả lời Quang Trung – Nguyễn Huệ là hai bố con, hai anh em, bạn thân chiến đấu. Thậm chí, trong phóng sự, có một em học sinh còn chắc chắn như đinh đóng cột rằng “Quang Trung là nhà thơ, trường con chính là trường của ông ấy – trường Nguyễn Du, mà Nguyễn Du chính là ông Quang Trung”.

Phóng sự ngắn trên một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động lỗ hổng lớn về kiến thức lịch sử của học sinh Việt Nam.
Vậy nguyên nhân của tình trạng trên là do đâu ?

  1. Nguyên nhân:

+ Phía nhà trường: chương trình, sách giáo khoa Lịch sử khô cứng, không hấp dẫn; nhiều mốc thời gian, sự kiện khó nhớ khó thuộc gây ra sự rối loạn cho HS; thầy, cô dạy không có phương pháp tích cực, hiệu quả và thiếu nhiệt tình, không truyền được niềm đam mê, sự hứng thú lịch sử cho học sinh.
+ Phía các kênh tuyên truyền: nặng về cung cấp thông tin một chiều hoặc chưa lưu ý đến hiệu quả xấu của việc cho chiếu quá nhiều phim cổ trang của Trung Quốc, phim Hàn Quốc.
+ Phía cá nhân học sinh: bị thu hút quá mạnh vào những trò giải trí hấp dẫn quanh mình, bị chi phối của quan niệm thực dụng về việc học và việc chọn nghề sau này, quá ít đọc các sách, các tài liệu về lịch sử.
– Tuy nhiên chúng ta không nên đánh đồng tất cả:
+ GS Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm UB Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu nhiên và Nhi đồng của Quốc hội đã nói rằng: “Nếu môn học nào cũng bắt buộc thi, chúng ta lại giáo dục ra những con người đồng bộ”.
+ PGS.TS Phạm Văn Chương – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp thì: “Không thể đánh đồng các khái niệm”:
“Nếu các em không chọn môn Lịch sử để thi tốt nghiệp không có nghĩa là các em không yêu thích môn này, hay các em không yêu nước. Thực tế, có rất nhiều em học khối tự nhiên vẫn rất giỏi Lịch sử. Vấn đề là các em lựa chọn môn thi phù hợp với sở trường và phù hợp với kỳ thi đại học sắp tới.
Hơn nữa, trong suy nghĩ của hầu hết học sinh đã có sự phân luồng, định hướng nghề nghiệp ngay từ khi bước vào THPT. Trong khi đó, môn Sử lại không có tính đa dạng về ngành nghề, và đầu ra chưa thật sự hấp dẫn. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nhiều em không lựa chọn môn học này để thi tốt nghiệp cũng như thi đại học”; “Học khối A không có nghĩa là quay lưng với môn Sử”…
3, Giải pháp:

  • Đó là phải thay đổi nhận thức của các cấp quản lý giáo dục, thầy cô giáo đến cha mẹ HS và toàn xã hội về vai trò của môn lịch sử trong giáo dục con người nói chung, giáo dục nhân cách thế hệ trẻ nói riêng.
  • Phải có sự thay đổi mang tính cách mạng về quan niệm, nhận thức đối với môn lịch sử ở cấp học phổ thông.
  • – Phải tích lũy kiến thức lịch sử một cách nghiêm túc hơn, tìm thấy hứng thú ở những câu chuyện nói về truyền thống hào hùng của cha ông.
  • – Phải nuôi dưỡng không ngừng lòng tự hào dân tộc.

  • Đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch Sử để gây nên hứng thú, niềm tự hào dân tộc trong HS.
  • Đổi mới nội dung chương trình, kiến thức, giảm lược kiến thức không quan trọng…
    1. Rút ra bài học nhận thức và hành động:

    – Cần nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của Môn Lịch Sử để từ đó ra sức tìm tòi, học tập, nghiên cứu về nhưng chiến công hiển hách của cha ông trong lịch sử.
    – Bản thân cá nhân bạn đã làm gì đối với việc học tập môn Lịch Sử ở trường học ?
    – Phê phán những các nhân đi ngược lại Lịch Sử Đất nước, đi ngược lại truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời nay của dân tộc: “Dân ta phải biết sử ta
    Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.



    —Nguyễn Thế Anh – 12C – THPT Hoa Lư A – Ninh Bình—
    Xem thêm : Những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12

    Bài viết gợi ý: