Thêm một đề văn Nghị luận xã hội cho các em tham khảo nhé !
Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn:
Hồn Trương Ba: Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!
Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!
Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.
Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!
Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!
(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 149)
Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích trên. Từ đó, trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: con người cần được sống là chính mình.
Admin hướng dẫn các em như sau :
Đây là dạng đề nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Bài làm của các em cần tuân thủ theo hai bước cơ bản. Nếu các em chưa nắm vững cách làm dạng đề nghị luận về vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học thì có thể đọc bài lí thuyết nhé. Link bài viết :
Với đề bài trên, chúng ta làm như sau :
Mở bài :
Thân bài
Luận điểm 1 :Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba
– Khát vọng được thoát ra khỏi nghịch cảnh phải sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt:
+ Ý thức được tình cảnh trớ trêu là phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.
+ Thấm thía nỗi đau khổ và không chấp nhận tình trạng vênh lệch giữa hồn và xác. Các từ ngữ
không thể tiếp tục, không thể được, không thể trong lời thoại của Trương Ba cho thấy thái độ kiên
quyết, dứt khoát của nhân vật.
– Khát vọng được sống là chính mình:
+ Muốn là mình một cách toàn vẹn; thể xác và linh hồn hòa hợp; bên trong và bên ngoài, suy nghĩ và hành động thống nhất.
+ Mong muốn một cuộc sống có ý nghĩa, không chấp nhận sự dung tục, tầm thường:Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!
* Đánh giá
– Khát vọng của Hồn Trương Ba đã cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của con người trong cuộc đấu tranh chống
lại sự dung tục, giả tạo; bảo vệ quyền được sống là chính mình; hướng đến sự hoàn thiện nhân cách.
– Khát vọng của Hồn Trương Ba được thể hiện sâu sắc nhờ ngôn ngữ kịch hấp dẫn, giàu sức khái quát
và tính triết lí.
Luận điểm 2 : Bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề: con người cần được sống là chính mình
-Bởi lẽ, cuộc đời con người là cả một hành trình dài. Và trên hành trình ấy, ta phải gặp biết bao hạng người, đối mặt với nhiều khó khăn, có lúc ta hạnh phúc, có lúc ta quỵ ngã. Nếu sống đúng, sống chân thật thì bản thân thì mọi người sẽ ở bên ta lúc mệt mỏi, chia sẻ với ta những niềm vui,nỗi buồn. Hơn nữa, cuộc đời thực khác với những thứ ảo ảnh, phù phiếm. không ai có thể diễn kịch cho bản thân trong vai diễn cuộc đời. Mỗi người có một tích cách khác nhau, nhu cầu khác nhau. Không thể áp đặt lối sống, phong cách của người này đối với người khác. Sống đích thực với bản thân khiến con người ta thoải mái hơn, tự nhiên và tự tin hơn.
-Trái ngược với sống đích thực, sống đúng với bản thân là cách sống giả tạo, sống hình thức. nghĩa là mỗi người tự tạo cho mình một lớp vỏ bọc giả dối để đánh lừa người khác, nhằm thõa mãn thú vui nhất thời của bản thân và hậu quả cuối cùng là người đó tự đào thải chính mình ra khỏi xã hội.
Kết bài :
Xem thêm :