Ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. Bộ đề luyện thi về Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài.
Đề bài:
Nhà văn Nguyễn Khải đã từng nói: “Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua ranh giới ấy”
(Mùa lạc, SGK Văn học 12, tr.138. NXB Giáo dục, 2000)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Hướng dẫn giải :
Mở bài :
Thân bài :
Giải thích ý kiến:
Câu nói ấy là như thế nào?
– Con đường cùng: con đường không còn lối đi, bế tắc, không lối thoát.
– Ranh giới: đường phân chia giới hạn giữa hai khu vực
-> Ý nghĩa của cả câu nói: Trong cuộc sống, có khi con người chúng ta gặp phải những khó khăn tưởng như không thể vượt qua được. Nhưng đó không phải là đường cùng, đó chỉ là một ranh giới, một thử thách ý chí mà nếu con người có ý chí, nghị lực, có niềm tin, có quyết tâm thì sẽ vượt qua.
Tại sao Nguyễn Khải lại nói như thế?
– Xuất phát từ thực tế, có những khi con người ta phải trải qua một cảnh ngộ cuộc sống tưởng không thể vượt qua được và họ đã bi quan, coi như đó là bước đường cùng của cuộc đời mình. Tức là ở vào những giờ phút (thậm chí vào những ngày tháng) nhất định họ mất niềm tin vào cuộc sống.
– “Chỉ có những ranh giới” tức là những khó khăn, thử thách đó con người có thể vượt qua.
– “Điều cốt yếu…vượt qua”: có niềm tin, có cố gắng, biết huy động sức mạnh sẽ vượt qua được ranh giới. Sức mạnh ấy có từ sự nỗ lực của bản thân (yếu tố chủ quan) và từ hoàn cảnh cuộc sống tạo điều kiện hỗ trợ cho sức mạnh của con người (yếu tố khách quan)
Phân tích, chứng minh
– Ranh giới mà Mị phải vượt qua: Đó là sự trói buộc về thể xác và sự đè nén về tinh thần, đặc biệt là sự đè nén về tinh thần.. Những người phụ nữ trong xã hội cũ ở miền núi tự cho rằng mình đã là con dâu trong nhà người ta (dù là do hoàn cảnh bắt buộc) tất phải chấp nhận sống, chết, may thì được hưởng hạnh phúc, không may thì phải chấp nhận đau khổ. Sự nhẫn nhục và cam chịu đã ăn sâu vào máu thịt của họ và Mị không nằm ngoài quy luật ấy. Mĩ đã nghĩ: “ta là thân đàn bà, nó bắt ta về trình ma nhà nó thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi”.
– Sức mạnh khiến Mị vượt qua ranh giới:
+ Sức mạnh nội tại: trong Mị luôn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt (Thí sinh phân tích sức sống tiềm tàng của Mị bộc lộ trong những hoàn cảnh: khi mới bị bắt về làm dâu gạt nợ Mị đau khổ muốn ăn lá ngón tự tử; trong đêm tình mùa xuân, Mị muốn đi chơi xuân…; khi cởi trói cho A Phủ và cũng A Phủ chạy trốn)
+ Sự tác động của hoàn cảnh khách quan: không khí đón Tết ở Hồng Ngài (đặc biệt là tiếng sáo) và cảnh A Phủ bị trói (đặc biệt là giọt nước mắt của A Phủ). Có một hoàn cảnh thuận lợi, thích hợp nhưng nếu con người không có sẵn sức mạnh nội tại thì hoàn cảnh đó cũng chẳng có ý nghĩa gì. Nhân vật Mị sẵn có trong mình một sức mạnh tiềm tàng và khi gặp hoàn cảnh khách quan thuận lợi thì sức mạnh đó được khơi dậy, được phát huy.
Đánh giá khái quát:
– Câu nói của Nguyễn Khải đã thể hiện một cái nhìn lạc quan về cuộc đời, một lối sống tích cực, có trách nhiệm. Câu nói như một lời khuyên, động viên con người đừng bao giờ chán nản, buông xuôi mà phải có nghị lực, niềm tin trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống
– Nhân vật Mị trong đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” là một người phụ nữ có số phận đau khổ cực nhục, có sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Sức sống mãnh liệt và khát vọng tự do đã giúp Mị vượt qua được ranh giới cuộc đời nô lệ để tự giải phóng cho mình. Qua đó nhà văn thể hiện niềm tin vào sức mạnh, bản lĩnh sống của con người.
– Khắc họa tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo, chân thực.
Kết bài :
Xem thêm :Bộ đề luyện thi về Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài :