I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

-Phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ):

Bước 1: Lấy số có một chữ số nhân với chữ số hàng đơn vị của số có hai chữ số.

Bước 2: Lấy số có một chữ số nhân với chữ số hàng chục có trong số có hai chữ số.

Ví dụ:     

- Vận dụng phép nhân vào giải các bài toán đố.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Đặt tính và tính

Bước 1: Đặt tính theo cột dọc, thừa số thứ nhất là số có $2$ chữ số và thừa số thứ hai là số có một chữ số.

Bước 2: Thực hiện phép nhân, lấy số có một chữ số nhân với từng chữ số của số có hai chữ số theo thứ tự từ phải sang trái.

Dạng 2: Toán đố

Khi bài toán cho giá trị của “mỗi” hay “một nhóm” và yêu cầu tính giá trị của hai hay nhiều nhóm tương tự như vậy thì ta cần thực hiện phép toán nhân để tính.

Dạng 3: Tính giá trị của biểu thức.

Thứ tự thực hiện phép toán sẽ là nhân, chia trước cộng trừ sau.

Nếu biểu thức chỉ có nhân hoặc chia thì thực hiện từ trái sang phải.

Dạng 4: Tìm số còn thiếu

Muốn tìm số bị chia chưa biết, ta lấy thương nhân với số chia.

Dạng 5: So sánh

Bước 1: Tính giá trị của các biểu thức.

Bước 2: So sánh các giá trị vừa tìm được, điền dấu >;< hoặc = nếu có.

Dạng 6: Mối quan hệ của các thành phần trong phép nhân.

Trong một phép nhân, nếu một thừa số gấp lên bao nhiêu lần thì tích cũng gấp lên bấy nhiêu lần.

Ví dụ: Trong phép nhân \(12 \times 2\) nếu giữ nguyên thừa số thứ nhất và gấp hai lần thừa số thứ hai thì tích mới sẽ là bao nhiêu ?

Giải:

Ta có: \(12 \times 2 = 24\)

Nếu giữ nguyên thừa số thứ nhất và gấp hai lần thừa số thứ hai thì ta có tích mới là:

\(12 \times 4 = 48\)

Vậy tích mới là \(48\)

Ta thấy trong phép nhân trên, khi giữ nguyên thừa số thứ nhất và thừa số thứ hai gấp lên hai lần thì tích mới cũng gấp lên hai lần so với tích cũ \((24 \times 2 = 48)\)

Nhận xét: Trong một phép nhân, nếu giữ nguyên một thừa số và thừa số còn lại gấp lên bao nhiêu lần thì tích mới cũng gấp lên bấy nhiêu lần so với tích cũ.

Bài viết gợi ý: