I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Ghi nhớ cách tính độ dài đường gấp khúc và chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó (độ dài các đoạn thẳng cùng đơn vị đo)
- Muốn tính chu vi của hình tam giác và hình tứ giác ta tính tổng độ dài các cạnh bao quanh của hình đó (độ dài các cạnh cùng đơn vị đo)
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1. Tính độ dài đường gấp khúc.
Phương pháp chung:
Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.
Ví dụ: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD.
Giải:
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
\(34 + 12 + 36 = 82\left( {cm} \right)\)
Đáp số: \(82cm\)
Dạng 2. Chu vi của tam giác.
Phương pháp chung:
Muốn tính chu vi của hình tam giác ta tính tổng độ dài các cạnh bao quanh của hình đó.
Ví dụ: Chu vi của hình tam giác ABC là bao nhiêu mét ?
Giải:
Chu vi của hình tam giác ABC là:
\(2 + 3 + 3 = 8\left( {cm} \right)\)
Đáp số: \(8cm\)
Dạng 3. Chu vi của tứ giác.
Phương pháp chung:
Muốn tính chu vi của hình tứ giác ta tính tổng độ dài các cạnh bao quanh của hình đó.
Dạng 4. Đếm hình theo yêu cầu.
Phương pháp chung:
Bước 1: Đếm từ các hình nhỏ, đơn giản trước
Bước 2: Đếm tiếp đến hình ghép từ các hình nhỏ.
Bước 3: Tính tổng số hình vừa đếm được.
Ví dụ: Hình dưới đây có bao nhiêu hình tam giác ?
Giải:
Hình đã cho có:
- Bốn hình tam giác nhỏ: \(1;2;4;5\)
- Hai hình tam giác to được ghép từ các hình nhỏ: \(1+6+5; 2+3+4\)
Vậy hình đã cho có tất cả \(6\) hình tam giác.
Dạng 5. Vẽ thêm đoạn thẳng để tạo hình.
Phương pháp chung:
Bước 1: Vẽ nháp thử các cách để tạo được hình vẽ đúng yêu cầu.
Bước 2: Kiểm tra hình vẽ nháp đã thỏa mãn chưa và vẽ vào vở.
Dạng 6. Ghép hình để tạo thành hình cho trước.
Phương pháp chung:
Từ các hình, xoay, di chuyển để tạo thành hình vẽ theo yêu cầu.