ÔN TẬP BÀI TÂY TIẾN, QUANG DŨNG, PHẦN 2
Phần 2 : Kỉ niệm vê đêm lửa trại và nỗi nhớ vê cảnh và người miền Tây
Lưu ý : Bài ôn tập Tây Tiến có nhiều phần, các em tìm đọc ở link này :

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa….

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Những kỉ niệm về tình quân dân thắm thiết qua những đêm liên hoan văn nghệ đậm màu sắc lãng mạn, trữ tình được khắc hoạ sinh động bằng vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa của những người lính Tây Tiến:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa….
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

  • Đêm liên hoan được miêu tả bằng những chi tiết lãng mạn:
  • + Đêm liên hoan văn nghệ với hình ảnh đuốc hoa gợi nên nhiều cách hiểu thi vị, tình tứ : đêm hội giao duyên, đêm tân hôn của những cặp tình nhân (hội đuốc hoa). đem đến niềm vui náo nức, rạo rực trong lòng người, niềm vui khiến đêm liên hoan giữa bộ đội và dân làng trở thành đêm hội tưng bừng. Cụm từ “bừng lên ” là một nốt nhấn tươi sáng cho cả câu thơ. Nó không chỉ đem đên ấn tượng về ánh sáng – ánh sáng chói loà, đột ngột của lửa, của đuốc, xua đi cái tối tăm lạnh lẽo của núi rừng mà còn thể hiện niềm vui sướng rạo rực trong lòng người, gợi lên hình dung về ánh mắt ngỡ ngàng, gương mặt bừng sáng của những thiếu nữ, những người lính Tây Tiến.
    + Nhân vật trung tâm của đêm hội là những thiếu nữ Tây Bắc trong những bộ trang phục và vũ điệu vừa lộng lẫy, vừa e thẹn, tình tứ. Ân tượng về thiếu nữ Tây Bắc trong xiêm áo lộng lẫy được khắc hoạ nổi bật giữa đoàn quân xanh màu lá và duyên dáng hơn trước những người lính dữ oai hùm. Cái nhìn trẻ trung, ngỡ ngàng, ngạc nhiên, say mê sung sướng của những người lính Tây Tiến trước vẻ đẹp phương xa và mơ màng trong man điệu của núi rừng. Man điệu có thể hiểu là vũ điệu uyển chuyển của các sơn nữ, cũng có thể hiểu là giai điệu say đắm ngọt ngào, vừa hoang sơ, bí ẩn, vừa mới mẻ lạ lùng làm mê hoặc lòng người. Với tâm hồn hào hoa, nghệ sĩ đặc biệt nhạy cảm với cái đẹp, người lính Tây Tiến say đắm và cảm nhận những hình ảnh rực rỡ, những âm thanh ngọt ngào của đêm lửa trại để được thả hồn phiêu diêu bay bổng trong thế giới mộng mơ, để xây hồn thơ giữa những điệu nhảy, điệu múa, những vẻ đẹp say lòng người của phương xa, đất lạ
    Bằng bút pháp tài hoa, lãng mạn, thi trung hữu nhạc,tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp giàu bản sắc văn hoá, phong tục của đồng bào vùng biên giới cùng tình cảm quân dân thắm thiết và tâm hồn lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống của người lính Tây Tiến
    Vẻ đẹp của con người và cảnh vật miền Tây Bắc trong chiều sương trên sông nước Châu Mộc – Cảnh sông nước Tây bắc nhuốm màu cảm xúc bâng khuâng, xa vắng trong nỗi nhớ da diết của tác giả
    Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có thấy dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa + Câu thơ nhắn gửi “người đĩ” nhưng thực chất là nhà thơ đang hướng lòng mình về Châu Mộc, về núi rừng miền Tây trong chiều sương nhạt nhoà. Đại từ phiếm chỉ ấy chuyển dịch không gian cụ thể, xác định thành một không gian xa xăm, mờ ảo đồng thời tạo nên độ lùi về thời gian. Rồi những câu thơ cất lên như những câu hỏi trong phép điệp cấu trúc; Có nhớ… Có thẩy… thể hiện nỗi nhớ trăn trở khôn nguôi. Ba câu thơ vẽ nên một bức tranh vừa hoa sơ, vưa thơ mộng. Bút pháp chấm phá tinh tế: không gian sông nước rộng lớn, cảnh thì thưa thớt, thấp thoáng bóng người, bóng hoa. Lau là một đặc trưng của xứ sở Tây Bắc. Quang Dũng hông miêu tả màu sắc, hình dáng của lau mà khắc hoạ linh hồn, khí sắc của lau giữa không gian quạnh vắng, man mác u buồn. Nét vẽ mờ nhoà này đã bắt được cái mộng mơ của cảnh, cái hư ảo của hoài niệm, cái tinh tế của tình cảm. Và bởi thế mà không gian trên dòng sông, cảnh vật Châu Mộc hiện lên thật mờ ảo, thơ mộng nhuốm màu sắc cổ tích, huyền thoại.
    + Nổi bật lên trên bức tranh sông nước là cái dáng mềm mại, uyển chuyển của người con gái Tây Bắc trên con thuyền độc mộc. Dáng người ấy mảnh mai, bé nhỏ nhưng cứng cỏi và kiên cường bởi nó xuất hiện song hành hình ảnh độc mộc đè thác lũ băng băng lướt tới. Hình ảnh ấy đẹp và đậm chất thơ như “hoa đong đưa”. Nếu là đung đưa hay đu đưa thì người đọc chỉ có thể cảm nhận cái rập rờn của những cánh hoa trên sóng nước nhưng cách sử dụng từ láy đong đưa một cách tài tình của Quang Dũng đã khiến cho những bông hoa trên dòng thác lũ vừa có nét đa tình, dịu dàng vừa gợi được cái quyến rũ của cảnh vật.
    Đoạn thơ giàu chất hoạ, chất nhạc. Bút pháp lãng mạn và xúc cảm trữ tình đã khắc hoạ được nỗi nhớ da diết và tình yêu, sự gắn bó với thiên nhiên, cuộc sống, con người miền Tây.

    (Tài liệu sưu tầm )

    Bài viết gợi ý: