Đề bài: Phân tích bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.

Bài làm

“Phụ nữ Việt Nam trung trinh tiết hạnh

Trang điểm cuộc đời muôn cánh hoa

Ra đời giúp nước giúp non

Về nhà tận tụy chồng con một lòng.”

Trong lịch sử hào hùng của dân tộc, phụ nữ đã oanh liệt làm nên trang sử vàng của dân tộc. Đã có biết bao nhà thơ nữ nổi tiếng như: Đoàn Thị Điểm, Huyện Thanh Quan,... Nhưng ta cũng phải kể đến cuộc sống thầm lặng của những người phụ nữ miền quê nông thôn. Sự bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn được đề cập trong ca dao, văn thơ... Thấu hiểu và cảm thông điều đó, Bà Hồ Xuân Hương đã viết lên những phẩm chất đáng quý, tấm lòng đức hạnh của người phụ nữ thông qua bài thơ “Bánh trôi nước”:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã làm hiện lên được tấm lòng son sắt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thời xưa.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Người phụ nữ hóa thân bánh trôi nước hàm chứa nhũng ý nghĩa về vẻ đẹp của họ. Họ là những người phụ nữ trong trắng, tiết hạnh, là những người làm đẹp cho cuộc sống.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Với nghệ thuật sử dụng thành ngữ “bảy nổi ba chìm” đã nêu lên số phận lênh đênh, chìm nổi của cuộc đời người phụ nữ, không biết sẽ đi đâu về đâu, cũng giống như thân phận của Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Với biện pháp đảo ngữ nói lên rằng người phụ nữ phải sống lệ thuộc. Sống trong thời đại XHPK, với quan niệm sai trái “trọng nam khinh nữ”, phụ nữ luôn bị khinh rẻ, vì vậy luôn sống phụ thuộc vào người đàn ông.

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Thân em như thể cánh bèo

Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi”

Người phụ nữ luôn sống cam chịu, cực khổ, nhưng vẫn luôn chung thủy, giữ tấm lòng son sắt, thủy chung, trong trắng.

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Đây là một bài thơ hay, mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để nói lên thân phận của người phụ nữ, tấm lòng son sắt của người phụ nữ trong XHPK, đồng thời lên án, tố cáo một thế lực bất công tàn bạo của XHPK thời xa xưa, quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã làm mất đi quyền sống tốt đẹp, độc lập của người phụ nữ.

Bài viết gợi ý: