GỢI Ý CỤ THỂ
1. MỞ BÀI:
Truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là một trong những tác phẩm xuất sắc của văn xuôi cách mạng miền Nam thời kì đấu tranh thống nhất đất nước và kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Truyện kể về những chặng đường đầy gian khổ hi sinh nhưng cũng dạt dào âm hưởng anh hùng ca của buôn làng Xô-man từ những năm đen tối cho đến thời kì đồng khởi (1955 - 1960).
Song song với những diễn biến của truyện là hình tượng cây xà nu dây chất thơ và hùng tráng.
2. THÂN BÀI
a) Cây xà nu, một hình ảnh của thiên nhiên Tây Nguyên giàu sức sống (ấn tượng chung, tả thực và phép lặp).
+ Khi nói đến núi rừng Tây Nguyên, người ta không thể nào quên nhắc tới cây xà nu, một loại cây họ thông có sức sống dẻo dai, mạnh mẽ. Ngay lần đầu trông thấy cây xà nu, Nguyễn Trung Thành đã có một ấn tượng rất sâu sắc. Trong bài về một truyện ngắn - Rừng xà nu, ông viết: “Đó là một khu rừng xanh tít tắp tận chân trời. Tôi yêu cây xà nu ngay từ ngày đó. Ấy là một loài cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch, mỗi cây cao vút, lạm vỡ, ứa nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi”. Chính ấn tượng này đã có tác động không nhỏ trong việc nhà văn đưa cây xà nu vào truyện ngắn Rừng xà nu và biến nó thành một hình tượng đẹp.
+ Cây xà nu được tác giả tả thực và lặp đi lặp lại nhiều lần trong tác phẩm. Nếu làm một phép thống kê nhỏ, ta thấy hình ảnh cây xà nu được lặp cụ thể trong các trường hợp sau: năm lần với “rừng xà nu”, bốn lần với “đồi xà nu”, gần mười lần với “cây xà nu”, “ngọn xà nu”, “nhựa xà nu”, “khói xà nu”, “lửa xà nu”... Cây xà nu được miêu tả với số lượng nhiều hàng vạn cây và với sức mạnh sinh tồn thật hiếm thấy “trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy”. Đặc biệt, hình ảnh mở đầu và kết thúc thiền truyện này cũng là hình ảnh rừng xà nu: “Đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp đến chân trời”. Dùng phép lặp nói trên như một thủ pháp nghệ thuật, tác giả nhằm gây ấn tượng và nhấn mạnh vào hình tượng cây xà nu, một loại cây tiêu biểu cho sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên Tây Nguyên.
b) Sự gắn bó với cuộc sống con người Tây Nguyên của cây xà nu (cây xà nu che chở, bảo vệ buôn làng; có mặt trong cuộc sống hàng ngày; tham gia vào những sự kiện quan trọng).
Cây xà nu không chỉ đơn thuần là một hình ảnh của thiên nhiên, không chỉ xuất hiện ở đoạn mở đầu và kết thúc của tác phẩm mà nó còn có mặt trong suốt câu chuyện về buôn làng Xô-man.
+ Trước hết, với thân hình vạm vỡ, cành lá xum xuê, những cây xà nu trên đồi cao đã trở thành người che chở cho dân làng trước những loạt đạn đại bác của quân thù. Với thủ pháp nghệ thuật nhân hóa, tác giả biến hình tượng cây xà nu thành hình tượng những con người: “Cứ thế, hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”.
+ Cây xà nu có mặt trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân làng Xô-man: cải xà nu cháy hồng trong bếp lửa mỗi nhà, trong đống lửa nhà ưng; đuốc xà nu cháy sáng soi rõ những con đường trong rừng đêm ấm u; khói xà nu xông đen tấm bảng cho anh Quyết dạy Tnú và Mại học chữ...
+ Đặc biệt, cây xà nu còn tham dự vào những sự kiện quan trọng của cuộc sống làng Xô-man: ngọn đuốc xà nu cháy sáng trong tay cụ Mết và những người vào rừng lấy giáo, mác, vụ, rựa giấu kín từ trước, dưới ánh sáng lửa xà nu đêm đêm dân làng thức mài vũ khí để chuẩn bị vùng lên chống Mĩ Diệm; bọn giặc tẩm nhựa xà nu vào giỏ để đốt mười ngón tay của Thú, ngọn lửa xà nu soi sáng rực đêm cả làng Xô-man nổi dậy khởi nghĩa những bó đuốc xà nu soi rõ xác mười thằng giặc bị giết ngổn ngang, có thể nói cây xà nu luôn gắn với vui buồn của con người, tuy có lúc nó bị kẻ thù lợi dụng làm điều ác nhưng nó luôn là người bạn gần gũi, thân thiết với người dân Xô-man.
c) Ý nghĩa biểu tượng: (nhan đề truyền tả cây xà nu như người tả người dân Xô-man như cây xà nu)
- Cây xà nu đã được tả thực thật sinh động. Hơn thế nó còn trở thành một biểu tượng cho cuộc sống, số phận và phẩm chất của con người có lẽ vì thế truyện ngắn được đặt tên là Rừng xà nu. Điều đó đã được xác nhận qua lời kể của chính tác giả. Quả thực, bắt đầu tôi chưa hề có câu chuyện, cột chuyện nào cả. Bắt đầu đều với ngòi bút gần như không hề tính trước là một khu rừng xà nu, những cây xà nu về một truyện ngắn - rừng xà nu. Những trang miêu tả cây xà nu ở đầu và cuối truyện ngắn đầy chất thơ hùng tráng nhưng sự miêu tả đó luôn được đặt trên sự so sánh ứng chiếu với con người, gợi ra ý nghĩa tượng trưng về tính cách và số phận của con người, cụ thể ở đây là dân làng Xô-man, Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời, nó đứng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng” thật giống như người dân Xô-man luôn yêu tự do, khao khát sống tự do. Nếu dân làng Xô-man bị bọn giặc tra tấn giết hại thì rừng xà nu cũng bị đạn đại bác của chúng tàn phá, “cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, đen và đặc quánh thành từng cục máu lớn”. Tuy vậy cây xà nu có sức sống thật mạnh mẽ không bom đạn và sự tàn phá nào có thể hủy diệt được. “Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương chóng lành trên thân thể cường tráng, cạnh một cây xà nu canh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Hình ảnh đó thật giống như cán bộ cách mạng và những thế hệ dân làng Xô-man tiếp bước nhau đứng lên đánh giặc. Anh Quyết hi sinh thì đã có Tnú và Mai, Mai bị giặc giết thì con gái Mai là Dít trở thành một người cán bộ vững vàng, rồi bé Heng, thế hệ tiếp theo của Dít cũng đang lớn lên và tiếp tục cuộc chiến đấu.
- Mặt khác nhiều đoạn miêu tả con người, tác giả lại so sánh ứng chiếu với cây xà nu. Hình tượng cụ Mết, một già làng tiêu biểu cho sức sống mạnh mẽ, cho lòng trung thành với cách mạng của dân làng Xô-man được so sánh. “như một cây xà nu lớn”. Tnú bị giặc bắt và tra tấn “vết thương trên lưng của một giọt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc queo lại, tím thâm như nhựa xà nu, khi làng Xô-man nổi dậy khởi nghĩa thì lại có hình ảnh so sánh cả rừng xà niu ào ào rung động và lửa cháy khắp rừng”, chính thủ pháp miêu tả như vậy đã tạo ra sự hòa nhập con người với thiên nhiên như một chất thơ tráng lệ hào hùng.
3. KẾT BÀI
Cây xà nu đã được miêu tả như một hình ảnh của thiên nhiên và như sự gắn bó thân thiết với cuộc sống con người. Nhưng điều quan trọng hơn cả là nó đã trở thành một biểu tượng đẹp để cho sức sống mạnh mẽ cho tinh thần bất khuất của người dân Xô-man, của nhân dân Tây Nguyên của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, thật đúng như lời cụ Mết, “không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này”.