A-LẬP DÀN Ý

1. Nêu xuất xứ thiên truyện.

2. Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị từ lúc bị bắt làm nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra cho đến khi trốn khỏi Hồng Ngài.

B– HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

1. Xuất xứ thiên truyện

- Vợ chồng A Phủ một tác phẩm được in trong tập truyện ngắn Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài - giải nhất giải thưởng văn nghệ 1954 - 1955. Truyện Tây Bắc thâm nhập cuộc sống của đồng bào dân tộc ít người vùng Tây Bắc và cũng đánh dấu sự chín muồi về tư tưởng và tình cảm của nhà văn.

Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn có hai phần, viết về hai giai đoạn của cuộc đời Mị và A Phủ: Giai đoạn ở Hồng Ngài, trong nhà thống lí Pá Tra. Giai đoạn ở Phiềng Sa, hai người thành vợ chồng, gặp gỡ cách mạng rồi trở thành du kích.

2. Chủ đề của tác phẩm được làm sáng tỏ qua cuộc đời và số phận của nhân vật chính là cô Mị. Chú ý phân tích hại đặc điểm có vẻ đối lập nhưng thực chất rất thống nhất ở nhân vật này:

- Là nạn nhân của chế độ phong kiến và thần quyền, bị chà đạp nặng nề triền miên nên sống cam chịu, nhẫn nhục trong cảnh làm con dâu gạt nợ (mà thực ra là nô lệ) trong nhà thống lí.

- Là cô gái trẻ đẹp, con nhà lao động, có tấm lòng nhân hậu, giàu sức sống nên từng bước vươn dậy và cuối cùng tự vượt mình để tìm con đường sống.

Hướng khai thác chất liệu nghệ thuật để phân tích:

a) Nghệ thut mu tả sự tương phản giữa hoàn cnh sống và số phận:

- Nhà thống lí giàu có, kẻ hầu người hạ ra vào tấp nập – cô con dâu nổ lệ lầm lũi cúi mặt nín lặng.

Nên chọn các chi tiết: “Ở lâu trong cái kh, Mi quen khổ rồi”, “Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, nh cũng là con ngựa, “Mị cúi mt không nghĩ ngợi nữa”, “Mỗi ngày Mcàng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong cửa”... - Căn buồng nơi Mị ở tù túng âm u, lạnh lẽo, chỉ có một cửa sổ trăng trắng - không gian bao la rộng mở của bầu trời vùng núi, rộn ràng âm thanh và rực rỡ màu sắc...

- Tâm trạng cô đơn, cảnh sống đơn chiếc - sức sống của thiên nhiên khi xuân sang, tiếng sáo gọi bạn trong những đêm tình mùa xn...

b) Chú ý phân tích một số tình huống đchứng minh ở con người Mcó một sức sống tiềm ẩn:

- Tâm trạng và hành động của Mị khi tết đến xuân sang: Cách uống rượu ừng ực từng bát, cách nghe tiếng sáo gọi bạn nhẩm theo lời hát... trong khoảnh khắc như được sống lại cái quá khứ còn con gái, còn tự do: Từ đó, thôi thúc cô tới hành động “tháo cũi sổ lồng” để đi chơi xuân.

- Tâm trạng Mị khi bị A Sử trói đứng: Suy nghĩ và tình cảm không dứt đoạn và vẫn theo tiếng sáo của cuộc chơi, dường như quên đi tình trạng bị thảm đau đớn về thể xác.

- Diễn biến tâm lí của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ: Từ chỗ vô cảm vô thức đến chỗ trồng người mà ngẫm đến taxót thương cho thân phận và cảm nhận ra sự thực này hoàn toàn vô lí: Nhưng tình thương người này càng tăng, át đi nỗi ssệt đã thành thói quen trong nếp sống, Mị đã quyết định cởi trói cho người thanh niên khốn khổ ấy và đồng thời chạy trốn cùng với A Phủ. Hành động đó rất táo bạo, có ý nghĩa quyết định cuộc đời cô. Hành động đó là kết quả tất yếu của sức sống vốn tiềm ẩn trong chính tâm hồn người phụ nữ tưởng như suốt đời nhẫn nhục cam chịu thân phận nô lệ.

c) Phân tích nhân vật Mị trong quan hệ đối sánh với nhân vật A Phủ:

Số phận của hai nhân vật này có nhiều điểm giống nhau nhưng xuất phát từ hoàn cảnh khác nhau nên tính cách họ có phần khác nhau:

– A Phủ cũng là nạn nhân của chế độ phong kiến miền núi tàn bạo nhưng cuộc sống đơn độc và tự do từ tấm bé đã rèn luyện ở anh tính gan góc, dám chống trả với bất công (bị bán xuống vùng xuôi nhưng lại trốn về, dám đánh A Sử nhà giàu, bị trói, nhai đứt hai vòng dây mây, bị những trận mưa đòn nhưng không hề kêu xin...).

- Sau này cách mạng, A Phủ giác ngộ nhanh và tích cực đấu tranh để giải phóng mình và giải phóng quê hương.

Bài viết gợi ý: