HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

1. Nói chung nghệ thuật trong truyện ngắn Vợ nhặt có ba yếu tố cơ bản: sáng tạo tình huống truyện độc đáo, trần thuật tự nhiên, hấp dẫn; xây dựng nhân vật chân thật, sắc sảo.

a) Tình huống được nêu lên ngay ở đầu đề của truyện: Vợ nhặt. Một anh nông dân nghèo xấu xí, dở hơi, ế vợ, bỗng “nhặt” được Vợ một cách dễ dàng. Một chuyện kì lạ khiến cả xóm ngụ cư phải ngạc nhiên. Mẹ anh ta cũng ngạc nhiên. Bản thân anh ta cũng lấy làm lạ “cứ ngngợ như không phải thế”. Nhưng khi đã hiểu ra rồi, thì lại nảy ra một điều ngạc nhiên khác: giữa lúc đói khát này, một anh dân nghèo nuôi thân chẳng xong, lại còn lấy vợ! Một tình huống đặc biệt éo le: vừa mừng vừa lo, vừa vui vừa buồn và càng ngẫm nghĩ càng thấy ai oán xót thương”. Không ai thấm thía điều này hơn bà cụ mẹ Tràng: “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này...!” Nhưng “nời ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, nời ta mới ly đến con mình...”, “Chúng mày lấy nhau c này u thương quá....

Tình huống này làm bật nổi lên hai ý nghĩa của thiên truyện:

+ Lên án sâu sắc tội ác của bọn thống trị Nhật, Pháp và tay sai. Chúng đày nn dân ta vào một nạn đói khủng khiếp đến nỗi cái gcon người không hơn cái rơm cái rác, có thể “nhặt” được nơi đầu đường xó chợ...

+ Con người luôn khao khát tình thương yêu và hạnh phúc gia đình. Và trong bất kì tình huống nào cũng vẫn tin ở sự sống, vẫn hi vọng ở tương lai.

b) Mở đầu c phẩm: Tác giả giới thiệu nhân vật Tràng tình huống truyện một cách tnhiên và hấp dẫn: Tràng đưa vợ về nhà trong con mắt đầy ngạc nhiên ca cả xóm ngụ cư. Đến c chính anh ta cũng ngạc nhiên khi nhìn thị ngồi ngay giữa nhà”, thì tác giả mới qua dòng hồi tưởng của Tràng, thuật lại đầu đuôi câu truyện anh ta nhặt được vợ như thế nào. Sau đó mạch truyện lại được chảy xuôi cho đến kết thúc. Trần thuật thông qua đối thoại giữa các nhân vật cũng là một nét đặc sắc của truyện tác giả đã dựng được nhiều đoạn đối thoại sinh động và rất hóm hỉnh của 2 vợ chồng Tràng (đối thoại bằng thứ ngôn ngữ “chao ct chỏng lỏni nhà kho quán chợ; đối thoại bằng thứ ngôn ngữ “nhấm nhẳng, cộc lốc” trên đường về nhà Tràng) và giữa mấy người đàn bà trong xóm ngụ cư về người vợ nhặt của Tràng...

c) Vợ Tràng: Tâm lí tội nghiệp của một người đói khát cùng đường đến mức trơ trẽn, liều lĩnh không còn chút e thẹn của người đàn bà.

Tràng: Tâm lí bàng hoàng vì bỗng nhiên lấy được vợ quá dễ dàng - điều mà xưa nay anh ta không dám mơ ước. Anh ta vừa tự hào vừa vui sướng, vừa ngượng ngùng nên vốn vụng về càng vụng về hơn, muốn bày tỏ tình cảm mà không biết nói thế nào cho phải. Anh ta không phải không “chín”, nhưng niềm vui lấn át tất cả. Lấy được vợ đối với Tràng là một cuộc đổi đời. Anh ta thấy mình bây giờ thực sự “nên người”, nghĩa là thấy mình phải đứng đắn hơn, có trách nhiệm hơn với cái nhà của mình, với mẹ, với vợ, không thể sống tùy tiện, vô tâm vô tính như trước...

Mẹ Tràng (bà cụ Tứ): Lúc đầu không hiểu được con mình lấy được vợ. Khi hiểu ra thì lòng mẹ ngổn ngang: lo lắng, tủi cực, xót thương lẫn với mừng vui, nhưng cái mừng không sao lấn át được cái lo, vì bà cụ cả một đời chưa bao giờ thoát khỏi đói nghèo. Nhưng thương con, thương dâu, có ý thức trách nhiệm của người làm mẹ, bà cụ cố che giấu cái buồn cái lo, nói toàn chuyện vui, chuyện tương lai sáng sủa, gắng tin ở cái triết lí dân gian “ai gu ba họ, ai khó ba đời”...

Thông qua tâm lí của ba nhân vật hiện ra trong một tình huống đặc biệt, chủ đề của truyện được thể hiện một cách sâu sắc và cảm động: người dân lao động trong xã hội cũ cực khổ vô cùng, suốt đời không thoát khỏi đói nghèo, tuy vậy rất giàu tình thương yêu, họ khao khát tổ ấm gia đình. Và không có thể cướp được ở họ niềm tin vào sự sống ở tương lai. Một chủ đề vừa có ý nghĩa tố cáo xã hội, vừa có giá trị nhân bản sâu sắc.

2. Những ý chính khi phân tích nhân vật bà cụ Tứ

- Lúc đầu bà cụ không ngờ con có vợ nên không hiểu người đàn bà trong nhà mình là ai, vì bà cụ nghĩ tình cảnh con mình.

- Nhưng khi biết con mình “nhặt” được về thì lòng bà mẹ nghèo khổ hiểu ra biết bao cơ s”: buồn, lo, tủi cực, ai oán xót thương: người ta có gặp nạn đói mới lấy đến con mình, lấy vợ vào lúc này thì lấy gì mà nuôi nhau (“Chúng mày lấy nhau c này, u thương quá”).

- Dù sao người ta chịu lấy con mình thì cũng đáng quí. Bà cụ thương con nên cũng thương dâu.

- Làm mẹ đã không lo nổi cho con, nay có vợ thì cũng mừng và phải thấy có trách nhiệm với nó. Bà cụ cố nén nỗi buồn, nỗi lo, động viên con tin ở sự sống và tương lai. Động viên bằng hành động dọn dẹp, sửa sang nhà cửa, động viên bằng những chuyện vui, chuyện tương lai sáng sủa. (“bà mẹ Tràng cũng nhnhõm, ơi tỉnh khác ngày thường, i mặt bằng beo u ám của rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu gọn, quét tước nhà cửa. Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho quang quẽ, nề nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn (...). Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này”).

Bài viết gợi ý: