GỢI Ý LÀM BÀI
Các ý chính:
1. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân bắt nguồn, hội tụ trong một chữ “ngông”, Kẻ chơi “ngông” muốn thể hiện cái tài hoa lịch lãm hơn đời để đặt mình lên trên thiên hạ, do đó mỗi trang văn của ông đều chứng tỏ cái tài hoa lịch lãm uyên bác của chính tác giả và mỗi nhân vật trong tác phẩm của ông đều là “những nghệ sĩ” và “sự vật” được miêu tả đều được quan sát những phương tiện văn hóa mĩ thuật.
Hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm của ông là những người thuộc về một thời vang bóng có vẻ đẹp nhân cách và khí phách, tiêu biểu là nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù.
2. Nguyễn Tuân quan niệm đã là văn thì phải thể hiện một phong cách độc đáo, viết không giống ai và “biết phải ra văn”. Vì thế, văn của ông không bằng phẳng, trơn tru, yên ổn mà mãnh liệt, mới lạ, sáng tạo, tạo cảm giác mạnh mẽ đối với người đọc.
- Phong cách tự do, phóng túng và “ý thức sâu sắc vì cái tội” từ đó đã đưa ông đến thể loại “tùy bút”.
3. Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật của ông vẫn tài hoa, độc đáo và tác phẩm của ông đều có sự gắn bó giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Ông phát hiện chất tài hoa nghệ sĩ ở cả những con người bình thường như người lái đò sông Đà, một nghệ sĩ với “tay lái ra hoa”.
4. Văn của Nguyễn Tuân vừa “đĩnh đạc cổ kính, vừa trẻ trung hiện đại”
- “Một kho từ vựng phong phú và khả năng tạo hình độc đáo”. Đây là những đặc trưng quý báu của chính tác giả thật sự đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam.