BÀI LÀM

1. MỞ BÀI

Vào những năm 60 ở miền Bắc, không khí lao động dựng xây chủ nghĩa xã hội hết sức tưng bừng náo nhiệt. Vùng Tây Bắc - nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa đã được người miền xuôi lên khai phá... Chế Lan Viên viết Tiếng hát con tàu bắt đầu từ cảm hứng hiện thực ấy. Tuy nhiên đó chỉ là gợi ý để nhà thơ thể hiện quan niệm nghệ thuật của mình, thể hiện khát vọng được hòa nhập cái tôi vào cái ta chung. Đó là khát vọng về với nhân dân đất nước, về với ngọn nguồn sáng tạo thơ ca.

2. THÂN BÀI

1. Nhan đề: Sau khi kháng chiến thắng lợi, Tố Hữu đã gửi gắm ước mơ về một ngày mai Ngày mai rộn rã sơn khê - Ngược xuôi u chạy bốn bề lưới giăng”. Tuy nhiên cho đến hôm nay, địa hình đồi núi chông chênh của Tây Bắc vẫn chưa hề có một đường tàu. Và dĩ nhiên chưa có một đoàn tàu nào xuyên rừng đến Tây Bắc. Cho nên, con tàu là biểu tượng của một chuyến đi xa. Con tàu ấy nó cất lên được tiếng hát vì thế nó gắn với biểu tượng là lòng người, là tâm hồn của người nghệ sĩ. Vì thế Tiếng hát con tàu thực ra là tiếng hát của tâm hồn, người nghệ sĩ cách mạng đang hân hoan hành trình về với nhân dân, Tổ quốc.

2. Bình giảng khổ thơ đề từ Tây Bắc ư?... chứ còn đâu?”

Lời đề từ của một tác phẩm bao giờ cũng là sự gợi ý, sự mở đường cho độc giả bước vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm ấy. Bốn dòng thơ làm đề từ cho Tiếng hát con u đã nói được cái thần thái, cái nội dung tư tưởng của cả bài thơ dài mười lăm khổ. Nó hướng về hai đối tượng bằng cách đan xen, bền xoắn dòng một và ba, dòng hai và bốn. Rõ ràng khi Tổ quốc náo nức trong không khí dựng xây lên tiếng hát mời gọi những con người đến với nó thì Tây Bắc chỉ là một địa chỉ trong muôn vàn cái địa chỉ cần tới. Tây Bắc rõ ràng là không riêng gì Tây Bắc, mà là một địa danh nhằm nói về Tổ quốc, nói về nhân dân.

Nếu tâm hồn của con người thao thức với Tây Bắc (là Tổ quốc, là nhân dân) thì cần phải trở về với nó. Muốn trở về thì “Lòng ta hóa những con tàu”. Chế Lan Viên đã đặt ra một cái đẳng thức giữa Tây Bắc, Tổ quốc, con tàu ngang bằng vmặt giá trị: Tây Bắc - Tổ Quốc = con tàu.

Cả bài thơ dài mười lăm khổ. Hai khổ đầu là cái tâm sự, cái trăn trở, cái bức bối không yên khi muốn làm một cuộc hành trình lên Tây Bắc. Vì lẽ gì mà phải lên cái miền quê ấy? Chín khổ thơ tiếp theo là hồi ức, là nỗi nhớ về miền đất, về mẹ và những đứa con của mẹ nhân dân đã nặng tình nặng nghĩa cưu mang nhà thơ trong kháng chiến. Đã phục sinh một hồn thơ ngỡ như xuôi tay xuôi dòng trong chế độ cũ. Lên đường là trở về nơi đã phục sinh cuộc đời cho mình và sẽ nuôi sống hồn thơ cho mình. Cả li khổ thơ là một sự chuẩn bị rất chu đáo cho “con tàu” tâm hồn của mình. Bốn khổ còn lại là khởi đầu, là hành trình, là biểu hiện khát vọng về với nhân dân.

3. Hai khổ thơ đầu là cái tâm sự của nhà thơ đầy thôi thúc, giục giã. Có một cuộc đối thoại vừa rủ rê, vừa chất vấn trong những câu hỏi và lại vừa nghiêm khắc... Nó thuyết phục cả lí trí lẫn tình cảm “Anh đi chăng?” và “sao chửa ra đi?” là hai câu hỏi khiến cho nhân vật “anh” không thể làm ngơ, không thể yên lòng, ng không thể làm ngơ khi thấy rằng nếu mình không đi thì hồn thơ của mình héo úa bởi lòng mình “đóng khép”, Con tàu của lòng mình nó luôn “đói những vầng trăng” của nghệ thuật. Vì thế phải lao vào “đất nước mênh mông, những lời đối thoại chất vấn thẳng qua là một kiểu độc thoại để nói với mình: hãy hòa cái tôi vào cái ta của nhân dân đất nước thì mới có sáng tạo nghệ thuật thực sự.

4. 9 khổ thơ tiếp theo là khát vọng về với nhân dân với những kỉ niệm về kháng chiến. Bài thơ sáng tác năm 1960, như vậy đã có sáu năm - một độ lùi lịch sử rất cần thiết để người ta có thể suy ngẫm, đánh giá hết những năm tháng kháng chiến có ý nghĩa như thế nào với đời mình. Kháng chiến “mười năm” nhưng nó có ý nghĩa nghìn năm, ngọn lửa kháng chiến sẽ trở thành mặt trời vĩnh cửu, nó sẽ soi đường chỉ lôi để nhà thơ không lầm lạc, thấy con đường nghệ thuật của mình có ích cho ai. Nhà thơ đã “đi” vào kháng chiến, vào “bể mặn” nhân dân nhưng nhà thơ tự như mình “cân” vượt nữa, vượt có nghĩa là “về gặp lại mẹ yêu thương”..

Chỉ mới nghĩ đến giây phút hội ngộ với mẹ, lòng nhà thơ xiết bao cảm kích tri ân. Con gặp lại nhân dân” được so sánh với 4 hình ảnh để nói cho hết, cho thỏa thuê nỗi lòng mình. “Nai về suối ” là để cảm nhận những “ân sủng” của một tín đồ đối với tôn giáo: Mẹ - Nhân dân. Đó là cảm giác vừa thánh linh, vừa quen thuộc. “Có đón giêng hai” là hạnh phúc của sự phục sinh, “Chim én gặp mùa” là hạnh phúc được tự do bay lượn trong bầu trời yên bình mùa xuân. Đáng chú ý là ở so sánh thứ tự: Con gặp lại nhân dân “Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa - Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cảnh tay đưa”. Mẹ Nhân Dân không những cho sữa từ máu thịt của mình với đứa con - nghệ sĩ – mà quan trọng hơn Mẹ - Nhân Dân cho nhà thơ cái tình yêu thương, sự quan tâm không ngơi nghỉ, sự hi sinh ẩn nhẫn bền lâu.

Tiếp theo là những khổ thơ có những chi tiết rất chân thực, cụ thể, nó gợi cảm cho chúng ta về khái niệm tình nghĩa nhân dân trong kháng chiến. Nhà thơ nói với Me - Nhân dân bằng cách tự xưng “con” trong quan hệ gia đình rất ngọt ngào, nũng nịu, điệp từ “nhớ” cứ vang lên lan tỏa vào tâm thức: “Con nhớ anh con”, “Con nhớ em con”, “Con nhớ mế”. Đó là hình ảnh của người du kích trước lúc công đồn biết mình không trở lại để gửi chiếc áo cho đồng đội – những năm tháng “Áo anh rách bai, Quần tôi có vài mảnh sá” (Đồng chí - Chính Hữu)

Đó là người em liên lạc nhanh nhẹn, dũng cảm làm nhiệm vụ vô tư hồn nhiên như con trẻ: “Con nhớ em con thằng em liên lc”. Đặc biệt là người mẹ tận tình chăm sóc người cán bộ đau yếu, người ấy không phải hòn máu cắt của mình nhưng người ấy sẽ “trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi”.

Đó là cô gái vượt vòng vây của kẻ thù vào rừng tiếp tế cho người cán bộ. Đây không chỉ là nỗi nhớ thương tình của người yêu với người yêu, mà là niềm xúc động của kẻ tri ân. Bởi “Cuối mùa chiến dịch” kẻ thù vây hãm nhưng “Vắt xôi nuôi quân em đấu giữa rừng”. Và ý nghĩa hơn đó là “Bữa tôi đâu còn tỏa nhớ mùi hương”. Đáng chú ý là hình ảnh những con người được nhà thơ nhắc đến, được xuất hiện trong bối cảnh thời gian gợi nên sự hi sinh thầm lặng mà cao cả Đêm cuối cùng. Mười năm tròn”, “Năm con đau, mê thức một mùa dài, “Tháng ngày không lịch”.

Từ những kỉ niệm cụ thể, Chế Lan Viên đã đi tới những khái quát trí tuệ sắc sảo:

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!

Tình yêu m đất lạ hóa qhương

Đất vô tri đã có tâm hồn như người giàu yêu thương và nồng ấm tình người, nói đất thực ra là để nói người.

5. Bốn khổ thơ cuối là khúc hát lên đường, là sự khởi hành của con tàu – tâm hồn nhà thơ về với cuộc sống, về với nhân dân đất nước. Ngay cái niềm vui nhà thơ cũng không thể kiểm soát được cho nên mới hỏi lòng mình: “Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi”. Chỉ biết rằng “Tình em đang mong, tình mẹ đang ch” – rõ ràng là đất nước gọi.

Thế nhưng “Mt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga” thì đó chính là lòng ta gọi, vì vậy mà “Tàu hãy uỗ giùm ta đôi cánh lội”. Không thể chờ đợi thêm được nữa. Tiếng gọi hay là nỗi khao khát dường như cộng hưởng thôi thúc hồn thơ trở về với nhân dân, với ngọn nguồn để có cảm hứng sáng tạo.

Khổ thơ thứ 13 với kết cấu với hình ảnh đầy náo nức xôn xao: “Mắt ta nhớ mặt người, tai ta nhớ tiếng... cần lao” đã cho ta hình dung đoàn tàu đang vùn vụt trôi qua trước đôi mắt mê đắm của cuộc hành trình về với nhân dân, về với đất nước, về với những con người cần lao.

Hiệu ứng nghệ thuật ở khổ 13 và 14 còn là sự nhắc lại những từ ngữ:

Mặt đất nồng nhựa nóng của cần lao

Nhựa nóng mười năm nhân dân u đổ

Mười năm chiến tranh vàng ta đau trong lửa

Nay trở về, ta lấy lại càng ta.

Sự liên kết từ ngữ ấy đã làm cho đoàn tàu nối toa, đã làm cho cái tốc độ của nó dồn dập, trùng trùng điệp điệp.

3. KẾT BÀI

Tiếng hát con u được trích trong tập Ánh sáng và psa - theo giải thích của Chế Lan Viên thì Đảng, nhân dân, cách mạng đã cho cái cây đời tàn héo của người nghệ sĩ tiền chiến, ánh sáng của quang hợp, phù sa để nuôi dưỡng. Chính nhân dân, chính cuộc kháng chiến đã qua đã làm phục sinh một tâm hồn, một cuộc đời nghệ sĩ... Tiếng hát con tàu thể hiện sự gắn bó sâu nặng của nhà thơ với đất nước, với nhân dân, với cuộc sống nói chung. Nó cũng tiêu biểu cho phong cách của nhà thơ được mệnh danh là nhà thơ trí tuệ Chế Lan Viên ta gặp ở đây những hình ảnh đầy ấn tượng, những suy tư đầy triết lí. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa trí tuệ và trữ tình.

Bài viết gợi ý:

1. Tại sao nỗi nhớ em trong Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên lại được đặt ở khổ cuối cùng trong những nỗi nhớ nhân dân? “Nhớ em” so những nỗi nhớ khác trong bài thơ như thế nào?

2. Bình giảng khổ thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: "Con nhớ mế: Lửa hồng soi tóc bạc, Năm con đau mế thức một mùa dài, Con với mế không phải hòn máu cắt, Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi"

3. Hãy dựa vào nội dung bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên để giải thích ý nghĩa nhan đề đó của bài thơ. Bình giảng khổ thơ được lấy làm đề từ cho bài thơ: "Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc, Khi lòng ta đã hóa những con tàu, Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát, Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu?

4. Hãy bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: "Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ...Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương". Từ đó nêu cảm nghĩ của em về phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên

5. Phân tích dòng chảy tâm trạng của nhân vật trữ tình ở bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

6. Phân tích nhan đề và bốn câu đề từ ở bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

7. Bình giảng khổ thơ sau trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi: "Mùa thu nay khác rồi, Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi, Gió thổi rừng tre phấp phới, Trời thu thay áo mới, Trong biếc nói cười thiết tha, Trời xanh đây là của chúng ta, Núi rừng đây là của chúng ta, Những cánh đồng thơm mát, Những ngả đường bát ngát, Những dòng sông đỏ nặng phù sa."