BÀI LÀM

Mở đầu bài kí Người lái đò sông Đà, phần tiêu biểu của tác phẩm Sông Đà. Nguyễn Tuân nói rằng ông đến với sông núi miền Tây Tổ quốc là để “đi tìm cái thứ vàng của màu sắc sông núi Tây Bắc, và nhất là cái thử vàng mười mang sn trong tâm trí tất cả những con người ngày nay đang nhiệt tình gn bó với công cuộc y dựng cho Tây Bắc thêm sáng sủa, tươi vui và vững bền”. Đúng như điều tác giả nói, đọc tập tùy bút ng Đà, chúng ta như được nhìn tận mắt, được nắm tận tay biết bao tài nguyên quý báu và cảnh trí tuyệt vời: núi sông diễm lệ, những thung lũng lúa chín vàng và dòng sông Đà “tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo”. Song có lẽ đẹp nhất của “chất vàng” Tây Bắc là những con người mang “thứ vàng mười” trong phẩm giá: người cán bộ tỉnh ủy Sơn La, người công nhân khai thác than Quỳnh Nhai, nhất là những người dân có đò, những cô đò, những người lái đò, những ông đò dọc ngang suối một dải sống và thơ mộng và hung dữ. “Cuộc sống của những người lái đò sông Đà qulà một cuộc chiến đấu hàng ngày với thiên nhiên... Tôi xin ghi lại ở đoạn này cái hình ảnh chiến đấu gian lao của ngưi lái đò tn chiến trường sông Đà, trên một quãng thủy chiến ở mặt trận sông Đà”.

Vào mấy câu phần trung tâm của bài kí (phần được trích in trong sách Văn 12) người đọc có ngay cái cảm giác căng thẳng, dữ dội. Trong hai câu, nhà văn viết bốn lần chữ “chiến”: cuộc chiến - chiến đấu - chiến trường - thủy chiến. Phải chăng, đó là dụng ý của Nguyễn Tuân – một cây bút tài hoa, vốn rất yêu thích những con người tài hoa? Nhà văn muốn đóng một dấu ấn thật đậm nét trong cảm nhận của người đọc về một người lái đò không có tên riêng mà mang danh hiệu chung: nời chiến sĩ trên chiến trường... ghềnh thác. 

Thật vậy, cuộc sống của người lái đò sông Đà là một cuộc chiến đấu hàng ngày. Với người chiến sĩ trên chiến trường, giờ phút ác liệt nhất là lúc đánh giáp lá cà, lúc công dồn, hạ lô cốt đối phương. Với người lái đò Sông Đà, lúc giáp lá cà, cộng đồn, hạ lô cốt đối phương chính là lúc leo ghềnh, vượt thác.

Miêu tả cuộc chiến đấu này, Nguyễn Tuấn đã tung ra một đội quân ngôn ngữ thật hùng hậu, đa dạng, biến ảo thần kì với liên tục những phép tu từ vô cùng sinh động: so sánh, ví ngầm, nhân hóa, cường điệu... Rồi lại so sánh, ví ngầm... Câu chữ tuôn chảy ào ạt, điệp điệp trùng trùng, gối lên nhau, nối theo nhau dâng lên cao, hạ xuống thấp, rồi lại lên cao, lên đến cao trào... Hình tượng dòng sông, ngọn thác, con người cứ nhấp nhô, sôi sục trong dòng chảy của văn chương, cứ dạt dào, ào ạt trong thanh âm của chữ nghĩa, như một dàn giao hưởng khổng lồ, như một bức tranh hoành tráng. Đọc đoạn văn, chúng ta bị cuốn xoáy đến chóng mặt bởi cây đũa chỉ huy của người nhạc trưởng vững tay, bị hấp dẫn đến sửng sốt bởi ngọn bút nở hoa của nhà họa sĩ giỏi sắc màu. Và trên hết là tài năng quan sát, miêu tả, là trái tim say người, say cảnh, say cuộc sống của một tâm hồn nghệ sĩ lớn lao, giàu cá tính và đầy sáng tạo - nhà văn Nguyễn Tuân đáng kính.

Hãy theo nhà văn ngồi trên con thuyền có sáu tay chèo và một ông đò cầm lái – chắc không quá nhỏ – song cũng chưa đủ lớn để mà ung dung xuôi dòng, vượt thác. Thác còn ở xa lắm. Nhưng diện mạo và tâm địa” của thứ “kẻ thù số một” đã lấp ló. Chúng vẳng tới bằng âm thanh của “tiếng nước”. Tiếng nước réo gầm, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách, rồi lại như van xin, lại như khiêu khích, chế nhạo. Rõ ràng chúng là bọn “người - thác” nham hiểm chứ không phải một hiện tượng thiên nhiên vô tư, vô cảm. Thoắt một cái, chúng thay hình đổi dạng, “rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng lồng lộn, phủ tuông rng lửa, rng lửa cùng gm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Đem hai sự vật vốn trái nhau: Nước và lửa để so sánh ví von, khiến chúng như nhập thành một, giống nhau như... một, squan sát và liên tưởng của nhà văn thật đặc sắc. Phải chăng đó là nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, chỉ có ở những nghệ sĩ tài ba? Đúng vậy, từ “nghe thấy” tiếng của kẻ thù, đội quân chèo lái con đò dần dần “nhìn thấy” diện mạo của chúng. Trước là thác nước. Sau là đá sông, đá ngầm, đá nổi, lởm chởm, nhấp nhô... “cả một chân trời đá. Người lái đò - qua đôi mắt và trí tưởng tượng kì diệu của nhà văn - nhận ngay ra diện mạo gớm chiếc, tâm địa nham hiểm của bọn này. Giống như bọn “người thác”, ta đã nghe, đã nhìn thấy phút trước, bọn “người – đá” đến phút này, hiện ra thật rõ nét. Chúng mai phục(bọn đá ngầm) từ ngàn năm nay. Chúng “nhôm cả dậy để cô lấy thuyền” (bọn đá nổi). Chúng đứng, chúng ngồi, đá to, đá bé. Hình như sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn đá “bày thạch trận trên sông” Nhà văn – như một trinh sát tinh tường, đã vẽ lại cái sơ đồ thạch trận ấy của quân – tướng – đá sông Đà. Chỉ cần mấy câu văn ngn ngủi là đủ để đắp một sa bàn. Nào là đám đá tảng chia ba hàng tiền vệ có hai hòn canh cửa đá như là sơ hở để dụ đối phương. Nào là những boong-ke chìm ở tuyến hai, pháo đài nổi ở tuyến ba. Nào là chiến thuật đồng đá sống sóng luồng “đánh thuýp quật Du hồi”. Nào là quyết tâm chiến lược: “phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng và thủy thủ ngay chân thác” vân n và vân vân. Trước một đối phương vừa đông đặc, vừa khôn khéo, ranh ma, chủ động như thế, một con thuyền đơn độc, con thuyền du kích thật quá mỏng manh, nhỏ bé, thật mạo hiểm, ở vào cái thế thập tử nhất sinh, nghìn cân treo sợi tóc. Thạch trận dàn bày vừa xong, thì cái thuyền vụt tới”. Cuộc chiến đấu bắt đầu. Cũng bắt đầu những dòng văn tung phá, hả hê, bắt đầu nghệ thuật phối thanh, phối khí của âm nhạc và nghệ thuật hòa sắc, pha màu của hội họa. Có chỗ nhà văn dùng giọng điệu tả và kể theo lối văn viết về những trận cổ chiến xa xưa. Có chỗ ông đặc tả, như chạm khắc từng hình khối theo lối tả chân, vật lên từng mảnh hiện thực, thực của sự việc, thực cả trong ngôn từ thông tục. Có chỗ ngọn bút như cất cánh bay trên sóng nước, lao vút qua cái hẻm đá sông, lãng mạn hùng tráng như anh hùng ca, như sử thi. Có chỗ lại đằm xuống, lắng đọng, mơ màng... Cuộc vượt thác – trận chiến của con đò mà người lái đò là tướng chỉ huy được miêu tả theo ba hiệp đấu – nhà văn gọi là “những trùng vi thạch trận”. Cách gọi tên sự việc bằng những từ Hán Việt như thế, toát ra các âm hưởng thật thiêng liêng của một câu chuyện truyền kì vừa cổ kính vừa hiện đại. Vào hiệp đầu, hai bên đối mặt - một hòn đá trong nghiêng như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên, y hệt một tướng soái kiêu ngạo, hợm hĩnh. Ông đó, không đáp, hai tay giữ mái chèo, cũng hiên ngang như một tướng soái phóng thẳng vào đối phương. Cuộc giáp lá cà diễn ra. Đối phương tung ra binh chủng... ớc, với các ngón đòn hiểm độc. Mặt nước ho la. Sóng nước... đã trải, thúc gối vào bng, đào hông thuyền. Rồi chúng dội cả thuyền lên”, “bám lấy thuyền” như đồ vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa giữa tiếng nước vang trời thanh la não bạt. Đó là cuộc tỉ thí quyết liệt giữa hai đồ vật quá chênh lệch về sức lực và thế võ. Đối phương liên tiếp tung ra các chương lực mạnh nhất, quyết quật ngã con thuyền ngay giữa sân nhà của họ – cái mặt sông sôi sùng sục, sáng lòa như có lửa châm vào đầu sóng. Ác độc hơn, “cái luồng nước vô sở bất chí” kia nhằm vào chỗ hiểm của người chỉ huy đánh liên tiếp, đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa... Đọc văn Nguyễn Tuân ngày nay tưởng được đọc lại bản trường ca Odixế của Hồmerợ từ ngàn năm trước, đoạn tả chiếc thuyền của Uylixơ vượt biển: “Chúng tôi chèo thuyền tiến thẳng vào eo biển hiểm nghèo một bên là Xila, một bên là Karip ùng ục ngổn nước biển... Mỗi lần nó nhà nước ra, cả biển khơi đều chuyển động, sôi lên nnước trong chảo đặt trên một bếp lửa hồng. Rồi khi nó nuốt nước mặn vào thì biển sùng sục cuộn n, cách đá xung quanh kêu réo ghê sợ...”. Thuyền của Uylixơ bị hai quái thạch đe dọa. Thuyền của ông đò nhỏ bé, không gặp quái thạch nhưng phải hỗn chiến với cả một đội quân đông đặc đá sông, thác nước. Nguy hiểm chẳng kém chút nào. Con thuyền ngỡ như bị lật úp. Vậy mà, ông đò “cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi”. Tiếng chỉ huy vẫn ngắn gọn, tỉnh táo. Người thuyền trưởng ấy bình tĩnh, dũng cảm làm sao? Họ đã phá xong cái trùng vị thạch trận vòng thứ nhất.

Không một phút nghỉ tay, nghỉ mắt, họ quyết định phá luôn vòng vây thứ hai. Trong hiệp hai này, ông đó chuyển từ thế thủ sang thế công. Qua hiệp đầu, ông đã “nm chắc được binh pháp của thần sông, thn đá”. Mặc dù đối phương nham hiểm mở ra nhiều cửa tử, chỉ một cửa sinh, lại bất ngờ bố trí lệch từ tả ngạn sang hữu ngạn, ông đò vẫn táo bạo và nhanh nhẹn “cưỡi tên thác sông Đà, ỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Nắm chặt lấy cái bờm của sóng, ông ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng phóng nhanh vào ca sinh, mà i miết...”. Hình ảnh ông đgợi nhớ câu chuyện Võ Tòng đả hổ trong thiên tiểu thuyết Thủy Hử nổi tiếng của Trung Quốc. Có được cải tư thế hào hùng Võ Tòng đó, người lái đò sông Đà Việt Nam không chỉ có sức mnh của lòng dũng cảm mà còn có cả trí thông minh, có bàn tay khéo léo – tay lái ra hoa. Một dẫy dài những động tác, tính từ đặc tả nở bung ra, trôi theo, cuốn theo người anh hùng chiến thắng: “rảo bơi chèo, đè sắn lên, chặt đôi ra”, ném vào cả lũ đá chiến bại: “thằng đá tướng tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng...”. Tả sắc diện một hòn đá mà hạ hai chữ tiu nghỉu” thì thật là tuyệt bút! Đến trùng vị thứ ba... Ít cửa hơn, bên phải, bên trái đều là luồng chết cả... Song, tay lái đã có hoa, thần linh đã thức dậy, ông đò cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. “Thuyền vút qua cổng đá cánh mở, cảnh khép. Vút, bút, cửa ngoài, cửa trong, lại ca trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên sửa tự động lại được ợn được”. Bản hùng ca vượt thác lên đến cao trào. Con thuyền lướt nhanh trên đầu sóng, sóng của nước sông Đà và sóng của ngôn ngữ Nguyễn Tuân. Trên con thuyền vun vút đó, chúng ta nhìn rõ hình ảnh người lái đò anh hùng vừa dũng cảm, thông minh, vừa thật là tài hoa. Và trên dòng nhạc của ngôn từ đỉnh điểm của bài ca vượt thác đó, ta cũng thấy rõ bóng hình tài hoa của nhà nghệ sĩ Nguyễn Tuân đang tấu lên những âm thanh đầy tự hào, phấn khởi. Hình tượng nhân vật và cái tôi người nghệ sĩ như hòa làm một, cùng hiển hiện trong nghĩa lí của ngôn từ, trong âm hưởng của thanh điệu, của nhịp điệu văn chương. Vào phần vĩ thanh của khúc ca vượt thác, nhà văn chuyển gam – từ gam trưởng hành khúc, sang gam thứ trữ tình - với mấy câu tả êm nhẹ, cầu kể thủ thỉ, tâm tình: “Dòng sông Đặn mình vào một cái bến cát có hạng lạnh. Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ... Đệm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, ớng ống cơm lam, và toàn bàn tán vcá anh vũ, dầm xanh... chả thấy ai bàn thêm một li nào về cuộc chiến thắng vừa qua...”. Nhà văn như muốn ngơi nghỉ, sau một chặng dài cùng nhân vật đua tranh tài trí với thiên nhiên hung dữ. Song qua giọng văn nhẹ nhàng, buông thả của ông, ta lại thấm thía thêm một vẻ đẹp nữa của những người lái đò, chèo đò. Họ anh hùng xiết bao, song cũng thật khiêm nhường, bình dị xiết bao. Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội để giành lấy sự sống từ tay những con thác, nên... “cũng không có gì là hồi hộp đáng nhớ. Họ nghĩ như thế. Cái phi thường đã trở thành bình thường. Phẩm chất chiến sĩ đã hòa quyện với phong thái tài tử, nghệ sĩ.

Dường như cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp mang chất vàng mười” của những người lao động bình dị ở Tây Bắc trên một chặng vượt thác sông Đà, Nguyễn Tuân đã không cầm lòng được. Trước khi chia tay họ đã gặp gỡ dòng sông, ông gửi lại một ước nguyện thật đẹp đẽ, chân tình: “Tôi nghĩ nếu sau này làm phim... màu về sông Đà... cũng phi đưa ông quay phim n tàu bay. Cho bay là là trên thác, dí máy xuống mà lượn ống máy theo những luồng sinh của thác, trên thác hiên ngang một người lái đò sông Đà có tdo, vì ni i đò ấy đã nắm được cái quy luật tất yếu của dòng ớc sông Đà...”. Vậy đấy, sử dụng nghệ thuật của ngôn từ, rồi nghệ thuật của hội họa, âm nhạc, với những tri thức trong chiến đấu, trong võ thuật, với bao nhiêu hiểu biết rộng và sâu khác nữa để khắc họa, ngợi ca nhân vật, mà vẫn cảm thấy chưa đủ, chưa đã, đến nay, nhà văn dùng thêm phương pháp của nghệ thuật thứ bảy - điện ảnh. Hình tượng người lái đò hiên ngang, sừng sững hiện lên trong ống quay phim của nhà nghệ sĩ, cao lớn, lung linh như một thiên thần và cùng với vẻ đẹp của người anh hùng trí dũng tài hoa từng chiến thắng ghềnh thác, người lái đò sáng lên một “chất vàng” nữa: Người lao động có tự do, đạt tới độ thành thục, điêu luyện vì “đã nắm được cái quy luật tất yếu của sông Đà”, làm chđược thiên nhiên, chế ngự thiên nhiên, đem lại cuộc sống no ấm cho đời mình, sự giàu đẹp cho Tổ quốc.

Ca ngợi người lao động, phải chăng Nguyễn Tuân muốn ngợi ca lao động, ngợi ca con người? Con người, dưới đôi mắt nghệ sĩ tài hoa, uyên bác Nguyễn Tuân, luôn luôn là hiện tn của i đẹp, của nghệ thuật, của sự bất tử. Đọc “Người lái đò sông Đà” suy ngẫm về nhân vật ông đó, chúng ta nhớ đến Huấn Cao - hình tượng đặc sắc trong tác phẩm Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân sáng tác trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945. Tất nhiên, nhân vật ông đò trong tùy bút không hiện lên với đầy đủ phẩm chất, tính cách như nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn. Họ có nhiều nét khác nhau. Vì họ xuất hiện trong hai thời kì khác nhau của lịch sử Đất Nước. Cũng là vì những chuyển biến trong phong cách nghệ thuật và cảm hứng thẩm mĩ của nhà văn. Song cả hai đều giống nhau ở chất nghệ sĩ, chất chiến sĩ, vẻ đẹp thăng hoa của con người trong vị trí xã hội, trong công việc cụ thể, khi... làm người. Và một nét chung nữa, “Ông đò” cũng như “Ông Huấn” đều rạng ngời phong cách nghệ thuật Nguyễn Tn: tài hoa, tuyên bác, đầy sáng tạo bất ngờ trong dùng từ, biết câu. Và nồng ấm một tình yêu con nời. Nhà nghệ sĩ lớn ấy của thời đại chúng ta suốt cả cuộc đời săn tìm, để rồi đem lại cho chúng ta “chất vàng mười” trong nhân cách con người. “Con người! Tiếng ấy thật tuyệt diệu! Tiếng ấy đang lên kiêu hãnh và hùng tráng xiết bao!” (M.Gorki)

Bài viết gợi ý:

1. Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Các vị La Hán chùa Tây Phương: "Mỗi người một vẻ, mặt con người, Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời, Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã, Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi, Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau, Quay theo tám hướng hỏi trời sâu, Một câu hỏi lớn không lời đáp, Cho đến bây giờ mặt vẫn chau"

2. Viết đoạn văn ngắn bình giảng các khổ thơ 5, 6, 7, 8 ở Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận

3. Bình giảng bốn khổ thơ đầu bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận

4. Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ. Bình giảng khổ thơ đề từ và phân tích nội dung bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

5. Tại sao nỗi nhớ em trong Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên lại được đặt ở khổ cuối cùng trong những nỗi nhớ nhân dân? “Nhớ em” so những nỗi nhớ khác trong bài thơ như thế nào?

6. Bình giảng khổ thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: "Con nhớ mế: Lửa hồng soi tóc bạc, Năm con đau mế thức một mùa dài, Con với mế không phải hòn máu cắt, Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi"

7. Hãy dựa vào nội dung bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên để giải thích ý nghĩa nhan đề đó của bài thơ. Bình giảng khổ thơ được lấy làm đề từ cho bài thơ: "Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc, Khi lòng ta đã hóa những con tàu, Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát, Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu?