HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. Huy Cận, tác giả Lửa thiêng, trước Cách mạng tháng Tám nổi tiếng là nhà thơ có cảm quan vũ trụ khá đặc biệt, đồng thời cũng là một người có “cái nghiêng tại kì diệu” (Xuân Diệu).

Tất cả những phẩm chất ấy sau cách mạng lại có dịp thể hiện trong bài Các vị La Hán chùa Tây Phương. Đặc sắc của bài thơ này là ở khả năng làm sống dậy một thế giới “chúng nhân” từ các pho tượng gỗ vô tri vô giác.

Hai khổ thơ tả tổng hợp về các pho tượng đầy sức khái quát, sinh động:

Mỗi người mỗi vẻ, mặt con người,

Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời.

Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã,

Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi.

Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau

Quay theo tám hướng hỏi trời sáu

Một câu hỏi ln. Không lời đáp.

Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.

II. 1. Cả quần thể tượng vật vã đau thương

a) Lùi ra xa sau khi đã tả các pho tượng cụ thể, nhà thơ như muốn nhìn bao quát toàn cục tất cả các pho tượng. Ở đó nổi bật một ấn tượng duy nhất “ai nấy mặt đau thương”, “mỗi người một vẻ”...

Mỗi người mỗi vẻ, mt con người,

Cuôn cuộn đau thương chảy dưới trời.

Cuộc họp lạ lùng tm vật vã,

Tượng không khóc cũng đổ mhôi.

Đây là cái quằn quại, vật vã lần cuối trên đường tìm đến cõi Phật để được giải thoát và không còn cái khổ, cái ác nữa. Có lẽ vì vậy nỗi đau ở đây là nỗi đau tột cùng được kí thác trong từng thớ gỗ.

Đây là các pho tượng La Hán. Nhưng nỗi đau thì lại là nỗi đau của kiếp người, cõi người, nhà thơ gọi các pho tượng là “Mỗi nời một vẻ, mặt con người”. Nỗi đau tinh thần vốn là cái gì rất trừu tượng. Với Huy Cận đó lại là nỗi đau đầy tính vật chất: nỗi đau chảy thành sông, thành suối đổ ra thành đại dương đau thương “cuồn cuộn đau thương cy ới trời”. Nỗi đau “cháy” trời, “cháy” lòng, nỗi đau kiệt cùng, ghê gớm.

b) Bi kịch nhỏ, đơn lẻ hợp thành bi kịch lớn:

- Tác giả gọi sự gặp gỡ này giữa các pho tượng là “cuộc hp lng”. Dường như nỗi đau từ mọi miền, mọi thời đại tích tụ về trong thế giới đau thương này. Tượng La Hán mỗi người một vẻ, mỗi người một bi kịch, nhưng những bi kịch ấy hợp thành cả một thế giới bị kịch, thiêu đốt từ trong ra, ám ảnh từ mọi phía. Vậy nếu tượng gỗ dù “không khóc cũng đổ ra ồ hôi”. Cách dùng từ và hình ảnh ở đây thật độc đáo, bất ngờ: Trước nỗi đau người ta có thể buồn và khóc. Nhưng ở đây nỗi đau vật vã làm cho các vị La Hán “đổ mồ hôi”. Xưa nay ít có ai cảm nhận được “hình thức” này của nỗi đau.

2, Cả quần thể tượng vật vã bế tắc trước một câu hỏi lớn – Câu hỏi lớn ấy là gì? Phải chăng đó là vì sao con người phải chịu đựng đau khổ và làm thế nào để diệt trừ nỗi đau khổ đó? Nhà thơ không nói thẳng ra nội dung câu hỏi mà để dành phần cho độc giả tự suy ngẫm, liên tưởng. Ông chỉ miêu tả và cảm nhận:

Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau

Quay theo tám hướng hỏi trời sâu

Một câu hỏi ln. Không lời đáp.

Cho đến bây giờ mặt vn chau.

Tìm lời giải đáp cho câu hỏi lớn ấy người ta đã “cúi, “nghiêng”, “ngoảnh sau”, đã “quay theo tám hướng”, rốt cuộc tuyệt vọng vẫn hoàn toàn tuyệt vng. Tiết tấu của khổ thơ với cách ngắt nhịp ngắn gọn, khẩn trương đã tái hiện những tư thế và nỗi thiết tha của con người, khát vọng tìm lời giải đáp. Trời sâu vẫn im lặng trước nỗi đau của con người. Khổ thơ sử dụng một dấu chấm đột ngột giữa dòng thứ ba gợi cảm giác sự đứt gãy, bế tắc.

Cách dùng từ, hình ảnh của nhà thơ thật táo bạo “Cho đến bây giờ mặt vẫn chau”. Huy Cận cảm nhận được cái “chau mày rất người của các pho tượng La Hán. Cái “chau” mày hàng mấy thế kỉ. Nỗi đau của các pho tượng là nỗi đau trong thời gian triền miên, vì vậy thật đáng cảm thông và cũng thật đáng kính trọng. Người xưa đã không xuôi tay phó mặc cuộc đời trôi qua, người xưa vẫn gắng gỏi vượt lên trên nỗi đau để tự giải thoát cho mình, điều quan trọng là ở đó.

III. Thực ra đã không ít người làm thơ về các vị La Hán chùa Tây Phương, hay đúng hơn là, làm thơ về nỗi đau, bế tắc của cha ông thuở trước.

- Chẳng hạn Chế Lan Viên có những vần thơ đầy tính hình ảnh và triết luận:

Cha ông xưa từng đâm nát tay tớc cửa cuộc đời

Cửa vn đóng và đời im ỉm khóa

Những pho tượng ca Tây Phương không biết cách trả li

Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ

Văn chiêu hồn từng thắn giọt mưa rơi

Khác với Chế Lan Viên, Huy Cận chỉ tập trung miêu tả. Vì từ những vần thơ đầy tính tạo hình ông đã dựng dậy cả một cuộc săn tìm câu trả lời. Nhà thơ lắng nghe được, cảm nhận được những rung động tinh thần sâu lắng từ đằng sau mỗi thớ gỗ của người nghệ sĩ xưa. Các vị La Hán chùa Tây Phương quả là một bài thơ đặc sắc.

Bài viết gợi ý:

1. Viết đoạn văn ngắn bình giảng các khổ thơ 5, 6, 7, 8 ở Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận

2. Bình giảng bốn khổ thơ đầu bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận

3. Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ. Bình giảng khổ thơ đề từ và phân tích nội dung bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

4. Tại sao nỗi nhớ em trong Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên lại được đặt ở khổ cuối cùng trong những nỗi nhớ nhân dân? “Nhớ em” so những nỗi nhớ khác trong bài thơ như thế nào?

5. Bình giảng khổ thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: "Con nhớ mế: Lửa hồng soi tóc bạc, Năm con đau mế thức một mùa dài, Con với mế không phải hòn máu cắt, Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi"

6. Hãy dựa vào nội dung bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên để giải thích ý nghĩa nhan đề đó của bài thơ. Bình giảng khổ thơ được lấy làm đề từ cho bài thơ: "Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc, Khi lòng ta đã hóa những con tàu, Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát, Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu?

7. Hãy bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: "Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ...Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương". Từ đó nêu cảm nghĩ của em về phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên