1. Thơ Tố Hữu mang tính chất thơ trữ tình chính trị sâu sắc

+ Thơ trữ tình chính trị:

  • Thường khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị, đời sống cách mạng, hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn và niềm tin lớn của dân tộc.
  • Cái tôi chữ tình trong thơ Tố Hữu là cái tooi của người chiến sĩ- cái tôi công dân- cái tôi của cộng đồng dân tộc
  • Thơ Tố Hữu khắc sâu tình đồng chí, nghĩa đồng bào, lòng yêu dân,, yêu nước, ân tình cách mạng.

+ Nguyên nhân:

 - Là nhà thơ chiến sĩ thơ trước hết nhằm mục đích phục vụ cách mạng và những nhiệm vụ chính trị của dân tộc trong mỗi một giai đoạn lịch sử. Thơ có sự thống nhất giữa mục đích tuyên truyền cách mạng và nội dung trữ tình

- Các vấn đề chính trị không khô khan mà thấm thía lòng người.

+ Biểu hiện:

- Nguồn cảm hứng: khai thác từ đời sống chính trị đất nước, từ hoạt động cách mạng và tình cảm chính trị của bản thân… Cảm nhận, khám phá đời sống trên phương diện chính trị, trong mối quan hệ cuộc đấu tranh cách mạng với ân tình cách mạng. 
- Nội dung:

+ Tình cảm lớn (với quê hương, đồng chí, lãnh tụ…)

+ Lẽ sống lớn (sẵn sàng dấn thân, xả thân vì cách mạng)

+ Niềm vui lớn (hân hoan chiến thắng …)

Những bài thơ hay nhất của Tố Hữu là những bài thơ hài hòa được 3 nội dung này : “Việt Bắc”, “Bác ơi”, “Kính gửi cụ Nguyễn Du”…

+ Nhận xét: Kế tục và đổi mới dòng thơ ca cách mạng đầu thế kỉ XX- 1930 do Phan 
Bội Châu khởi xướng:

- Thơ ca cách mạng trước Tố Hữu: nằm trong hệ thống thẩm mĩ phi ngã văn học phong kiến con người phi cá thể.

- Thơ Tố Hữu: thẩm mĩ văn học hiện đại  con người được bộc lộ những cảm xúc cá nhân phổ quát.

2. Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn

2.1. Tính sử thi:

- Biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong văn học:

+ Đề tài: những vấn đề có tính chất cộng đồng, có ý nghĩa lịch sử trọng 
đại. 
+ Hình tượng trung tâm: anh hùng.

+ Cảm hứng: ngợi ca. Là cảm hứng lịch sử và tính chất toàn dân.

+ Nghệ thuật: trùng điệp, phóng đại.

- Biểu hiện khuynh hướng sử thi trong thơ Tố Hữu:

+ Tập trung khắc họa những bối cảnh rộng lớn, những biến cố quan trọng tác động mạnh mẽ đến vận mệnh dân tộc

+ Hình tượng trung tâm: con người của sự nghiệp chung, cá nhân kết tinh số phận, vẻ đẹp của cộng đồng

+ Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng lịch sử - dân tộc  ngợi ca.

2.2. Cảm hứng lãng mạn:

- Hướng về tương lai: hay nói tới “ngày mai”.

- Khẳng định lí tưởng, niềm tin vào tương lai, vào cách mạng.

Thơ Tố Hữu chú trọng tác động tình cảm qua nhạc điệu, tâm tình, qua bộc lộ trực tiếp cảm xúc bằng lời cảm thán.

3. Giọng điệu tâm tình ngọt ngào, tha thiết

+ Cơ sở:

- Chất Huế trong con người và hồn thơ Tố Hữu.

- Rung động mãnh liệt với đời sống cách mạng, nghĩa tình cách mạng.

- Ý thức về mối giao cảm giữa nhà thơ và bạn đọc: Thơ là chuyện đồng 
điệu (…) trên cở sở đồng ý đồng tình,…

+ Biểu hiện:

- Nói tình cảm chính trị bằng giọng tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình.

- Cách xưng hô: gần gũi, thân mật như một lời trò chuyện tâm tình.

4. Đậm đà tính dân tộc

+ Nội dung:

Phản ánh hiện thực đời sống dân tộc bằng sự gắn bó khăng khít với đạo lí tự ngàn xưa thơ Tố Hữu làm giàu và “nhuận sắc” cho những tình cảm, đạo đức truyền thống. 
+ Nghệ thuật:

- Thể thơ: đa dạng nhưng đặc biệt thành công ở những thể thơ truyền thống 
+ Lục bát: mang cả sắc thái lục bát ca dao và lục bát cổ điển (Việt Bắc, Bầm ơi, Khi con tu hú…)

+ Thất ngôn: trang trọng cổ điển nhưng linh hoạt, biến hóa trong gieo vần tạo nhịp phù hợp với việc diễn tả những tình cảm của thời đại mới (Mẹ Tơm, Bác ơi, Theo chân Bác…)

- Ngôn ngữ: sở trường trong việc sủ dụng từ ngữ hình ảnh ước lệ, ví von có tính truyền thống.

- Nhạc điệu:

+ Cách tạo nhạc điệu: Phát cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt; biệt tài sử dụng từ láy cùng vần, phối thanh, ngắt nhịp.

+ Tạo nhạc điệu bên trong tâm hồn con người Chiều sâu tính dân tộc của thơ Tố Hữu.

 

Bài viết gợi ý: