PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC

PHƯƠNG PHÁP 9: CÁC ĐẠI LƯỢNG Ở DẠNG KHÁI QUÁT

1. Ví Dụ Minh Họa

Ví dụ 1: Clo hoá PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là

A. 3.                                   B. 6.                                       C. 4.                                     D. 5.

Hướng dẫn giải

Một phân tử Clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC theo phương trình:

Ví dụ 2: Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ

                        A. a : b = 1 : 4.                            B. a : b < 1 : 4.

                        C. a : b = 1 : 5.                            D. a : b > 1 : 4.

Hướng dẫn giải

   

   

Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là

                        A. HOOC-CH2-CH2-COOH.                 B. C2H5-COOH.

                        C. CH3-COOH.                                     D. HOOC-COOH.

Hướng dẫn giải

- Đốt a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2  axit hữu cơ Y có hai nguyên tử C trong phân tử.

- Trung hòa a mol axit hữu cơ Y cần dùng đủ 2a mol NaOH  axit hữu cơ Y có 2 nhóm chức cacboxyl (-COOH).

=> Công thức cấu tạo thu gọn của Y là HOOC-COOH. (Đáp án D

Ví dụ 4: Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion SO42- không bị điện phân trong dung dịch)

A. b > 2a.                                B. b = 2a.                                C. b < 2a.                                 D. 2b = a.

Hướng dẫn giải

Phương trình điện phân dung dịch

                        CuSO4  +  2NaCl   Cu¯  +  Cl2­  +  Na2SO4             (1)

                             a          2a mol

Dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang mầu hồng =>sau phản ứng (1) thì dung dịch NaCl còn dư và tiếp tục bị điện phân theo phương trình

                        2NaCl  +  2H2 2NaOH  +  H2  +  Cl2             (2)

Vậy:                b > 2a. (Đáp án A)

Ví dụ 5: Để thu lấy Ag tinh khiết từ hỗn hợp X (gồm a mol Al2O3, b mol CuO, c mol Ag2O), người ta hoà tan X bởi dung dịch chứa (6a + 2b + 2c) mol HNO3 được dung dịch Y, sau đó thêm (giả thiết hiệu suất các phản ứng đều là 100%)

                        A. c mol bột Al vào Y.               B. c mol bột Cu vào Y.

                        C. 2c mol bột Al vào Y.             D. 2c mol bột Cu vào Y.

Hướng dẫn giải

Hòa tan hỗn hợp X trong dung dịch HNO3

                        Al2O3  +  6HNO3  2Al(NO3)3  +  3H2O

                            a         6a                 2a mol

                        CuO  +  2HNO3     Cu(NO3)2  +  H2O

                           b           2b                     b mol

                        Ag2O  +  2HNO3     2AgNO3  +  H2O

                            c           2c                     2c mol

Dung dịch HNO3 vừa đủ. Dung dịch Y gồm 2a mol Al(NO3)3, b mol Cu(NO3)2, 2c mol AgNO3. Để thu Ag tinh khiết cần cho thêm kim loại Cu vào phương trình

                        Cu  +  2AgNO3       Cu(NO3)2  +  2Ag

                        c mol ¬ 2c

Vậy cần c mol bột Cu vào dung dịch Y. (Đáp án B)

2.Bài Tập Vận Dụng

Câu 1: Dung dịch A có a mol NH4+, b mol Mg2+, c mol SO42- và d mol HCO3-. Biểu thức nào biểu thị sự liên quan giữa a, b, c, d sau đây là đúng?

                        A. a + 2b =  c + d.                      B. a + 2b = 2c + d.

                        C. a + b = 2c + d.                       D. a + b =  c+ d.

Câu 2: Cho a mol Fe vào dung dịch chứa b mol dung dịch AgNO3. a và b có quan hệ như thế nào để thu được dung dịch Fe(NO3)3 duy nhất sau phản ứng?

A. b =2a.                                   B. ba.                                   C. b=3a.                              D. b a.

Câu 3: Dung dịch A chứa các ion Na+: a mol; HCO3-: b mol; CO32-: c mol; SO42-: d mol. Để tạo ra kết tủa lớn nhất người ta dùng 100 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ x mol/l. Lập biểu thức tính x theo a và b.

 A. x = a + b.                            B. x = a - b.                             C. x =                        D. x = 

Câu 4: Dung dịch X chứa a mol NaAlO2. Khi thêm vào dung dịch X b mol hoặc 2b mol dung dịch HCl thì lượng kết tủa sinh ra đều như nhau. Tỉ số a/b có giá trị bằng

 A. 1.                                         B. 1,25.                                   C. 1,5.                               D. 1,75.

Câu 5: Oxi hóa một lượng Fe thành hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2Ocần a mol Oxi. Khử hoàn toàn hỗn hợp X thành Fe cần b mol Al. Tỉ số a/b có giá trị bằng

  A. 0,75.                                   B. 1.                                        C. 1,25.                            D. 1,5. 

Câu 6: Có một lượng anđehit HCHO được chia làm 2 phần bằng nhau, mỗi phần chứa a mol HCHO.

                        - Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch AgNO3 /NH3 thu được m gam Ag.

                        - Phần 2: Oxi hóa bằng Oxi thành HCOOH với hiệu suất 40% thu được dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch AgNO3 /NH3 thu được m¢ gam Ag. Tỉ số  có giá trị bằng

A. 0,2.                                        B. 0,4.                                           C. 0,6.                                 D. 0,8.

Câu 7: A là axit chứa ba nguyên tử cacbon trong phân tử. Cho 0,015 mol A tác dụng với dung dịch chứa a mol Ba(OH) thu được dung dịch B. Người ta nhận thấy:

                       + Nếu a = 0,01 mol thì dung dịch B làm đỏ quỳ tím.

                       + Nếu a = 0,02 mol thì dung dịch B làm xanh quỳ tím. B có công thức cấu tạo:

                                                  A. CH3-CH2-COOH.                B. CH2=CH-COOH.

                                                  C. CH=C-COOH.                      D. HOOC-CH2-COOH.

Câu 8: Có 2 axit hữu cơ no: (A) là axit đơn chức và (B) là axit đa chức. Hỗn hợp (X) chứa x mol (A) và y mol (B). Đốt cháy hoàn toàn (X) thì thu được 11,2 lít CO (đktc). Cho x + y = 0,3 và MA < MB. Vậy công thức phân tử của (A) là:

                            A. CH3COOH.                                 B. C2H5COOH.

                            C. HCOOH.                                     D. C3H7COOH.

Câu 9: Một dung dịch hỗn hợp chứa a mol NaAlO2 và a mol NaOH tác dụng với một dung dịch chứa b mol HCl. Điều kiện để thu được kết tủa sau phản ứng là

 A. a = b.                                B. a = 2b.                                    C. b = 5a.                          D. a < b < 5a.

Câu 10: Khử hoàn toàn một lượng oxit sắt cần V lít H2. hòa tan hoàn toàn lượng sắt sinh ra ở trên trong dung dịch HCl thấy tạo ra V1 lít H2. Biết V > V1 (các khí đo ở cùng điều kiện). Công thức oxit sắt là

                                 A. Fe2O3.                                               B. FeO.

                                 C. Fe3O4.                                               D. Fe2O3 và Fe3O4.

Đáp án các bài tập vận dụng:

1. B

2. C

3. C

4. B

5. A

6. D

7. D

8. C

9. A

10. D

Bài viết gợi ý: