PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC

PHƯƠNG PHÁP 2: BẢO TOÀN MOL NGUYÊN TỬ

I. PHƯƠNG PHÁP

Có rất nhiều phương pháp để giải toán hóa học khác nhau nhưng phương pháp bảo toàn nguyên tử và phương pháp bảo toàn số mol electron cho phép chúng ta gộp nhiều phương trình phản ứng lại làm một, qui gọn việc tính toán và nhẩm nhanh đáp số. Rất phù hợp với việc giải các dạng bài toán  hóa học trắc nghiệm. Cách thức gộp những phương trình làm một và cách lập phương trình theo phương pháp bảo toàn nguyên tử sẽ được giới thiệu trong một số ví dụ sau đây.

II. BÀI TẬP

Ví dụ 1: Để khử hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần 0,05 mol H2. Mặt khác hòa tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc thu được thể tích khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) ở điều kiện tiêu chuẩn là

A. 448 ml.                              B. 224 ml.                          C. 336 ml.                                 D. 112 ml.

Hướng dẫn giải

Thực chất phản ứng khử các oxit trên là

H2        + O   ⎯→ H2O

0,05     → 0,05 mol

Đặt số mol hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 lần lượt là x, y, z. Ta có:

nO  = x + 4y + 3z  = 0,05 mol (1)

⇒ x + 3y + 2z  = 0,04 mol (2)

Nhân hai vế của (2) với 3 rồi trừ (1) ta có:

x + y  = 0,02 mol.

Mặt khác:

2FeO + 4H2SO4  ⎯→  Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

   x                     → x/2

2Fe3O4 + 10H2SO4  ⎯→  3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O

    y                      →  y/2

⇒ tổng:

Vậy: (Đáp án B)

Ví dụ 2: Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H2 đi qua một ống đựng 16,8 gam hỗn hợp 3 oxit: CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng, phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn và một hỗn hợp khí và hơi nặng hơn khối lượng của hỗn hợp V là 0,32 gam. Tính V và m.

A. 0,224 lít và 14,48 gam.                                                    B . 0,448 lít và 18,46 gam.

C. 0,112 lít và 12,28 gam.                                                    D. 0,448 lít và 16,48 gam.

Hướng dẫn giải

Thực chất phản ứng khử các oxit trên là

CO  + O   ⎯→ CO2

H2  + O   ⎯→ H2O.

Khối lượng hỗn hợp khí tạo thành nặng hơn hỗn hợp khí ban đầu chính là khối lượng của nguyên tử Oxi trong các oxit tham gia phản ứng. Do vậy:

mO = 0,32 gam.

.

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

moxit = mchất rắn + 0,32

⇒ 16,8 = m + 0,32

⇒ m = 16,48 gam.

lít. (Đáp án D)

Ví dụ 3: Thổi rất chậm 2,24 lít (đktc) một hỗn hợp khí gồm CO và H2 qua một ống sứ đựng hỗn hợp Al2O3, CuO, Fe3O4, Fe2O3 có khối lượng là 24 gam dư đang được đun nóng. Sau khi kết thúc phản ứng khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là

A. 22,4 gam.                 B. 11,2 gam.                           C. 20,8 gam.                           D. 16,8 gam.

Hướng dẫn giải

Thực chất phản ứng khử các oxit là:

CO  + O   ⎯→ CO2

H2  + O   ⎯→ H2O.

Vậy: .

⇒ mO = 1,6 gam.

Khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là: 24 − 1,6 = 22,4 gam. (Đáp án A)

Ví dụ 4: Cho m gam một ancol (rượu) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là

A. 0,92 gam.                         B. 0,32 gam.                          C. 0,64 gam.                             D. 0,46 gam.

Hướng dẫn giải

CnH2n+1CH2OH + CuO CnH2n+1CHO + Cu↓ + H2O

Khối lượng chất rắn trong bình giảm chính là số gam nguyên tử O trong CuO phản ứng. Do đó nhận được:

mO = 0,32 gam   →

⇒  Hỗn hợp hơi gồm:

Vậy hỗn hợp hơi có tổng số mol là 0,04 mol.

= 31

⇒ mhh hơi = 31 × 0,04 = 1,24 gam.

mancol + 0,32  = mhh hơi

mancol  = 1,24 − 0,32  = 0,92 gam. (Đáp án A)

Chú ý: Với rượu bậc (I) hoặc rượu bậc (II) đều thỏa mãn đầu bài.

Ví dụ 5: Đốt cháy hoàn toàn 4,04 gam một hỗn hợp bột kim loại gồm Al, Fe, Cu trong không khí thu được 5,96 gam hỗn hợp 3 oxit. Hòa tan hết hỗn hợp 3 oxit bằng dung dịch HCl 2M. Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng.

A. 0,5 lít.                                  B. 0,7 lít.                                   C. 0,12 lít.                         D. 1 lít.

Hướng dẫn giải

mO  = moxit − mkl  = 5,96 − 4,04  = 1,92 gam.

.

Hòa tan hết hỗn hợp ba oxit bằng dung dịch HCl tạo thành H2O như sau:

2H+   +  O2−   → H2O

                                        0,24 ← 0,12 mol

lít. (Đáp án C)

Ví dụ 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacbonxylic đơn chức cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là

A. 8,96 lít. B. 11,2 lít. ✓C. 6,72 lít. D. 4,48 lít.

Hướng Dẫn Giải:

Axit cacbonxylic đơn chức có 2 nguyên tử Oxi nên có thể đặt là RO2. Vậy:

0,1×2 + nO (p.ư)  = 0,3×2 + 0,2×1

⇒ nO (p.ư)  = 0,6 mol

lít. (Đáp án C)

Ví dụ 7: (Câu 46 - Mã đề 231 - TSCĐ Khối A 2007)

Cho 4,48 lít CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công  thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là

A. FeO; 75%.                                                  B. Fe2O3; 75%.

C. Fe2O3; 65%.                                              D. Fe3O4; 65%.

Hướng dẫn giải

FexOy  + yCO    ⎯→ xFe + yCO2

Khí thu được có →  gồm 2 khí CO2 và CO dư


 

  →  .

Mặt khác: mol  → nCO dư = 0,05 mol.

Thực chất phản ứng khử oxit sắt là do

CO  + O (trong oxit sắt)   ⎯→  CO2

⇒ nCO = nO = 0,15 mol   → mO = 0,15×16 = 2,4 gam

⇒ mFe = 8 − 2,4 = 5,6 gam  → nFe = 0,1 mol.

Theo phương trình phản ứng ta có:

   → Fe2O3. (Đáp án B)

Ví dụ 8: Cho hỗn hợp A gồm Al, Zn, Mg. Đem oxi hoá hoàn toàn 28,6 gam A bằng oxi dư thu được 44,6 gam hỗn hợp oxit B. Hoà tan hết B trong dung dịch HCl thu được dung dịch D. Cô cạn dung dịch D được hỗn hợp muối khan là

A. 99,6 gam.                         B. 49,8 gam.                              C. 74,7 gam.                             D. 100,8 gam.

Hướng dẫn giải

Gọi M là kim loại đại diện cho ba kim loại trên với hoá trị là n.

M  + O2   ⎯→  M2On (1)

M2On  + 2nHCl   ⎯→ 2MCln  + nH2O (2)

Theo phương trình (1) (2)  → .

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng   → gam

mol →    nHCl = 4×0,5 = 2 mol

⇒ mmuối = mhhkl + = 28,6 + 2×35,5 = 99,6 gam. (Đáp án A)

Ví dụ 9: Cho một luồng khí CO đi qua ống đựng 0,01 mol FeO và 0,03 mol Fe2O3 (hỗn hợp A) đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 4,784 gam chất rắn B gồm 4 chất. Hoà tan chất rắn B bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,6272 lít H2 (ở đktc). Tính số mol oxit sắt từ trong hỗn hợp B. Biết rằng trong B số mol oxit sắt từ bằng 1/3 tổng số mol sắt (II) oxit và sắt (III) oxit.

A. 0,006.                            B. 0,008.                                   C. 0,01.                                  D. 0,012.

Hướng dẫn giải

Hỗn hợp A + CO  → 4,784 gam B (Fe, Fe2O3, FeO, Fe3O4) tương ứng với số mol là: a, b, c, d (mol).

Hoà tan B bằng dung dịch HCl dư thu được mol.

Fe  + 2HCl  → FeCl2   + H2

⇒ a = 0,028 mol. (1)

Theo đầu bài:   → (2)

Tổng mB là:    (56.a + 160.b + 72.c + 232.d) = 4,78 gam. (3)

Số mol nguyên tử Fe trong hỗn hợp A bằng số mol nguyên tử Fe trong hỗn hợp B. Ta có:

nFe (A) = 0,01 + 0,03×2 = 0,07 mol

nFe (B) = a + 2b + c + 3d

⇒ a + 2b + c + 3d = 0,07 (4)

Từ (1, 2, 3, 4)       → b = 0,006 mol

c = 0,012 mol

d = 0,006 mol. (Đáp án A)

Ví dụ 10: Khử hoàn toàn 24 gam hỗn hợp CuO và FexOy bằng H2 dư ở nhiệt độ cao thu được 17,6 gam hỗn hợp 2 kim loại. Khối lượng H2O tạo thành là

A. 1,8 gam.                                 B. 5,4 gam.                                  C. 7,2 gam.                        D. 3,6 gam.

Hướng dẫn giải

mO (trong oxit)  = moxit − mkloại = 24 − 17,6 = 6,4 gam.

gam ;  mol.

gam. (Đáp án C)

Ví dụ 11: Khử hết m gam Fe3O4 bằng CO thu được hỗn hợp A gồm FeO và Fe. A tan vừa đủ trong 0,3 lít dung dịch H2SO4 1M cho ra 4,48 lít khí (đktc). Tính m?

A. 23,2 gam.                         B. 46,4 gam.                     C. 11,2 gam.                         D. 16,04 gam.

Hướng dẫn giải

Fe3O4    → (FeO, Fe)    → 3Fe2+

  n mol

mol

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Fe:

⇒ 3n = 0,3   → n = 0,1

gam (Đáp án A)

Ví dụ 12: Đun hai rượu đơn chức với H2SO4 đặc, 140oC được hỗn hợp ba ete. Lấy 0,72 gam một trong ba ete đem đốt cháy hoàn toàn thu được 1,76 gam CO2 và 0,72 gam H2O. Hai rượu đó là

 A. CH3OH và C2H5OH.                                      B. C2H5OH và C3H7OH.

C. C2H5OH và C4H9OH.                                     D. CH3OH và C3H5OH.

Hướng dẫn giải

Đặt công thức tổng quát của một trong ba ete là CxHyO, ta có:

gam ;  gam

⇒ mO = 0,72 − 0,48 − 0,08 = 0,16 gam.

=  4 : 8 : 1.

⇒ Công thức phân tử của một trong ba ete là C4H8O.

    Công thức cấu tạo là CH3−O−CH2−CH=CH2.

Vậy hai ancol đó là CH3OH và CH2=CH−CH2−OH. (Đáp án D)

2.MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN DỤNG 

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,4 mol FeO và 0,1mol Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch A và khí B không màu, hóa nâu trong không khí. Dung dịch A cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa. Lấy toàn bộ kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là

A. 23,0 gam.                         B. 32,0 gam.                       C. 16,0 gam.                          D. 48,0 gam.

Câu 2: Cho khí CO đi qua ống sứ chứa 16 gam Fe2O3 đun nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hòa tan hoàn toàn X bằng H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, lượng muối khan thu được là

A. 20 gam.                        B. 32 gam.                     C. 40 gam.                      D. 48 gam.

Câu 3:  Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được là

A. 5,6 gam.                       B. 6,72 gam.                     C. 16,0 gam.                  D. 11,2 gam.

Câu 4:  Đốt cháy hỗn hợp hiđrocacbon X thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Thể tích O2 đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là

A. 5,6 lít.                          B. 2,8 lít.                              C. 4,48 lít.                     D. 3,92 lít.

Câu 5:  Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe2O3 trong dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí H2 ở đktc và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 24 gam chất rắn. Giá trị của a là

A. 13,6 gam.                               B. 17,6 gam.                                C. 21,6 gam.                     D. 29,6 gam.

Câu 6: Hỗn hợp X gồm Mg và Al2O3. Cho 3 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư giải phóng V lít khí (đktc). Dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NH3 dư, lọc và nung kết tủa được 4,12 gam bột oxit. V có giá trị là:

A. 1,12 lít.                             B. 1,344 lít.                           C. 1,568 lít.                           D. 2,016 lít.

Câu 7:  Hỗn hợp A gồm Mg, Al, Fe, Zn. Cho 2 gam A tác dụng với dung dịch HCl dư giải phóng 0,1 gam khí. Cho 2 gam A tác dụng với khí clo dư thu được 5,763 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của Fe trong A là

A. 8,4%.                        B. 16,8%.                         C. 19,2%.                          D. 22,4%.

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí Oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9,9 gam H2O. Thể tích không khí ở (đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là

A. 70,0 lít.                        B. 78,4 lít.                         C. 84,0 lít.                                D. 56,0 lít.

Câu 9:  Hoà tan hoàn toàn 5 gam hỗn hợp 2 kim loại X và Y bằng dung dịch HCl thu được dung dịch A và khí H2. Cô cạn dung dịch A thu được 5,71 gam muối khan. Hãy tính thể tích khí H2 thu được ở đktc.

A. 0,56 lít.                        B. 0,112 lít.                     C. 0,224 lít                            D. 0,448 lít

Câu 10:  Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Y gồm C2H6, C3H4 và C4H8 thì thu được 12,98 gam CO2 và 5,76 gam H2O. Vậy m có giá trị là

A. 1,48 gam.                              B. 8,14 gam.                          C. 4,18 gam.                   D. 16,04 gam.

Đáp án các bài tập vận dụng:

1. D

2. C

3. C

4. D

5. C

6. C

7. B

8. A

9. C

10. C

Bài viết gợi ý: