* Tính oxi hóa: F2 > Cl2 > Br2 > I2
* Tính khử: \({{I}^{-}}>\text{ }B{{r}^{-}}>\text{ }C{{l}^{-}}>\text{ }{{F}^{-}}\)
* Bài toán muối halogen tác dụng với dung dịch AgNO3
- Cần nhớ tính tan: AgF tan tốt, còn lại AgCl, AgBr và AgI đều không tan => chỉ có muối ${{F}^{-}}$ không phản ứng với AgNO3
- Bài toán cho AgNO3 phản ứng với FeCl2 xảy ra 2 phản ứng:
=> kết tủa thu được gồm AgCl và Ag
* Bài toán 1 halogen tác dụng với 1 muối : sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Sau khi cô cạn dung dịch sau phản ứng sẽ thu được muối NaCl và có thể có NaBr dư. Do Cl nhẹ hơn Br nên khối lượng muối khan thu được bao giờ cũng nhỏ hơn khối lượng muối ban đầu.
∆mgiảm = 2.(80 – 35,5).${{n}_{C{{l}_{2}}}}$phản ứng
* Sử dụng phương pháp xét khoảng khi gặp 1 halogen tác dụng với 2 muối halogen khác
Nghiên cứu quá trình phản ứng xảy ra khi cho khí Cl2 tác dụng với dung dịch gồm NaBr và NaI. Yêu cầu xác định lượng muối tạo thành sau phản ứng.
Do tính khử \(B{{r}^{-}}<\text{ }{{I}^{-}}\) nên phản ứng xảy ra theo thứ tự :
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2 (1)
Nếu NaI hết, mà vẫn tiếp tục sục khí Cl2 vào thì : Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 (2)
Để biết bài toán đang xét nằm ở giai đoạn nào (chỉ có (1) xảy ra hay cả 2 phản ứng đều xảy ra) ta xét các trường hợp:
* Nếu NaI hết, NaBr chưa phản ứng (phản ứng (1) vừa kết thúc, phản ứng (2) chưa xảy ra)
mmuối = m1 = mNaCl (1) + mNaBr
* Nếu NaI, NaBr tác dụng hết (phản ứng (2) vừa kết thúc) thì mmuối = m2 = mNaCl (1,2)