Hướng dẫn

a) Hồi tưởng về thiên nhiên Việt Bắc

Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên mang yẻ đẹp vừa gần gũi, vừa nên thơ của quê hương cách mạng.

– vẻ đẹp đa dạng theo thời gian, không gian khác nhau: sương sớm nắng chiều, trăng khuya… Đặc biệt là "bộ tranh tứ bình" của Việt Bắc qua bốn mùa:

+ Mùa xuân: Ngày xuân mơ nở trắng rừng

+ Mùa hạ: Ve kêu rừng phách đổ vàng

+ Mùa thu: Rừng thu trăng rọi hoà bình

+ Mùa đông: Rừng xanh hoa chuối đó tươi

– Thiên nhiên trở nên đẹp hơn, hữu tình hơn khi có sự gắn bó với con người:

+ Cảnh làng bản ấm cúng:

Nhớ tùng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thưong đi về

+ Cảnh sinh hoạt kháng chiến ở chiến khu

Nhớ sao lớp học i tờ

… Gian nan đòi van ca vang núi đèo

+ Cảnh thơ mộng, ân tình:

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lung nương

+ Cảnh sinh hoạt đặc trưng của Việt Bắc

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa

Những câu thơ được sắp xếp xen kẽ, cứ một câu tả cảnh lại có một câu tả người, thể hiện sự gắn bó giữa cảnh và người

b) Hồi tưởng về con người Việt Bắc

– Trong hồi tường, nhà thơ nhớ đến những con người Việt Bắc, trên cái phông chung của núi rừng. Tác giả nhớ người đi rừng: “Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng”, “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”, “Nhớ cô em gái hái măng một mình”, và nhớ “tiếng hát ân tình thuỷ chung” của người Việt Bắc

– Nhớ đến cuộc sống thanh bình êm ả:

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa

– Cuộc sống vất vả, khó khăn trong kháng chiến nhưng chan chứa tình yêu thương.

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

Đó là cảnh sinh hoạt bình dị của người dân Việt Bắc. Nét đẹp nhất chính là nghĩa tình và lòng quyết tâm đùm bọc, che chở cho cách mạng, hi sinh tất cả vì kháng chiến, dù cuộc sống còn rất khó khăn.

Bài viết gợi ý: