a) Khái quát chung
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Hs tham khảo Sgk.
– Mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc đời: nghệ thuật chân chính cần bắt nguồn từ cuộc đời, con người và phải vì cuộc đời và con người để phát triển.
b) Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời
– Niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ chính là cái hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận được cái đẹp tuyệt diệu. Dường như, khi bắt gặp cảnh đẹp giữa biển trời trong sương, Phùng đó bắt gặp cái tận thiện, tận mĩ, thấy tâm hồn mình như đang gột rửa, trở nên thật trong trẻo, tinh khôi bởi cái đẹp hài hòa, lãng mạn của cuộc đời.
– Chứng kiến cảnh người đàn bà bị chồng đánh dập, Phùng cay đắng nhận thấy những cái ngang trái, xấu xa, những bi kịch trong gia đình thuyền chài kia là thứ thuốc rửa quái đản làm những thước phim huyền diệu mà anh dày công chụp được bỗng hiện hình thật khủng khiếp, ghê sợ.
– Từ những cảnh đối lập trong cuộc đời mà Phùng phát hiện, anh nhận ra mối quan hệ thực sự giữa nghệ thuật và cái đẹp:
+ Phùng nhận ra nghệ thuật phải dành ưu tiên trước hết cho con người. Phải góp phần giải phóng con người khỏi sự cầm tà của đói nghèo, tăm tối, bạo lực.
+ Muốn làm được điều đó nghệ sĩ không thể nhìn đời bằng con mắt đơn giản, dễ dãi, phải có tấm lòng, có can đảm, biết trăn trở về con người.
+ Người nghệ sĩ cần có bản lĩnh trung thực của người nghệ sĩ: Chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật không thể xa lạ với số phận của con người
c) Kết luận
– Văn học cần hướng đến với cuộc sống của con người mới là văn học chân chính. Người nghệ sĩ phải là người đi tiên phong đấu tranh cho cuộc sổng của con người ngày càng tươi đẹp hơn.