QUI LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP

 

   A. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ

   1. Thí nghiệm

   Menđen cho lai cây đậu Hà Lan cho hạt vàng trơn thuần chủng với cây đậu Hà Lan hạt xanh nhăn thuần chủng

→ F1 đồng tính 100% đều là hạt vàng trơn.

→ F1 tự thụ phấn cho 315 hạt vàng trơn, 108 hạt xanh, trơn, 101 hạt vàng nhăn và 32 hạt xạnh nhăn.

                                  

   

 

  2. Nội dung quy luật

   Khi lai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau cho F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.

   

3. Giải thích kết quả

P

AABB

x

aabb

 

(hạt vàng, trơn)

 

(hạt xanh, nhăn)

G

AB

 

ab

F1

 

AaBb

 
   

(hạt vàng, trơn)

 

F1 x F1

AaBb

x

AaBb

 

(hạt vàng, trơn)

 

(hạt vàng, trơn)

G

1AB : 1aB : 1Ab : 1ab

 

1AB : 1aB : 1Ab : 1ab

 

 

AB

aB

Ab

ab

AB

AABB (hạt vàng, trơn)

AaBB (hạt vàng, trơn)

AABb (hạt vàng, trơn)

AaBb (hạt vàng, trơn)

aB

AaBB (hạt vàng, trơn)

aaBB (hạt xanh, trơn)

AaBb (hạt vàng, trơn)

aaBB (hạt xanh, trơn)

Ab

AABb (hạt vàng, trơn)

AaBb (hạt vàng, trơn)

Aabb (hạt vàng, nhăn)

Aabb (hạt vàng, nhăn)

ab

AaBb (hạt vàng, trơn)

aaBb (hạt xanh, trơn)

Aabb (hạt vàng, nhăn)

aabb (hạt xanh, nhăn)

  

→ KG: 1 AABB : 2 AABb : 2 AaBB : 4 AaBb : 1 Aabb : 2 Aabb : 2 aaBb : 1 aaBB : 1 aabb

→ KH: 9A-B- :3A-bb : 3aaB- : 1aabb ( 9 vàng, trơn:3 vàng, nhăn:3 xanh, trơn : 1 xanh nhăn)

 - Cơ thể bố mẹ đồng hợp chỉ cho 1 loại giao tử (AB và ab). Hai loại giao tử này kết hợp với nhau được con lai F1 có kiểu gen AaBb.

 - Khi cơ thể F1 hình thành giao tử, do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng đã tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau (AB, Ab, aB và ab)

                                        

  

 4. Điều kiện nghiệm đúng

    - Bố mẹ đem lai phải thuần chủng về tính trạng cần theo dõi.

    - Một gen quy định một tính trạng, gen trội phải trội hoàn toàn.

    - Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.

    - Mỗi cặp gen quy định tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau.

    - Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử khi thụ tinh.

    - Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau, sự biểu hiện của tính trạng phải hoàn toàn.

   

     5. Ý nghĩa

    - Quy luật phân ly độc lập giải thích một trong các nguyên nhân các biến dị tổ hợp xuất hiện ở các loài giao phối. Loại biến dị này là một trong số các nguồn nguyên liệu quan trọng cho chọn giống và tiến hoá.

                                               

 

 

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1: Nêu điều kiện nghiệm đúng cho quy luật phân li độc lập của Menđen.

    Điều kiện nghiệm đúng cho quy luật phân li độc lập là các cặp alen quy định các tính trạng khác nhau phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

    Các cặp nhiễm sắc thể lại phân li độc lập nhau trong quá trình giảm phân dẫn đến sự phân li độc lập của các alen. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh làm xuất hiện các tổ hợp gen khác nhau (biến dị tổ hợp).

 

Bài 2: Nêu các điều kiện cần có để khi lai các cá thể khác nhau về hai tính trạng ta thu được đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1.

Để có tỉ lệ phân li kiểu hình 9: 3: 3: 1 thì bố mẹ phải dị hợp tử về 2 cặp gen có hiện tượng trội lặn hoàn toàn, số lượng cá thể con lai phải lớn, các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống như nhau. Tỉ lệ phân li 9 : 3 : 3 : 1 chẳng qua là tích của tỉ lệ (3 : 1) X (3 : 1).

 

Bài 3: Làm thế nào để biết được hai gen nào đó nằm trên hai NST tương đồng khác nhau nếu chỉ dựa trên kết quả của các phép lai?

         Dựa vào kết quả lai phân tích hoặc ở đời F ta có thể biết được hai gen nằm trên 2 nhiễm sắc thể nếu tỉ lệ kiểu hình ở lai phân tích là 1 : 1 : 1 : 1 hoặc ở F là 9 : 3 : 3 : 1.

 

Bài 4: Giải thích tại sao lại không thể tìm được 2 người có kiểu gen giống hệt nhau trên Trái Đất, ngoại trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng?

      Không thể tìm được 2 người có kiểu gen giống y hệt nhau ngoại trừ sinh đôi cùng trứng, vì số biến dị tổ hợp mà một cặp bố mẹ có thể tạo ra là cực kì lớn (223 X 223 = 246 kiểu hợp tử khác nhau).

 

C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1: Trong quy luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản thì số loại kiểu hình ở F2 là

A. 9:3:3:1               B. 2n

C. (3:1)n                D. 4

Câu 2: Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là

A. 2             B. 8

C. 6             D. 4

Câu 3: Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe qua giảm phân sẽ cho số loại giao tử là

A. 8                B. 12

C. 16               D. 4

Câu 4: Cho biết mõi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEE x aaBBDdee cho đời con có

A. 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình

B. 4 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình

C. 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình

D. 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình

Câu 5: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao, alen a : thân thấp; alen B : hoa đỏ, alen b : hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết thì xác suất thu được đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen ở F1 là bao nhiêu?

A. 1/4                B. 9/16

C. 1/16               D. 3/8

Câu 6: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B : hạt trơn, b : hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Phép lai nào sau đây sẽ không làm xuất hiện kiểu hình xanh, nhăn ở thế hệ sau?

A. AaBb x AaBb

B. Aabb x aaBb

C. aabb x AaBB

D. AaBb x Aabb

Câu 7: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao, alen a : thân thấp; alen B : hoa đỏ, alen b : hoa trắng, các cặp alen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên 2 cây thân cao, hao đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân thấp, hoa trắng ở F2 là

A. 1/64            B. 1/256

C. 1/16            D. 1/81

Câu 8: Ở một loài động vật, xét phép lai ♂AABBDD x ♀aaBbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, ở một số tế bào, cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Cơ thể đực giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen trên?

A. 4              B. 5

C. 6              D. 3

Câu 9: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B : hạt trơn, b : hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Lai phân tích một cay đậu Hà Lan mang kiểu hình trội về cả 2 tính trạng, thế hệ sau được tỉ lệ 50% cây hạt vàng, trơn : 50% cây hạt xanh, trơn. Cây đậu Hà Lan đó có kiểu gen

A. aabb               B. AaBB

C. AABb              D. AABB

Câu 10: Ở người, gen quy định màu mắt có 2 alen (A và a), gen quy định dạng tóc có 2 alen (B và b), gen quy định nhóm máu có 3 alen (IA, IB và IO). Cho biết các gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Số kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ 3 gen nói trên ở trong quần thể người là

A. 54             B. 24

C. 10            D. 64

Câu 11: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các alen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là

A. 3/256              B. 1/16

C. 81/256             D. 27/256

Câu 12: Cho cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Nếu các cặp gen này nằm trên các cặp NST khác nhau thì số dòng thuần tối đa về cả 3 cặp gen có thể được tạo ra là

A. 3            B. 8

C. 1           D. 6

Câu 13: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen này nằm trên các NST thường khác nhau. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong các phép lai sau, có bao nhiêu phép laic ho đời con có số cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ 25%?

(1) AaBb x Aabb.                  (2) AaBB x aaBb.                      (3) Aabb x aaBb.                                     (4) aaBb x aaBb

A. 1              B. 2

C. 4              D. 3

Câu 14: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, alen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ

A. 27/128           B. 9/256

C. 9/64             D. 9/128

Câu 15: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Trong 1 phép lai, người ta thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3A-B- : 3aaB- : 1A-bb: 1aabb. Phép lai nào sau đây phù hợp với kết quả trên?

A. AaBb x aaBb

B. AaBb x Aabb

C. Aabb x aaBb

D. AaBb x AaBb

Câu 16: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng, các gen phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình. Cho cây P giao phấn với 2 cây khác nhau:

- Với cây thứ nhất, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1.

- Với cây thứ hai, thu được đời con chỉ có 1 loại kiểu hình.

Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau. Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ hai lần lượt là:

A. AaBb, Aabb, AABB

B. AaBb, aaBb, AABb

C. AaBb, aabb, AABB

D. AaBb, aabb, AaBB

Câu 17: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao từ 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là:

A. 105:35:3:1

B. 105:35:9:1

C. 35:35:1:1

D. 33:11:1:1

Câu 18: Cho biết mõi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai sau:

(1) AaBb x aabb. (2) aaBb x AaBB. (3) aaBb x aaBb. (4) AABb x AaBb.

(5) AaBb x AaBB. (6) AaBb x aaBb. (7) Aabb x aaBb. (8) Aabb x aabb.

Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 2 loại kiểu hình?

A. 6            B. 5

C. 3            D. 4

 

Đáp án - Hướng dẫn giải

 

1 - B

2 - C

3 - A

4 - A

5 - A

6 - C

7 - D

8 - A

9 - B

10 - A

11 - D

12 - B

13 - B

14 - A

15 - A

16 - C

17 - A

18 - B

 

 

 

Câu 14:

Tỉ lệ đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn = C42 x 3/4 x 3/4 x 1/4 x 1/4 = 54/256 = 27/128.

Câu 15:

3A-B- : 3aaB- : 1A-bb : 1aabb = (1A- : 1aa) (3B- : 1bb) → Đáp án A.

Câu 17:

AAaaBbbb x AAaaBbbb = (AAaa x AAaa) (Bbbb x Bbbb) = (35 đỏ : 1 vàng) (3 ngọt : 1 chua) = 105 : 35 : 3 : 1.

Câu 18:

(2), (3), (4), (5) và (8) đúng → Đáp án B.

 

Bài viết gợi ý: