A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. TÁC GIẢ

1. Tiểu sử cuộc đời

- Nguyễn Trung Thành tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, sinh năm 1932 ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

- Năm 1950 (khi 18 tuổi), ông gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam, rồi được chuyển làm phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên khu V và lấy bút danh là Nguyễn Ngọc.

- Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Nguyên Ngọc tập kết ra Bắc và viết tiểu thuyết Đất nước đứng lên.

- Năm 1962, ông trở lại miền Nam, lấy tên là Nguyễn Trung Thành, hoạt động ở khu V, làm Chủ tịch Chi hội Văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ.

- Sau chiến tranh, Nguyễn Trung Thành ra Hà Nội, làm Phó Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ. Hiện nay ông tham gia hoạt động ở lĩnh vực văn hoá, giáo dục.

2. Sự nghiệp văn học

- Trong hai cuộc kháng chiến, Nguyễn Trung Thành sống chủ yếu ở Tây Nguyên nên ông hiểu biết sâu sắc và gắn bó mật thiết với Tây Nguyên. Thành tựu văn học của ông cũng gắn liền với mảnh đất này.

- Những tác phẩm tiêu biểu: Đất nước đứng lên (1954), Rẻo cao (1961), Đất Quảng (2 tập, 1971-1974),... và một số tác phẩm dịch thuật khác.

3. Phong cách nghệ thuật

- Văn Nguyên Ngọc mang đậm âm hưởng sử thi của núi rừng Tây Nguyên.

- Sức sống bất diệt, khả năng trỗi dậy vô tận của con người, sự sống luôn được đề cao trong những trang viết của ông.

II. TÁC PHẨM RỪNG XÀ NU

1. Hoàn cảnh ra đời

- Mùa hè năm 1965, đế quốc Mĩ đổ quân ào ạt vào Nam và tiến đánh ác liệt ra Bắc. Các nhà văn lúc đó muốn viết “hịch thời đánh Mĩ”. Rừng xà nu được ra đời đúng thời điểm cả nước sục sôi đánh Mĩ, tác phẩm như một biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của đồng bào Tây Nguyên.

- Rừng xà nu đăng lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ (số 2-1965) sau đó in trong tập truyện và kí Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.

2. Tóm tắt

Rừng xà nu là câu chuyện về anh Tnú tham gia cách mạng và dân làng Xô Man ở Tây Nguyên đồng khởi chống giặc. Sau ba năm đi lực lượng”, Tnú về phép thăm làng, được cụ Mết, Dít, bé Heng cùng dân làng đón tiếp nồng hậu. Đêm đó, mọi người tập hợp nghe cụ Mết kể về cuộc đời Tnú.

Từ nhỏ, Tnú rất gắn bó với cách mạng, đã từng nuôi giấu cán bộ và hoàn thành xuất sắc công tác giao liên. Tnú được anh Quyết dạy chữ và giác ngộ cách mạng. Bị giặc bắt, Tnú dũng cảm chịu đựng những đòn tra tấn của giặc. Sau khi vượt ngục, anh cùng cụ Mết lãnh đạo dân làng Xô man rèn vũ khí chống kẻ thù. Giặc càn quét vào làng, bắt vợ con anh tra tấn tàn khốc cho đến chết. Tnú xông ra, anh bị giặc bắt và đốt mười đầu ngón tay bằng chính nhựa cây xà nu. Dân làng Xô Man đồng khởi giết giặc cứu Tnú. Anh gia nhập lực lượng quân giải phóng, chiến đấu chống kẻ thù để giải phóng quê hương.

3. Những giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Nội dung

* Hình ảnh cây xà nu

- Hình ảnh rừng xà nu xuất hiện ngay những dòng đầu tiên là hình ảnh của đau thương và bị tráng: “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần,... Cả rừng xà nu hàng bn cây không cây nào không bị thương... Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyền thành từng cc máu lớn...”.

- Sự lặp lại trong cấu trúc và cách miêu tả, nhà văn đã làm nổi bật lên sức sống mãnh liệt của cây xà nu. “Trong rừng ít loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy... Hình tượng cây xà nu chứa đựng một sức sống tiềm tàng, tinh thần quả cảm, sự kiêu hãnh trong bão táp chiến tranh: “Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu n tm ngực lớn ra che chở cho làng”.

- Gắn liền với những tình tiết diễn ra của truyện, ta có thể nhận thấy xà nu là một hình ảnh mang tính biểu tượng khá rõ. Xà nu có mặt và gắn bó mật thiết với đời sống hằng ngày, trong lịch sử, trong truyền thống của dân làng Xô Man. Trong tất cả những sự kiện trọng đại diễn ra trong làng, xà nu hầu như đều có mặt.

- Hình ảnh xà nu được miêu tả trong sự ứng chiếu với người và ngược lại. Vì thế xà nu vừa là hình ảnh thực vừa là hình ảnh mang nghĩa biểu trưng, vừa lớn lao, vừa đau đớn, anh dũng. Xà nu như có một tâm hồn. Cây xà nu ta là nạn nhân vừa là nhân chứng của cuộc chiến tranh.

* Những người con bất khuất của dân làng Xô Man

- Nhân vật Tnú:

+ Cuộc đời số phận của Tnú khá tiêu biểu cho cuộc đời và số phận chung của những con người Tây Nguyên. Tnú gắn bó với cách mạng từ nhỏ, anh rất gan dạ, táo bạo, trung thành, dũng cảm và mưu trí. Khi bị bắt và bị tra tấn, lưng ngang dọc vết chém nhưng anh vẫn trung thành, gan góc chịu đựng.

+ Tnú vượt tù trở về, anh trưởng thành hơn như cây xà nu cường tráng nhất. Rồi anh có vợ có con. Nhưng biến cố đã ập đến đối với cuộc đời anh và dân làng. Giặc đàn áp, bắt vợ con anh, tra khảo và giết vợ con anh. Anh xông vào lũ giặc, bị bắt và đốt mười đầu ngón tay. Ngọn lửa căm thù giặc đã cháy sục sôi trên mười đầu ngón tay của Tnú. Người dân làng Xô Man cũng vậy. Họ quật khởi tiêu diệt kẻ thù. Từ đau thương, Tnú đã trở thành anh hùng, như cây xà nu ngày một trưởng thành hơn.

+ Không chỉ là con người gan góc và căm thù giặc, Tnú còn thể hiện là một chàng trai giàu lòng yêu thương, có tính kỉ luật cao. Tình yêu của anh dành cho tất cả mọi người, cho vợ con anh, cho dân làng Xô Man và cho đất nước này. Anh tham gia đi “lực lượng” cũng chính vì tình yêu của anh dành cho họ, anh muốn giải cứu dân làng Xô Man. Với tình yêu đó Tnú đã bất chấp hiểm nguy, ngay từ nhỏ anh đã là một cậu bé làm nh vụ nuôi giấu cán bộ. Đi “lực lượng”, dù nhớ nhà nhớ làng nhưng anh vẫn chấp hành kỉ luật, chỉ về một đêm rồi đi và về có giấy phép hẳn hoi.

+ Tnú là nhân vật trung tâm của truyện được xây dựng bằng bút pháp sử thi mang đậm cảm hứng lãng mạn. Tnú hội đủ mọi phẩm chất anh hùng, bất khuất của dân làng Xô Man nói riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung.

- Nhân vật cụ Mết:

+ Cụ Mết tiêu biểu như cây xà nu trưởng thành, người thủ lĩnh tinh thần của làng Xô Man. Hình ảnh cụ Mết nổi lên bằng những nét chạm khắc đẹp, gân guốc, đầy bản lĩnh với bàn tay nặng trịch như kìm sắt, râu dài tới ngực, mắt sáng xếch ngược, ngực trần như cây xà nu lớn, tiếng nói ồ ồ, dội vàng. Chính cụ là người truyền cho con cháu cái chân lí cách mạng thiêng liêng: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.

+ Cụ Mết còn được xem là một điển hình của già làng Tây Nguyên yêu nước, yêu buôn làng.

- Nhân vật Mại và Dít:

Mai và Dít là những nhân vật tiêu biểu cho người phụ nữ Tây Nguyên. Họ sớm giác ngộ cách mạng, kiên trung, bất khuất. Mai hi sinh, Dít ngày một trưởng thành hơn, nối gót chị làm cách mạng.

- Nhân vật bé Heng:

Bé Heng là cây xà nu mới lớn, tượng trưng cho thế hệ nối tiếp của đồng bào Tây Nguyên, hình ảnh chú bé “súng đeo chéo ngang lưng ra sẻ người lính thực sự mang tính dự báo về sự trưởng thành, lớn mạnh hơn các thế hệ đi trước.

Các thế hệ con người trong truyện như có một sự ứng chiếu với các thế hệ cây xà nu kiên cường, bất khuất.

* Cuộc vùng dậy của dân làng Xô Man

Cảm hứng sáng tạo trong Rừng xà nu đã được khởi phát từ một vấn đề: “chúng ta phải làm gì?” trong hoàn cảnh lịch sử của đất nước lúc bấy giờ. Và như vậy, đêm vùng dậy của dân làng Xô Man là một tất yếu: “Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên”. Ngọn lửa căm hờn đã cháy lên lòng yêu nước, dân làng Xô Man, đồng bào Tây Nguyên và nhân dân miền Nam đã đồng khởi đương đầu với kẻ thù bạo tàn để giành độc lập, tự do.

b. Nghệ thuật

- Khuynh hướng sử thi của truyện thể hiện đậm nét trong cách miêu tả thiên nhiên, miêu tả nhân vật, trong nghệ thuật khắc hoạ cuộc đời, số phận và tính cách nhân vật (đặc biệt là nhân vật Tnú) và nghệ thuật trần thuật (Già làng kể chuyện bên ánh lửa).

- Truyện thể hiện rõ nét cảm hứng lãng mạn ở chỗ tác giả đã đề cao vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong sự đối lập với sự bạo tàn của kẻ thù.

3. Chủ đề

Rừng xà nu là câu chuyện về sức sống tiềm tàng và quá trình trưởng thành trong nhận thức lí tưởng cách mạng của một con người, một buôn làng cũng như của đồng bào Tây Nguyên. Những con người đó đã nhận ra một chân lí tất yếu: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”, nghĩa là chỉ có bạo lực cách mạng mới có thể đánh bại bạo lực phản cách mạng.

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG

I. ĐỀ BÀI

1. Đề số 1

Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

2. Đề số 2

Phân tích vẻ đẹp của các nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

3. Đề số 3

Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

4. Đề số 4

Tính sử thi và cảm hứng lãng mạn của truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

5. Đề số 5

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

6. Đề số 6

Phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Nguyễn Trung Thành trong tác phẩm Rừng xà nu.

II. GỢI Ý BÀI LÀM

1. Đề số 1

Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

- Nét đặc sắc của truyện là cách miêu tả rừng xà nu và cây xà nu.

+ Cây xà nu chịu nhiều đau thương cũng như con người dân làng Xô Man.

+ Cây xà nu có sức sống mãnh liệt, dẻo dai.

- Cây xà nu gắn bó với cuộc sống đồng bào Tây Nguyên:

+ Cây xà nu có mặt trong cuộc sống thường nhật của người dân Xô Man.

+ Cây xà nu tham dự vào những sự kiện quan trọng của cuộc sống làng Xô Man.

- Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Trung Thành, nó được dùng như một ẩn dụ gợi cho độc giả nghĩ đến những thế hệ con người Tây Nguyên.

+ Cây xà nu ứng chiếu với thế hệ trẻ làng Xô Man bất khuất, gắn với cách mạng, như: cụ Mết, Tnú, Mai, Dít,

+ “Cả rừng nu ào ào rung động và lửa cháy khắp rừng” là hình ảnh “đồng khi” mãnh liệt của dân làng Xô Man.

+ Cây xà nu và con người làng Xô Man tuy hai mà một, mang ý nghĩa biểu tượng cao đẹp và sâu sắc.

- Nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn tạo không khí sử thi hùng tráng, hình ảnh so sánh độc đáo, thủ pháp miêu tả tài tình,..

2. Đề số 2

Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

- Nhân vật cụ Mết:

+ Cụ Mết tiêu biểu cho truyền thống của làng Xô Man, đối với cách mạng cụ trước sau như một.

+ Cụ Mết là cây xà nu trưởng thành, cụ là linh hồn của dân làng Xô Man, chính cụ đã lãnh đạo dân làng đồng khởi: “Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên”.

- Nhân vật Tnú:

+ Đây là con người rất gan góc, táo bạo, dũng cảm, trung thành và mưu trí.

+ Đây là một chàng trai có tính kỉ luật cao đồng thời Tnú còn là người tha thiết yêu thương bản làng, yêu thương vợ con.

+ Càng đau thương Tnú càng căm thù giặc. Ở Tnú, yêu thương và căm thù biến thành hành động quật khởi.

+ Tnú tiêu biểu cho con người Tây Nguyên.

- Nhân vật Dít:

+ Dít là nhân vật tiêu biểu cho những cô gái Tây Nguyên thời chống Mĩ, trưởng thành từ những đau thương và quật khởi của dân làng.

+ Dít có tính kỉ luật cao và cũng rất giàu tình cảm thương yêu.

- Nhân vật bé Heng:

+ Bé Heng trưởng thành với cách ăn mặc và trang bị ra vẻ “một người lính”, một chiến sĩ du kích của bản làng.

+ Bé Heng là cây xà nu mới lớn, “ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”.

3. Đsố 3

Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

- Rừng xà nu, khúc bi tráng về đại ngàn Tây Nguyên (phân tích sự đau thương và sức sống dẻo dai của cây xà nu).

- Rừng xà nu, biểu tượng cây và người, mở rộng nghĩa thành biểu tượng đời sống (phân tích hình ảnh cây xà nu trong đời sống thường nhật, trong lịch sử ngàn đời của dân tộc Tây Nguyên,...).

- Hình ảnh xà nu làm phông nền cho con người xuất hiện (phân tích hệ thống nhân vật ứng chiếu với cây xà nu).

- Trong quan hệ với chủ đề chính trị của tác phẩm, nhân vật chính Tnú là kiểu nhân vật tư tưởng, nhân vật trung tâm của truyện (phân tích nhân vật Tnú để thấy được chủ đề tư tưởng của truyện).

- Chủ đề chính trị của Rừng xà nu mang đậm tính sử thi, nó chi phối từ nội dung đến bút pháp, từ kết cấu, hình tượng đến giọng điệu tác phẩm.

4. Đề số 4

Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

- Tính sử thi và cảm hứng lãng mạn:

+ Tính sử thi: được hiểu là đặc điểm của những sáng tác dựa trên nền tảng là ý thức cộng đồng. Người anh hùng vừa mang khát vọng của dân tộc vừa mang tư tưởng lớn của thời đại.

+ Cảm hứng lãng mạn: được hiểu là vẻ đẹp của lí tưởng, của những điều cao cả vĩ đại, lớn lao được ngợi ca bằng bầu nhiệt huyết mê say, bằng niềm tin, lòng lạc quan phơi phới.

- Rừng xà nu là tác phẩm mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn:

+ Bối cảnh lịch sử của Rừng xà nu là một bối cảnh mang tính sử thi và cảm hứng lãng mạn. Đó là cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

+ Kết cấu tác phẩm gồm hai mảng sáng - tối, hai phe địch – ta đối đầu nhau. Cốt truyện căng ra trong xung đột một mất một còn giữa dân tộc ta và kẻ thù xâm lược. Đó là kết cấu đậm cht sử thi.

+ Hệ thống hình tượng tiêu biểu là cây xà nu trong đau thương mà vẫn anh dũng, kiên cường, bất khuất, tượng trưng cho hình tượng nhân dân anh hùng.

+ Hệ thống nhân vật: nhà văn tô đậm tội ác, sự bạo tàn của địch, đồng thời xây dựng và ca ngợi hệ thống nhân vật anh hùng dân tộc ta gồm nhiều thế hệ. Các nhân vật đều bị hút về vận mệnh của dân tộc để từ đó bộc lộ phẩm cht anh hùng.

+ Giọng điệu tác phẩm theo giọng kể của già làng (cụ Mết) Tây Nguyên mang âm hưởng sử thi hào hùng.

5. Đề số 5

Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

- Tnú gan góc, táo bạo, trung thành, dũng cảm, mưu trí.

- Tnú là người có lòng căm thù giặc sôi sục, biết vượt qua những nỗi đau riêng của bản thân.

- Tnú giàu lòng yêu thương, có tính kỉ luật cao.

- Tnú là hình ảnh tiêu biểu của dân làng Xô Man, của đồng bào Tây Nguyên.

- Nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật anh hùng với cảm hứng ngợi ca, tự hào, giọng văn trang trọng, hùng tráng, say mê. Tnú là hình tượng giàu tính nghệ thuật, mang ý nghĩa thẩm mĩ đại diện cho số phận và con đường đấu tranh của các dân tộc Tây Nguyên trong công cuộc chống Mỹ cứu nước.

6. Đề s6

Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn và linh động, biến hoá. Hai mạch truyện được lồng ghép vào nhau qua lời kể của một già làng tạo nên một sức hấp dẫn rất đặc biệt, mang âm hưởng của sử thi hào hùng và tái hiện được những tình tiết, sự kiện, số phận của nhân vật, của cộng đồng.

- Tác giả đã xây dựng được những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, chân thực, sống động và mang tính khái quát cao: hình tượng cây xà nu, hình tượng cụ Mết, Tnú. Mai, Dít, bé Heng,..

- Ngôn ngữ, giọng điệu vừa trữ tình, sâu lắng vừa mạnh mẽ hào hùng.

- Ngòi bút sử thi lãng mạn, giàu chất suy tư trầm lắng.

Bài viết gợi ý: