– Tên sáng kiến:
Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá học sinh THPT theo định hướng phát triển năng lực
– Lĩnh vực áp dụng:
Thực hiện kiểm tra, đánh giá trong dạy và học Ngữ văn tại trường trung học phổ thông. Chú trọng ứng dụng, rèn luyện các kĩ năng cần thiết để học sinh thực hiện kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Giải pháp cũ thường làm
Bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, việc kiểm tra, đánh giá ở trường trung học phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Cụ thể là:
– Quá trình dạy học ngữ văn vẫn còn nặng về truyền thụ tri thức một chiều, vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên, chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năn vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi và hiệu quả trong các trường trung học phổ thông.
– Hoạt động kiểm tra đánh giá chua đảm bảo yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng; việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá qua điểm số đã dẫn đến tình trạng giáo viên và học sinh duy trì dạy học theo lối “đọc-chép” thuần tuý, học sinh học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức. Nhiều giáo viên chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra nên các bài kiếm tra còn nặng tính chủ quan của người dạy. Hoạt động kiểm tra đánh giá ngay trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp chưa được quan tâm thực hiện một cách khoa học và hiệu quả. Các hoạt động đánh giá định kỳ, đánh giá diện rộng quốc gia, đánh giá quốc tế được tổ chức chưa thực sự đồng bộ hiệu quả.
Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là không rèn luyện được tính trung thực trong thi, kiểm tra; nhiều học sinh phổ thông còn thụ động trong việc học tập; khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống còn hạn chế.
Thực trạng nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản sau:
– Nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và ý thức thực hiện đổi mới của một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa cao. Năng lực của đội ngũ giáo viên về vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông trong dạy học còn hạn chế.
– Lý luận về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá chưa được nghiên cứu và vận dụng một cách có hệ thống; còn tình trạng vận dụng lý luận một cách chắp vá nên chưa tạo ra sự đồng bộ, hiệu quả; các hình thức tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục còn nghèo nàn.
– Chỉ chú trọng đến đánh giá cuối kỳ mà chưa chú trọng việc đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học, giáo dục.
Ở các trường trung học của Việt Nam cho đến nay vẫn chưa chú trọng vấn đề đọc hiểu. Hoạt động đọc thường chỉ chú ý đọc thành tiếng, đọc diễn cảm, đọc chiếu lệ trước khi giảng một bài. Kế thừa truyền thống giáo dục thời thuộc địa chúng ta có môn Giảng văn, tiếp thu giáo dục xô viết ta có hình thức phân tích tác phẩm văn học. Giảng văn hay phân tích là việc làm của thầy có tính thị phạm trên lớp nhằm giúp học sinh hiểu văn, chứ không nhằm đào tạo năng lực tự đọc – hiểu văn bản cho học sinh. Khái niệm đọc chỉ hạn chế trong việc đào tạo, đọc chính âm, đọc diễn cảm. Khái niệm đoc – hiểu chưa có. Chưa có môn đọc – hiểu văn bản. Các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa hay giáo viên cho về nhà đều gắn với phân tích và giảng văn. Dù là giảng văn hay phân tích văn học đều có cơ sở đọc- hiểu văn ở trong đó, sông đây là các định hướng khác nhau. Giảng văn phân tích là việc của giáo viên, giáo viên là chính, học sinh là phụ. Đọc – hiểu thì khác: đọc – hiểu là việc của học sinh, giáo viên hướng dẫn. Từ sự khác nhau đó mà việc soạn bài, soạn câu hỏi, soạn giáo án cũng khác hẳn nhau. Xây dựng bộ môn đọc – hiểu văn bản văn học có quy củ ở trường phổ thông phải là công việc của tương lai gần. Hiện tại, chúng ta chuẩn bị tư tưởng, kĩ năng cho bộ môn đó, đưa dần môn giảng văn, phân tích sang môn đọc văn.
II.Giải pháp mới cải tiến trong kiểm tra, đánh giá môn ngữ văn
Những đổi mới, cải tiến dưới góc nhìn so sánh.
Quá trình phát triển của xã hội kéo theo sự thay đổi của nhiều lĩnh vực, giáo dục cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hơn nữa, giáo dục từ lâu luôn được coi là nền tảng, động lực tạo nên bước đột phá về kinh tế, khoa học – công nghệ, làm phong phú đời sống tinh thần con người. Xuất phát từ vị thế nổi bật như vậy, các quốc gia phát triển luôn chú trọng đầu tư cho giáo dục, trong đó chú trọng vào việc bồi dưỡng khả năng tư duy của con người, bởi vì: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của nền văn minh là dạy cho con người biết tư duy” (T. Edison). Từ việc tư duy, người học sẽ thể hiện những năng lực nổi bật của bản thân đối với cộng đồng, có khát vọng cống hiến.
Với tư cách là bộ môn cơ bản, môn Ngữ văn cũng đã có những đổi mới quan trọng cả về nội dung chương trình và cách thức kiểm tra, đánh giá. Việc đổi mới tập trung vào đánh giá nhận thức, năng lực của học sinh. Để nhận thức rõ hơn sự đổi mới, chúng ta hãy tiếp cận hai nhóm ví dụ sau đây:
Mã đề 1:
Câu 1: Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
Câu 2: Thế nào là ngôn ngữ khoa học? Hiểu thế nào là tính khái quát, trừu tượng trong phong cách ngôn ngữ khoa hoc?
Câu 3: Nêu ý nghĩa câu thơ đề từ bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo).
Mã đề 2:
ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích (A) và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
(A) Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. Người đàn bà đi sau hắn chừng ba bốn bước. Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn. Mấy đứa trẻ con thấy lạ vội chạy ra đón xem. Sợ chúng nó đùa như ngày trước, Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng.
(Vợ nhặt, Kim Lân, SGK Ngữ văn, tập 2)
Câu 1: Nêu hoàn cảnh liên quan đến nhân vật Tràng được thể hiện trong đoạn trích trên.
Câu 2: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong vế in đậm của câu sau: Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Em hiểu gì về cuộc sống qua cách miêu tả đó?
Câu 3: Hành động, tâm lí của hình tượng người đàn bà nói lên điều gì bản chất con người này?
Câu 4: Việc sử dụng từ ngữ trong diễn đạt của đoạn văn dưới đây có chỗ chưa phù hợp, hãy sửa lại thành đoạn văn khác chuẩn xác hơn và súc tích hơn mà vẫn giữ được ý chính:
Cuộc sống “vẩn mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”, vậy mà Tràng vẫn đèo bòng thêm một cô vợ trong khi anh không biết cuộc đời phía trước mình ra sao. Tràng đã thật liều lĩnh. Và ngay cô vợ Tràng cũng thế. Điều ấy thật éo le và xót thương vô cùng. Và dường như lúc ấy trong con người của Tràng kia đã bật lên niềm sống, một khát vọng yêu thương chân thành.
Đọc đoạn trích (B) và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:
(B) Là những người thua cuộc trong trận đấu với Bờ Biển Ngà, nhưng cách hành xử đầy văn hóa của cả cổ động viên và các cầu thủ Nhật đã khiến thế giới phải nể phục.
Sau khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên, những người Nhật đã nán lại, cầm theo những chiếc túi nhựa để nhặt rác vương vãi tại khu vực ghế ngồi của các cổ động viên Nhật. Trong lúc cổ vũ, họ cũng giống như cổ động viên đến từ các nước khác, có vứt rác xuống khán đài, nhưng khi trận đấu kết thúc, chính họ sẽ ở lại để thu dọn rác mà mình đã vứt ra… Tại Nhật, hành động này sẽ chẳng có gì đặc biệt bởi đó đã là thói quen của người Nhật từ bao lâu nay. Mỗi khi tham gia vào những sự kiện lễ hội, thể thao, họ luôn có ý thức giữ gìn cảnh quan nơi mình tới.
Trước khi rời sân đấu, những cầu thủ của đội Nhật đã xếp hàng ngay ngắn, cúi đầu hướng về phía những cổ động viên trung thành, đã lặn lội đi theo họ sang tận Brazil để cổ vũ. Các cầu thủ Nhật đã ở lại để xin lỗi những cổ động viên nước mình.
(Theo dantri.com.vn,16/6/2014)
Câu 5. Trận đấu giữa Nhật Bản với Bờ Biển Ngà diễn ra vào ngày 15/6/2014, hãy cho biết đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào của văn bản?
Câu 7. Đoạn trích trên thể hiện những hành vi ứng xử nào của cổ động viên và cầu thủ Nhật Bản? Những hành vi ứng xử đó phản ánh điều gì về con người và đất nước Nhật Bản?
Câu 8. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ nhận thức bài học cuộc sống cho bản thân từ các thông tin được đề cập trong đoạn trích trên.
Từ mã đề 1 và mã đề 2, chúng ta có thể hình dung quá trình đổi mới qua bảng so sánh sau:
MÃ ĐỀ 1 | MÃ ĐỀ 2 | |
ĐIỂM GIỐNG NHAU | – Thực hiện trong kiểm tra đánh giá KTĐG) thường xuyên hoặc định kì. – Sử dụng kiến thức đã học trong chương trình phổ thông. | – Thực hiện trong KTĐG thường xuyên hoặc định kì. – Sử dụng kiến thức đã học trong chương trình phổ thông. |
ĐIỂM KHÁC NHAU | – Yêu cầu học sinh ghi nhớ, thuộc kiến thức để trả lời theo đúng chuẩn kiến thức của chương trình. – Chú trọng đánh giá khối lượng kiến thức học sinh cần nắm được | – Yêu cầu học sinh đọc và giải quyết vấn đề bằng khả năng nhận thức, tư duy dựa trên vốn kiến thức đã có trong quá trình học tập ở nhà trường phổ thông. – Chú trọng đánh giá kĩ năng nắm bắt, vận dụng kiến thức để từ đó thể hiện các năng lực quan trọng của học sinh: tư duy, sáng tạo, cảm thụ,… |
Như vậy, quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn đã có những đổi mới quan trong với những yếu tố đặc trưng, bản chất như sau:
MÃ ĐỀ 1 | MÃ ĐỀ 2 | |
Mục tiêu giáo dục | Mục tiêu dạy học được mô tả không chi tiết và không nhất thiết phải quan sát, đánh giá được. | Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của học sinh một cách liên tục |
Nội dung giáo dục | Việc lựa chọn nội dung dựa vào các khoa học chuyên môn, không gắn với các tình huống thực tiễn. Nội dung được quy định chi tiết trong chương trình | Lựa chọn nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết |
Phương pháp dạy học | Giáo viên là người truyền thụ tri thức, là trung tâm của quá trình dạy học. Học sinh tiếp thu thụ động những tri thức được quy định sẵn | – Giáo viên chủ yếu là người tổ thức, hỗ trợ học sinh tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp… – Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; các phương pháp dạy học thí nghiệm, thực hành. |
Hình thức dạy học | Chủ yếu dạy học lý thuyết trên lớp | Tổ chức hình thức học tập đa dạng chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học |
Đánh giá kết quả học tập của học sinh | Tiêu chí đánh giá được xây dựng chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái hiện nội dung đã học | Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn. |
MÃ ĐỀ 1- Xây dựng theo chương trình giáo dục định hướng nội dung học:
Chương trình dạy học truyền thống có thể gọi là chương trình giáo dục “định hướng nội dung” dạy học hay “định hướng đầu vào” (điều khiển đầu vào). Đặc điểm cơ bản của chương trình giáo dục định hướng nội dung là chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học. Những nội dung của các môn học này dựa trên các khoa học chuyên ngành tương ứng. Người ta chú trọng việc trang bị cho người học hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên, càng lên khối lớp cao hơn việc tiếp nhận trở nên bất cập. Do áp lực thi cử, hiện nay, tình trạng giáo viên “đọc hộ”, “hiểu hộ”, “cảm thụ hộ” học sinh diễn ra khá phổ biến. Trong các giờ đọc hiểu văn học, học sinh thường nghe và ghi chép lại những bài giảng của giáo viên hơn là tự mình cảm thụ, tìm hiểu, khám phá văn bản. Hơn nữa, văn bản được đọc hiểu chủ yếu là văn bản văn học, có rất ít văn bản nhật dụng được đưa vào chương trình, SGK. Việc đánh giá kỹ năng đọc của học sinh hiện nay thường diễn ra dưới hai hình thức: Kiểm tra miệng (yêu cầu học sinh nhắc lại một nội dung nào đó của bài học đã ghi chép trong vở) và kiếm tra viết (viết về một vấn đề nào đó của văn bản đã học). Hình thức này chưa đánh giá được năng lực đọc hiểu các loại văn bản khác nhau của người học.
Ưu điểm của chương trình dạy học định hướng nội dung là việc truyền thụ cho người học một hệ thống tri thức khoa học và hệ thống. Tuy nhiên, ngày nay chương trình dạy học định hướng nội dung không còn thích hợp, trong đó có những nguyên nhân sau”
– Ngày nay, tri thức thay đổi và bị lạc hậu nhanh chóng, việc quy định cứng nhắc những nội dung chi tiết trong chương trình dạy học dẫn đến tình trạng nội dung chương trình dạy học nhanh bị lạc hậu so với tri thức hiện đại. Do đó, việc rèn luyện phương pháp học tập ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho con người có khả năng học tập suốt đời.
– Chương trình dạy học mang tính thụ động và ít chú ý đến khả năng ứng dụng nên sản phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng động. Do đó chương trình giáo dục này không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thị trường lao động đối với người lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo và tính năng động.
MÃ ĐỀ 2 – xây dựng theo chương trình giáo dục định hướng năng lực:
Chương trình giáo dục định hướng năng lực (định hướng phát triển năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học.
Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.
Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc “điều khiển đầu vào” sang “điều khiển đầu ra”, tức là kết quả học tập của học sinh.
Chương trình dạy học định hướng năng lực không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục, trên cơ sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Trong chương trình định hướng năng lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tả thông qua hệ thống các năng lực (Competency). Kết quả học tập mong muốn được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. Học sinh cần đạt được những kết quả yêu cầu đã quy định trong chương trình. Việc đưa ra các chuẩn đào tạo cũng là nhằm đảm bảo quản lý chất lượng giáo dục theo định hướng kết quả đầu ra.
Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng năng lực là tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của học sinh. Tuy nhiên nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầu đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức. Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc vào quá trình thực hiện.
Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm năng lực được sử dụng như sau:
– Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu dạy học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành;
– Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực;
– Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn….
– Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ quan trọng và cấu trúc hoá các nội dung hoạt động và hành động dạy học về mặt phương pháp;
– Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình huống: ví dụ như đọc một văn bản cụ thể….Nắm vững và vận dụng được các phép tính cơ bản….;
– Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành nền tảng chung cho công việc giáo dục và dạy học.
- Khái quát về kĩ năng và ngữ liệu minh chứng
2.1. Khái quát về kĩ năng
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Những định nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng.
Kỹ năng theo nghĩa hẹp là những thao tác, những cách thức thực hành, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện một hoạt động nào đó trong một môi trường quen thuộc. Kỹ năng hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm những kiến thức, những hiểu biết và trải nghiệm…giúp cá nhân có thể thích ứng khi hoàn cảnh thay đổi.
Như vậy, kỹ năng là khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
Bất cứ một kỹ năng nào được hình thành nhanh hay chậm, bền vững hay lỏng lẻo đều phụ thuộc vào khát khao, quyết tâm, năng lực tiếp nhận của chủ thể, cách luyện tập, tính phức tạp của chính kỹ năng đó. Dù hình thành nhanh hay chậm thì kỹ năng cũng đều trải qua những bước sau đây:
– Hình thành mục đích. Lúc này thường thì chủ thể tự mình trả lời câu hỏi “Tại sao tôi phải sở hữu kỹ năng đó?”; “Sở hữu kỹ năng đó tôi có lợi gì?”…
– Lên kế hoạch để có kỹ năng đó. Xuất phát từ mục đích, yêu cầu về mức độ hoàn thành chương trình của học sinh. Cũng có những kế hoạch chi tiết và cũng có những kế hoạch đơn giản như là “ngày mai tôi bắt đầu luyện kỹ năng đó”.
– Cập nhật kiến thức / lý thuyết liên quan đến kỹ năng đó. Thông qua tài liệu, báo chí hoặc buổi thuyết trình nào đó. Phần lớn thì những kiến thức này chúng ta được học từ trường và từ thày của mình.
– Luyện tập kỹ năng: có thể luyện tập ngay trong công việc, luyện tập với thầy cô hoặc tự mình luyện tập.
– Ứng dụng và điều chỉnh. Để sở hữu thực sự một kỹ năng chúng ta phải ứng dụng nó trong cuộc sống và công việc. Công việc và cuộc sống thì biến động không ngừng nên việc hiệu chỉnh là quá trình diễn ra thường xuyên nhằm hướng tới việc hoàn thiện kỹ năng của chúng ta. Một khi bạn hoàn thiện kỹ năng thì cũng có nghĩa là bạn đang hoàn thiện bản thân mình.
Trong quá trình dạy học, các kĩ năng cùng với kiến thức và thái độ hình thành nên năng lực của cá nhân. Để thực hiện một nhiệm vụ, một công việc có thể đòi hỏi nhiều năng lực khác nhau. Vì năng lực được thể hiện thông qua việc thực hiện nhiệm vụ nên người học cần chuyển hoá những kiến thức, kỹ năng, thái độ có được vào giải quyết những tình huống mới và xảy ra trong môi trường mới.
Nếu nhìn nhận kiến thức là cơ sở để hình thành năng lực, thì kĩ năng chính là cách thức, con đường để học sinh khám phá và bồi dưỡng năng lực của mình. Khả năng đáp ứng phù hợp với bối cảnh thực là đặc trưng quan trọng của năng lực, tuy nhiên, khả năng đó có được lại dựa trên sự đồng hoá và sử dụng có cân nhắc những kiến thức, khả năng vận dụng trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Các kĩ năng được hình thành ở bản thân mỗi học sinh thể hiện trong các mức độ nhận thức của quá trình học tập. Người ta chia các mức quá trình nhận thức và các bậc trình độ nhận thức tương ứng như sau:
Các mức quá trình | Các bậc trình độ nhận thức | Các đặc điểm |
1. Hồi tưởng thông tin | Tái hiện Nhận biết lại Tái tạo lại | – Nhận biết lại cái gì đã học theo cách thức không thay đổi. – Tái tạo lại cái đã học theo cách thức không thay đổi |
2. Xử lí thông tin | Hiểu và vận dụng Nắm bắt ý nghĩa Vận dụng | – Phản ánh theo ý nghĩa cái đã học – Vận dụng các cấu trúc đã học trong tình huống tương tự |
3. Tạo thông tin | Xử lí, giải quyết vấn đề | – Nghiên cứu có hệ thống và bao quát một tình huống bằng những tiêu chí riêng – Vận dụng các cấu trúc đã học sang một tình huống mới – Đánh giá một hoàn cảnh, tình huống thông qua những tiêu chí riêng |
Tổng hợp theo các mức quá trình nhận thức và trình độ nhận thức để giúp các em học sinh làm tốt bài đọc hiểu, đề tài tập trung vào các kĩ năng sau:
– Kĩ năng nắm bắt, hồi tưởng và khái quát thông tin.
– Kĩ năng xử lí thông tin.
– Kĩ năng tạo thông tin.
Kiến thức, kỹ năng là cơ sở cần thiết để hình thành năng lực trong một lĩnh vực hoạt động nào đó. Không thể có năng lực về toán nếu không có kiến thức và được thực hành, luyện tập trong những dạng bài toán khác nhau. Tuy nhiên, nếu chỉ có kiến thức, kỹ năng trong một lĩnh vực nào đó thì chưa chắc đã được coi là có năng lực, mà còn cần đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn kiến thức, kỹ năng cùng với thái độ, giá trị, trách nhiệm bản thân để thực hiện thành công các nhiệm vụ và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn khi điều kiện và bối cảnh thay đổi.
2.2. Ngữ liệu minh chứng
MÃ ĐỀ 2:
ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích (A) và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
(A) Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. Người đàn bà đi sau hắn chừng ba bốn bước. Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn. Mấy đứa trẻ con thấy lạ vội chạy ra đón xem. Sợ chúng nó đùa như ngày trước, Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng.
(Vợ nhặt, Kim Lân, SGK Ngữ văn, tập 2)
Câu 1: Nêu hoàn cảnh liên quan đến nhân vật Tràng được thể hiện trong đoạn trích trên.
Câu 2: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong vế in đậm của câu sau: Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Em hiểu gì về cuộc sống qua cách miêu tả đó?
Câu 3: Hành động, tâm lí của hình tượng người đàn bà nói lên điều gì bản chất con người này?
Câu 4: Việc sử dụng từ ngữ trong diễn đạt của đoạn văn dưới đây có chỗ chưa phù hợp, hãy sửa lại thành đoạn văn khác chuẩn xác hơn và súc tích hơn mà vẫn giữ được ý chính:
Cuộc sống “vẩn mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”, vậy mà Tràng vẫn đèo bòng thêm một cô vợ trong khi anh không biết cuộc đời phía trước mình ra sao. Tràng đã thật liều lĩnh. Và ngay cô vợ Tràng cũng thế. Điều ấy thật éo le và xót thương vô cùng. Và dường như lúc ấy trong con người của Tràng kia đã bật lên niềm sống, một khát vọng yêu thương chân thành.
Đọc đoạn trích (B) và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:
(B) Là những người thua cuộc trong trận đấu với Bờ Biển Ngà, nhưng cách hành xử đầy văn hóa của cả cổ động viên và các cầu thủ Nhật đã khiến thế giới phải nể phục.
Sau khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên, những người Nhật đã nán lại, cầm theo những chiếc túi nhựa để nhặt rác vương vãi tại khu vực ghế ngồi của các cổ động viên Nhật. Trong lúc cổ vũ, họ cũng giống như cổ động viên đến từ các nước khác, có vứt rác xuống khán đài, nhưng khi trận đấu kết thúc, chính họ sẽ ở lại để thu dọn rác mà mình đã vứt ra… Tại Nhật, hành động này sẽ chẳng có gì đặc biệt bởi đó đã là thói quen của người Nhật từ bao lâu nay. Mỗi khi tham gia vào những sự kiện lễ hội, thể thao, họ luôn có ý thức giữ gìn cảnh quan nơi mình tới.
Trước khi rời sân đấu, những cầu thủ của đội Nhật đã xếp hàng ngay ngắn, cúi đầu hướng về phía những cổ động viên trung thành, đã lặn lội đi theo họ sang tận Brazil để cổ vũ. Các cầu thủ Nhật đã ở lại để xin lỗi những cổ động viên nước mình.
(Theo dantri.com.vn,16/6/2014)
Câu 5. Trận đấu giữa Nhật Bản với Bờ Biển Ngà diễn ra vào ngày 15/6/2014, hãy cho biết đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào của văn bản?
Câu 7. Đoạn trích trên thể hiện những hành vi ứng xử nào của cổ động viên và cầu thủ Nhật Bản? Những hành vi ứng xử đó phản ánh điều gì về con người và đất nước Nhật Bản?
Câu 8. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ nhận thức bài học cuộc sống cho bản thân từ các thông tin được đề cập trong đoạn trích trên.
MÃ ĐỀ 3 (Dẫn theo tài liệu tập huấn, Bộ GD &ĐT, 2014):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 9 đến Câu 16:
TRÁI TIM HOÀN HẢO
Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim hoàn hảo nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: “Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!”. Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm ; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai cười nói:
– Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt.
Cụ già trầm tĩnh đáp:
– Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè…Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tim tôi trao cho họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề nhận lại được gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hi vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.
Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích của mình trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không thật sự hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong trái tim anh.
(Theo Trí Quyển – Quà tặng cuộc sống – NXB Trẻ TP HCM, 2006)
Câu 9. Nội dung chính của văn bản trên là gì?
……………………………………………………………………………………………………………..
Câu 10. Em hiểu thế nào về nhan đề Trái tim hoàn hảo?
……………………………………………………………………………………………………………..
Câu 11. Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
…………………………………………………………………………………………………………..
Câu 12. Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật thể hiện của văn bản trên là gì?
………………………………………………………………………………………………………..
Câu 13. Hãy cho biết ý nghĩa biểu tượng của những chi tiết sau:
– vết sẹo:……………………….………………………………………………………………
– đường rãnh khuyết: …………………………..…………………………………………
– đường lởm chởm:………………………………………………………………..……….
Câu 14. Hãy giải thích về “giọt nước lăn trên má” của chàng trai.
…………………………………………………………………………………………………….
Câu 15. Bài học gì được rút ra từ câu chuyện trên?
…………………………………………………………………………………………………………..
Câu 16. Viết đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) nêu cảm nhận của anh/chị về câu văn: “Trái tim của anh không thật sự hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong trái tim anh.”?
…………………………………………………………………………………………………………..
- Bồi dưỡng kĩ năng đọc hiểu cho học sinh trong quá trình kiểm tra, đánh giá.
Để thực hiện đọc – hiểu và phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, giáo viên cần có thái độ cởi mở, chấp nhận những cách hiểu khác nhau miễn là có lí. Trong trường hợp có cách hiểu khác nhau thì giáo viên phát huy đối thoại, thảo luận, phân tích giá trị của từng cách hiểu dựa trên nền tảng kiến thức cơ bản, để lựa chọn cách hiểu có ý nghĩa nhất, hay nhất, có sức thuyết phục cao.
3.1. Kĩ năng nắm bắt, hồi tưởng và khái quát thông tin.
Kĩ năng này giúp học sinh thực hiện các câu hỏi dạng tái hiện lại, nhận biết thông tin.
Câu hỏi dạng tái hiện lại, nhận biết thông tin. | |
MÃ ĐỀ 2 | Câu 1: Nêu hoàn cảnh liên quan đến nhân vật Tràng được thể hiện trong đoạn trích trên. Câu 2: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong vế in đậm của câu sau: Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa.? Câu 5. Trận đấu giữa Nhật Bản với Bờ Biển Ngà diễn ra vào ngày 15/6/2014, hãy cho biết đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào của văn bản? Câu 7. Đoạn trích trên thể hiện những hành vi ứng xử nào của cổ động viên và cầu thủ Nhật Bản? |
MÃ ĐỀ 3 | Câu 9. Nội dung chính của văn bản trên là gì? Câu 11. Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào? Câu 12. Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật thể hiện của văn bản trên là gì? |
3.1.1. Đối với những văn bản trong chương trình phổ thông.
– Đọc kĩ ngữ liệu và xác định các đơn vị kiến thức cần thiết và liên quan: tác giả và tác phẩm (bối cảnh sáng tác, thể loại, nội dung cơ bản và đặc trưng nghệ thuật,…), vị trí đoạn trích,….
– Đọc kĩ các yêu cầu từ ngữ liệu để chuẩn bị thực hiện các yêu cầu: Lựa chọn đơn vị kiến thức trong bộ môn và liên môn phù hợp với yêu cầu. Muốn lựa chọn đúng và trúng yêu cầu, học cần nắm được đặc trưng bản chất cốt lõi của đơn vị kiến thức cần nêu ra.
Nếu đề yêu cầu chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng thì học sinh phải hiểu được:
Phương thức biểu đạt | Đặc trưng, bản chất |
Tự sự | Kể lại, thuật lại |
Miêu tả | Thể hiện cụ thể về đặc trưng, chi tiết, vẻ đẹp, điểm nổi bật của đối tượng để người đọc hình dung cụ thể và trọn vẹn. |
Biểu cảm | Biểu hiện cảm xúc, tình cảm, thái độ. |
Thuyết minh | Làm rõ đối tượng bằng cách đưa ra thông tin thực tế. |
Nghị luận | Bàn bạc, đánh giá, suy ngẫm. |
Ví dụ:
Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong câu: Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh.(Vợ nhặt, Kim lân)
Đáp án: Miêu tả
3.1.2. Đối với những văn bản ngoài chương trình phổ thông.
– Khái quát nội dung bằng cách tập hợp những từ khóa của đoạn thông tin
Để học hiệu quả, chúng ta chú ý rằng chỉ cần đọc kĩ đoạn ngữ liệu và chỉ ra được cái “cốt lõi” hoặc “thông tin” qua nhan đề và các từ khóa ở phần văn bản.
Sau đó, ghi chú những ý chính và từ khóa để dành cho việc lí giải và sáng tạo.
MINH HỌA VỀ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CÁC TỪ KHÓA: NGỮ LIỆU MÃ ĐỀ 3
TRÁI TIM HOÀN HẢO
Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim hoàn hảo nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: “Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!”. Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm ; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai cười nói:
– Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt.
Cụ già trầm tĩnh đáp:
– Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè…Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tim tôi trao cho họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề nhận lại được gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hi vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.
Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích của mình trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không thật sự hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong trái tim anh.
(Theo Trí Quyển – Quà tặng cuộc sống – NXB Trẻ TP HCM, 2006)
CÂU HỎI: Nội dung chính của văn bản trên là gì?
ĐÁP ÁN: Ý nghĩa, giá trị của tình yêu thương, sự hi sinh, chia sẻ của con người trong cuộc sống. Trái tim- tâm hồn của con người chỉ hoàn hảo khi biết sẻ chia, hi sinh cho người khác
– Sử dụng nội dung ý nghĩa thông tin từ ngữ liệu để chuẩn bị thực hiện các yêu cầu: Lựa chọn đơn vị kiến thức trong bộ môn và liên môn phù hợp với yêu cầu. Muốn lựa chọn đúng và trúng yêu cầu, học cần nắm được đặc trưng bản chất cốt lõi của đơn vị kiến thức cần nêu ra.
Ví dụ:
Trong trận “Hải chiến Trường Sa” ngày 14-3-1988 trên đảo Gạc Ma và Cô Lin, chúng ta có 64 cán bộ, chiến sĩ hy sinh và các anh hầu hết tuổi đời còn rất trẻ. Cụ Lê Thị Muộn, mẹ Liệt sĩ Phan Văn Sự, nước mắt vắn dài thương nhớ người con trai và cũng rất đỗi tự hào khi con mình cùng đồng đội quyết tử để bảo vệ đảo, bảo vệ Tổ quốc. Kỷ vật mà mẹ lưu giữ mãi là chiếc áo hải quân của con trai gửi về trước khi ra đảo. Mẹ may lại thành áo và luôn mang bên người, giữ nguyên vẹn như mới sau 25 năm. Nhìn mẹ Muộn khoác chiếc áo, ai cũng bùi ngùi xúc động…
(25 năm sau “Hải chiến Trường Sa”: Sáng mãi “vòng tròn bất tử”. http://congan.com.vn. 15/03/2013)
Câu 1: Đoạn trích đề cập sự kiện lịch sử nào của đất nước? Kết quả?
ĐÁP ÁN: Trận “Hải chiến Trường Sa” ngày 14-3-1988, Trung Quốc thực hiện dã tâm đánh chiếm đảo nhỏ thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Có 64 cán bộ, chiến sĩ hy sinh và các anh hầu hết tuổi đời còn rất trẻ
Câu 2: Hãy khái quát nội dung chính của đoạn trích trên?
ĐÁP ÁN: Tình cảm, nhận thức, nỗi ám ảnh của nhân dân ta về trận “Hải chiến Trường Sa” năm 1988.
Kĩ năng này giúp học sinh sử dụng vốn kiến thức thực hiện các câu hỏi dạng lí giải, suy ngẫm về các thông tin liên quan đến nội dung và hình thức của ngữ liệu.
Câu hỏi dạng xử lí thông tin, đánh giá khả năng lí giải và suy luận của học sinh | |
MÃ ĐỀ 2 | Câu 2: … Em hiểu gì về cuộc sống qua cách miêu tả đó? Câu 3: Hành động, tâm lí của hình tượng người đàn bà nói lên điều gì bản chất con người này? Câu 7. … Những hành vi ứng xử đó phản ánh điều gì về con người và đất nước Nhật Bản? |
MÃ ĐỀ 3 | Câu 10. Em hiểu thế nào về nhan đề Trái tim hoàn hảo? Câu 13. Hãy cho biết ý nghĩa biểu tượng của những chi tiết sau: – vết sẹo: – đường rãnh khuyết: – đường lởm chởm: Câu 14. Hãy giải thích về “giọt nước lăn trên má” của chàng trai. |
Tính hiệu quả trong việc học sinh thực hiện yêu cầu xử lí thông tin của đề bài là rèn luyện cho các em có được câu trả lời ở mức đầy đủ nhất. Học sinh cần chú ý các điều kiện:
+ Bám sát và lấy các thông tin đã chỉ ra từ những yêu cầu trước, kết hợp bổ sung thông tin ở ngữ liệu làm cơ sở để cắt nghĩa, lí giải.
+ Vận dụng kiến thức liên quan về ngôn ngữ, văn bản tiến hành cắt nghĩa, lí giải phần thông tin được yêu cầu theo hai phương diện chính: nghĩa thực, hàm nghĩa.
Nghĩa thực:
Phần nội dung được biểu hiện trực tiếp, thể hiện đối tượng theo đúng bản chất của đời sống khách quan. Xét theo góc nhìn hẹp thì nghĩa thực tương đương như nghĩa tường minh, nghĩa gốc.
Hàm nghĩa:
– Là phần nội dung, ý nghĩa không được diễn đạt trực tiếp. Muốn nắm bắt được hàm ý, học sinh dựa trên ngữ điệu, bối cảnh giao tiếp…
– Chỉ ra được đầy đủ hàm nghĩa sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bài làm của học sinh.
– Đây là thuật ngữ có tính bao quát trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, đặc biệt là việc tiếp cận các loại văn bản theo phong cách ngôn ngữ. Xét theo góc nhìn hẹp thì hàm nghĩa tương đương như hàm ý, nghĩa chuyển.
Mã đề | Yêu cầu xử lí thông tin | Kiến thức làm cơ sở | Kết quả cắt nghĩa, lí giải |
2 | Câu 3: Hành động, tâm lí của hình tượng người đàn bà nói lên điều gì bản chất con người này? | -Tràng và thị thành vợ thành chồng trong bối cảnh của nạn đói. -Thị theo không Tràng về nhà tại xóm ngụ cư trước sự chứng kiến của nhiều người, cảm thấy e thẹn, xấu hổ. | – Người phụ nữ cố gắng che giấu cảm xúc, vẻ mặt đáng thương của mình. => Kín đáo, tế nhị, biết quý trọng phẩm giá, tự trọng bản thân. |
3 | Câu 10. Em hiểu thế nào về nhan đề Trái tim hoàn hảo? | -Chàng thanh niên tự hào mình có trái tim đẹp nhất vì không có vết rạn nứt. -Một cụ già bác bỏ quan điểm của chàng thanh niên, giúp anh ta cảm nhận được vẻ đẹp hoàn hảo của trái tim cụ từ những vết sẹo, vết sần sùi. – Chàng thanh niên khóc, anh và cụ già trao cho nhau mẩu trái tim của mình: Trái tim của anh không thật sự hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong trái tim anh. | – Trái tim hoàn hảo là trái tim có vẻ đẹp nổi bật, toàn diện không thể chê được – Trái tim là biểu tượng cho tấm lòng, vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách con người. => Trái tim hoàn hảo không phải là trái tim không có tỳ vết. Đó là trái tim biết cho đi và nhận lại tình yêu thương, cho dù trái tim có nhiều mảnh vá. |
Kĩ năng tạo thông tin là kĩ năng tổng hợp đòi hỏi học sinh vận dụng vốn kiến thức kết hợp với các kĩ năng nền tảng đã được rèn luyện nhằm thực hiện các yêu cầu tạo lập, sáng tạo lớp thông tin mới theo quan điểm, khả năng tư duy của bản thân.
Câu hỏi dạng yêu cầu tạo thông tin. | |
MÃ ĐỀ 2 | Câu 4: Việc sử dụng từ ngữ trong diễn đạt của đoạn văn dưới đây có chỗ chưa phù hợp, hãy sửa lại thành đoạn văn khác chuẩn xác hơn và súc tích hơn mà vẫn giữ được ý chính: Cuộc sống “vẩn mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”, vậy mà Tràng vẫn đèo bòng thêm một cô vợ trong khi anh không biết cuộc đời phía trước mình ra sao. Tràng đã thật liều lĩnh. Và ngay cô vợ Tràng cũng thế. Điều ấy thật éo le và xót thương vô cùng. Và dường như lúc ấy trong con người của Tràng kia đã bật lên niềm sống, một khát vọng yêu thương chân thành. Câu 8. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ nhận thức bài học cuộc sống cho bản thân từ các thông tin được đề cập trong đoạn trích trên. |
MÃ ĐỀ 3 | Câu 16. Viết đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) nêu cảm nhận của anh/chị về câu văn:“Trái tim của anh không thật sự hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong trái tim anh.”? |
Vì là kĩ năng tổng hợp nên dạng câu hỏi yêu cầu tạo thông tin bao giờ cũng đa dạng, có tính mở. Tuy nhiên, dù trả lời theo cách nào, góc nhìn nào cũng cần chú ý bám sát bản chất vấn đề. Phần trình bày tránh sự thể hiện suy nghĩ lệch lạc, phiến diện. Trong phần thi đọc hiểu, đề bài về kĩ năng tạo thông tin thường nằm trong các phương thức sau:
3.3.1. Dạng câu hỏi viết luận:
Học sinh vận dụng kết hợp kiến thức đã nêu ở đề bài với những kiến thức và thao tác liên quan đến việc lập luận, đảm bảo đầy đủ yêu cầu về hình thức và bản chất thông tin. Ở dạng câu hỏi này, các em phải tạo lập, mở rộng và phát triển thông tin bằng nhận thức, quan điểm và cách thức riêng của bản thân.
Dạng câu hỏi viết luận thường gắn liền với yêu cầu về hình thức trình bày, làm rõ định hướng nội dung như: thể hiện nhận thức…; suy nghĩ như thế nào…; bạn có nghĩ rằng…; bài học, giá trị cuộc sống mà anh/chị rút ra được…
Ví dụ:
HƯỚNG DẪN CHẤM:
Mục đích của câu hỏi nhằm đánh giá khả năng thể hiện cách hiểu và cảm nhận của HS về về hành vi nhặt rác của cổ động viên Nhật Bản và cái cúi đầu xin lỗi của các cầu thủ Nhật Bản.
Mức đầy đủ
Mã 3: Bài làm của HS đạt được những yêu cầu sau:
Mức không đầy đủ
Mã 2: Viết được đoạn văn, trình bày được một số ý, nhưng chưa thật đầy đủ, sâu sắc.
Mã 1: Chỉ viết được 1 vài câu, ý sơ sài
Mức không tính điểm
Mã 0: Viết sai lạc nội dung.
Mã 9: Không trả lời
HƯỚNG DẪN CHẤM:
Mục đích của câu hỏi nhằm đánh giá khả năng thể hiện cách hiểu và cảm nhận của HS về về hành vi nhặt rác của cổ động viên Nhật Bản và cái cúi đầu xin lỗi của các cầu thủ Nhật Bản.
Mức đầy đủ
Mã 3: Bài làm của HS đạt được những yêu cầu sau:
Mức không đầy đủ
Mã 2: Viết được đoạn văn, trình bày được một số ý, nhưng chưa thật đầy đủ, sâu sắc.
Mã 1: Chỉ viết được 1 vài câu, ý sơ sài
Mức không tính điểm
Mã 0: Viết sai lạc nội dung.
Mã 9: Không trả lời
3.3.2. Dạng câu hỏi dựa vào nguồn gốc ngữ liệu:
+ Sửa chữa, điều chỉnh, bổ sung phần thông tin cho chuẩn xác hơn và trong sáng hơn so với phần thông tin được nêu ra.
Ví dụ:
Câu 4 – MÃ ĐỀ 2: Việc sử dụng từ ngữ trong diễn đạt của đoạn văn dưới đây có chỗ chưa phù hợp, hãy sửa lại thành đoạn văn khác chuẩn xác hơn và súc tích hơn mà vẫn giữ được ý chính:
Cuộc sống “vẩn mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”, vậy mà Tràng vẫn đèo bòng thêm một cô vợ trong khi anh không biết cuộc đời phía trước mình ra sao. Tràng đã thật liều lĩnh. Và ngay cô vợ Tràng cũng thế. Điều ấy thật éo le và xót thương vô cùng. Và dường như lúc ấy trong con người của Tràng kia đã bật lên niềm sống, một khát vọng yêu thương chân thành.
HƯỚNG DẪN CHẤM:
+ Suy luận, giảng giải làm rõ nguyên nhân, bản chất vấn đề: Tác giả cảm thấy như thế nào…; Điều đó có ích như thế nào…; gợi ra điều gì…?
Ví dụ:
Nhiều người An Nam thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình. Hình như đối với họ, việc sử dụng Pháp ngữ là một dấu hiệu thuộc giai cấp quý tộc, cũng như sử dụng nước suối Pe-ri-ê (Pérrier) và rượu khai vị biểu trưng cho nền văn minh châu Âu. Nhiều người An Nam bị Tây hóa hiện nay tưởng rằng khi cóp nhặt những cái tầm thường của phong hóa châu Âu họ sẽ làm cho đồng bào của mình tin là họ đã được đào tạo theo kiểu Tây phương.
(Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức,
Nguyễn An Ninh, Ngữ văn 11, tập hai)
Câu hỏi: Từ âm hưởng, giọng điệu của đoạn trích, hãy nêu ngắn gọn tình cảm và nhận thức của tác giả khi đề cập các thông tin trên?
HƯỚNG DẪN CHẤM
=> Phê phán cách nghĩ, lối sống lệch lạc của một bộ phận người An Nam (người Việt) khi mù quáng tôn sùng kiểu sống phương Tây (châu Âu)
=> Đau đớn, xót xa khi chứng kiến thực trạng tiếng mẹ đẻ bị coi thường từ trong chính nhận thức và tư duy của đồng bào mình.
HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ HIỆU QUẢ XÃ HỘI:
Giảm bớt thời gian học bài theo lối học chay, học vẹt .
Hạn chế tình trạng học thêm tràn lan vì học sinh chỉ cần tích lũy kiến thức và kĩ năng ngay từ lớp học, tiết học gồm tiết học kiến thức cơ bản và tiết học thực hành sẵn có trong sách giáo khoa.
Thực hiện kiểm tra, đánh giá học sinh THPT theo định hướng phát triển năng lực góp phần phát huy những hiệu quả sau:
+ Nâng cao năng lực nghe, nói, đọc, viết và năng lực cảm nhận văn bản được giới thiệu trong chương trình cũng như những văn bản ngoài chương trình (tương đương về nội dung và kiểu văn bản).
+ Giúp học sinh hiểu đặc điểm nội dung và nghệ thuật của các văn bản theo kiểu loại và tạo lập được các văn bản theo kiểu loại, phát triển và nâng cao năng lực thưởng thức văn học và năng lực sử dụng tiếng Việt trong các tình huống giao tiếp (nói và viết).
+ Học sinh có kiến thức và kỹ năng thực hành toàn diện, góp phần giáo dục đạo đức công dân, kỹ năng sống, hiểu biết xã hội,… Như vậy, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực không chỉ là phối hợp các kiến thức và kỹ năng của tiếng Việt và văn học mà còn là sự tích hợp liên ngành để hình thành một “phông” văn hoá cho học sinh. Có nghĩa là để thực hiện được mục tiêu đặt ra trong môn học ngữ văn, các em cần vận dụng tổng hợp những hiểu biết về ngôn ngữ, văn hoá, văn học, lịch sử, địa lí, phong tục, vốn sống, vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân.
Dựa trên điểm các bài kiểm tra thường xuyên và định kì, đặc biệt là kết quả bài thi theo đề thi chung của Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình, tôi tiến hành khảo sát ba lớp học (99 em tại các lớp 12C, 12H, 12M) với kết quả cụ thể như sau:
Các phương diện | Số lượng đáp ứng và thông tin phản hồi | Tỷ lệ đạt được |
Thái độ, khả năng thích ứng với những yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá môn ngữ văn | – 99 học sinh cảm thấy hứng thú với hình thức kiểm tra, đánh giá theo năng lực – 99 học sinh cảm thấy tự tin, nhạy bén hơn trong cách xử lí vấn đề và thực tiễn. | 100% |
Kết quả thực hiện tại lớp 12C | 30/31 học sinh đạt yêu cầu về kiểm tra, đánh giá (tính từ mức trung bình trở lên) | 97% |
Kết quả thực hiện tại lớp 12H | 33/35 học sinh đạt yêu cầu về kiểm tra, đánh giá (tính từ mức trung bình trở lên) | 94,3% |
Kết quả thực hiện tại lớp 12M | 31/33 học sinh đạt yêu cầu về kiểm tra, đánh giá (tính từ mức trung bình trở lên) | 94% |
ò ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG.
- Đảm bảo theo cấu trúc đề kiểm tra, đánh giá kỹ năng đọc và viết trong môn ngữ văn.
Đánh giá kỹ năng đọc hiểu của học sinh thì ngoài việc đưa ra những văn bản trong chương trình, chúng ta có thể kết hợp với văn bản mới (bao gồm cả văn bản văn học và văn bản nhật dụng, có cùng đề tài, chủ đề hoặc thể loại với văn bản đã học trong chương trình và SGK). Yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã có vào việc đọc hiểu và cảm thụ văn bản mới này. Các câu hỏi đánh giá kỹ năng đọc hiểu và cảm thụ nên được thiết kế theo cách làm của PISA, bao gồm: câu hỏi mở yêu cầu trả lời ngắn; câu hỏi mở yêu cầu trả lời dài; câu hỏi đóng yêu cầu trả lời dựa trên những trả lời có sẵn; câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn; câu hỏi có – không, đúng-sai phức hợp.
Dạy học, kiểm tra và đánh giá theo định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kĩ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể. Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ. Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở sự kết hợp các năng lực này.
Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạn trong tri thức và kỹ năng chuyên môn mà gồm cả những nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực.
Học nội dung chuyên môn | Học phương pháp – chiến lược | Học giao tiếp – xã hội | Học tự trải nghiệm – đánh giá |
– Các tri thức chuyên môn ( các khái niệm, phạm trù, quy luật, mối quan hệ…) – Các kỹ năng chuyên môn – Ứng dụng đánh giá chuyên môn | – Lập kế hoạch học tập, kế hoạch làm việc – Các phương pháp nhận thức chung: Thu thập, xử lý, đánh giá, trình bày thông tin – Các phương pháp chuyên môn | – Làm việc trong nhóm – Tạo điều kiện cho sự hiểu biết về phương diện xã hội – Học cách ứng xử, tinh thần trách nhiệm, khả năng giải quyết xung đột | – Tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu – Xây dựng kế hoạch, phát triển cá nhân – Đánh giá, hình thành các chuẩn mực giá trị, đạo đức và văn hoá, lòng tự trọng… |
Năng lực chuyên môn | Năng lực phương pháp | Năng lực xã hội | Năng lực nhân cách |
Cần đổi mới cách thức đánh giá kỹ năng đọc hiểu của học sinh bằng cách ra đề theo hướng mở và tích hợp (trong môn và liên môn). Đề mở chấp nhận nhiều cách trả lời, thậm chí có những câu trả lời đối ngược nhau miễn là học sinh bộc lộ được nhận thức và lập luận logic trong quá trình đi đến câu trả lời. Trong quá trình làm bài, học sinh cần vận dụng các kiến thức kỹ năng của các phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn, Văn học cũng như kiến thức liên môn (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân…) để giải quyết vấn đề mà đề bài nêu ra. Đáp án không áp đặt nội dung trả lời mà nên nêu được các phương án mà học sinh sử dụng nhiều kỹ năng, thao tác khác nhau trong giải quyết vấn đề; khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ, quan điểm riêng của mình, chấp nhận nhiều cách hiểu và giải quyết vấn đề khác nhau miễn là tư tưởng của người viết không đi ngược lại những chuẩn mực đạo đức và pháp luật mà xã hội đã quy định; khuyến khích học sinh vận dụng được những điều đã học vào giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đặt ra một cách có sức thuyết phục, hợp lý, tự nhiên, phù hợp với trình độ của các em. tiến hành thường xuyên trong các bài kiểm tra từ 1-2 tiết, bài kiểm tra học kỳ, kiểm tra cuối năm, thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng.
- Chú trọng bồi dưỡng các kĩ năng làm bài đọc hiểu cho học sinh THPT dựa trên hệ thống kiến thức đã học trong trường phổ thông.
Xuất phát từ sự hiểu biết về văn bản và đọc – hiểu, tiếp tục ý tưởng đã được khẳng định từ chương trình THCS từ năm 2003, quá trình dạy học lấy đọc – hiểu văn bản như một khâu đột phá dạy học văn học trong nhà trường. Dạy văn là dạy học sinh năng lực đọc, kĩ năng đọc để học sinh có thể đọc – hiểu bất cứ văn bản nào cùng loại. Từ đọc – hiểu văn mà trực tiếp nhận các giá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành cách đọc riêng có cá tính. Đó là con đường duy nhất để bồi dưỡng cho học sinh năng lực của chủ thể tiếp nhận thẩm mĩ. Do đó, hiểu bản chất môn văn là môn dạy đọc văn vừa thể hiện cách hiểu thực sự bản chất của văn học, vừa hiểu đúng thực chất việc dạy văn là dạy năng lực, phát triển năng lực chủ thể của học sinh.
Điều này càng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong thời đại ngày nay, khi sự giao lưu văn hoá quốc tế được mở rộng, khi điều kiện tiếp xúc các nguồn văn bản được mở rộng hơn bao giờ hết. Người lao động hiện đại là người biết nắm bắt thông tin nhanh nhạy. Mà muốn thế trước hết họ phải biết đọc, không phải chỉ biết đọc chữ, đọc diễn cảm, mà phải có kĩ năng đọc – hiểu. Quốc gia nào có nhiều người nắm bắt thông tin, biết xử lí thông tin, thì đó sẽ là một quốc gia mạnh. Muốn cho quốc gia mạnh thì phải biến xã hội của quốc gia đó thành xã hội học tập, ngay từ trên ghế nhà trường, nhà trường phải đào tạo mỗi học sinh thành một người đọc đích thực, đọc chủ động, sáng tạo chứ không phải đào tạo một xã hội những người đọc a dua, chuyên ăn theo nói leo một số người nào đó. Điều này càng quan trọng hơn nữa, khi ngày nay các phương tiện nghe nhìn đã cạnh tranh quyết liệt với thời gian đọc, thu hẹp đối với thời gian đọc của con người.”.
PHẦN PHỤ LỤC
- Bài tập minh họa, ứng dụng rèn kĩ năng cho học sinh.
- Đọc đoạn trích sau và làm các yêu cầu:
2/10/1971
Nhiều lúc mình cũng không ngờ rằng đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá và cũng đọt ngột quá(…). Hai mươi tám ngày trong quân ngũ mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình… Mình đã khóc, nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết thúc, khi bài quốc ca rung bầu không khí trong lành trên trường Tổng hợp. Bản nhạc nào đây, bao lần mình đã nghe, đã cúi đầu suy nghĩ. Nhưng hôm nay mới hiểu, thực cảm một điều giản dị: Bài Quốc ca của ta, của ta !… Khóc, không phải vi hèn yếu, không phải vì buồn bã, mà vì xúc động. Vì buổi chia tay này thiêng liêng quá. Những người bạn thân yêu nhất của mình không thể tiễn mình đc. Và bàn tay ấy, giọng nói ấy…Lên xe rồi, xe nổ máy. Xe Việt Nam sản xuất, tiếng động cơ như tiếng tim mình vậy.
( Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc,
NXB Thanh niên, 2005)
Câu 1: Nội dung cơ bản của trích trên là gì? Hãy đặt một cái tên cho đoạn văn bản.
Câu 2: Nêu các câu cảm thán trong đoạn nhật kí trên. Phân tích cảm xúc của người viết ở câu: “Nhưng hôm nay mới thực hiểu, thực cảm của một điều giản dị: bài Quốc ca của ta, của ta!”
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về nỗi lòng của tác giả cuốn nhật kí qua thủ pháp so sánh “Xe Việt Nam sản xuất, tiếng động cơ như tiếng tim mình vậy”?
Câu 4: Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ của mình về chủ nhân đoạn nhật kí trên.
GỢI Ý LÀM BÀI
Câu 1: Văn bản thuộc thể nhật kí. Nguyễn Văn Thạc đã bộc bạch chân thành cảm nghĩ của mình trong những ngày đầu tạm biệt giảng đường Đại học vào quân ngũ. Dựa vào nội dung cơ bản đó mà đặt một cái tên cơ bản cho đoạn trích
Câu 2: Các câu cảm thán trong đoạn trích:
“ Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá”, “Nhưng hôm nay mới thực hiểu, thực cảm của một điều giản dị: Bài Quốc ca của ta, của ta!”
Cảm xúc của người viết ở câu thứ hai:
Ở bước ngoặt lớn lao của cuộc đời, con người ta thường hay sinh nhưng ý nghĩ, những cảm xúc trước đó mình chưa thể có hoặc có chưa rõ, thường thấm thía vẻ thiêng liêng trong những điều giản dị, quen thuộc.
– Ở thời điểm này, người lính trẻ cảm nhận sâu sắc hồn thiêng của đất nước trong bài Quốc ca mình đã nghe, đã hát rất nhiều lần. Truyền thống và nghĩa vụ thật trang trọng và gần gũi, thiết tha như máu thịt.
– Hai lần khẳng định “của ta” càng chứng tỏ niền tự hào và lòng xúc động sâu sắc. “Ta” đây là đất nước, dân tộc nhưng cũng là cá nhân mình.
Câu 3: “Xe Việt Nam sản xuất, tiếng động cơ như tiếng tim mình vậy”. Câu văn này thể hiện niền tự hào dân tộc. So sánh này cho thấy một tâm trạng rạo rực, hồi hộp, một tâm hồn náo nức ở thời điểm đặc biệt của cuộc đời.
Câu 4: Bằng rung động, sự đồng cảm của mình mà viết đoạn văn về chủ nhân đoạn nhật kí. Nên chú ý đến chi tiết “ nước mắt giàn giụa” ở buổi chia tay thiêng liêng, ý nghĩa “của khóc vì xúc động” được người viết bộc lộ chân thành. Cảm nghĩ của mỗi người có thể không hoàn toàn giống nhau nhưng tinh thần cơ bản của ý này là: Một người thanh niên trí thức của thời đại cả nước ra trận đánh đế quốc Mĩ; Một người lính trẻ có tâm hồn đa cảm mà trong sáng, giàu tình yêu nước, tự hào vs vị trí, trách nhiệm vẻ vang của mình.
- Đọc đoạn trích sau và làm các yêu cầu:
“…Ban mai như kế tục cái đêm trăng thanh, oà vào lòng chị, an ủi thêm chị bằng những sắc màu của nó. Và chính nó đã cho chị thấy toàn cảnh Hòn Đất.
Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da thịt chị. Chính tại dẻo đất này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ, và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru cho con những câu hát ngày xưa. Chính tại đây, chị đã giơ nắm tay nhỏ nhắn lên chào lá cờ Đảng, nên từ đó chị càng biết yêu thêm cha mẹ, chồng con, anh em, đồng chí. Chị Sứ đã yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang, nơi mà bất cứ lúc nào đứng đó, chị cũng có thể nhìn thấy sóng biển, thấy xóm nhà xen lẫn trong vườn cây, đồng ruộng, thấy núi Ba Thê vòi või xanh lam cứ mỗi buổi hoàng hôn lại hiện trắng những cánh cò”.
(Hòn Đất – Anh Đức)
Câu 1: Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn là:
- Phép tương phản, phép thế.
- Phép thế, phép lặp, phép liên tưởng.
- Phép tỉnh lược, phép thế, phép lặp
Câu 3: Hãy bày tỏ tình cảm đối với quê hương trong quá trình trưởng thành bằng đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng).
GỢI Ý LÀM BÀI
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Câu 2: Đáp án B
Câu 3: Tạo lập được đoạn văn, đảm bảo logic về ý.
Diễn đạt sáng rõ, đúng chính tả
Thể hiện được cảm nhận sâu sắc của cá nhân về tình cảm gắn bó, cống hiến xây dựng quê hương khi trưởng thành.
- Đọc đoạn trích sau và làm các yêu cầu:
“…Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi. Cô nói với tôi thế, đã biết nói thế đâu phải đã già. Mấy ngày sau, cô kể tiếp, thành phố cho máy cẩu tới đặt bên kia bờ quàng dây tời vào thân cây si rồi kéo dần lên, mỗi ngày một tí. Sau một tháng, cây lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. Cô nói thêm: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”. Cô muốn mở rộng sự tính toán vốn dĩ đã rất khôn ngoan của mình lên thêm một tầng nữa chăng, cái tầng vô hình, không thể biết, nhưng phải biết trên đời này còn có nhiều lí sự không thể biết để khỏi bị bó vào những cái có thể biết. Bà già vẫn giỏi quá, bà hiêm tốn và rộng lượng quá. Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi chìm sâu vào lớp đất cổ. Những bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng…”
(Nguyễn Khải, SGK Ngữ văn 12, tập 2, Nxb GD 2008)
Câu 1: Nhân vật “Tôi” trong đoạn trích là ai?
- Tác giả Nguyễn Khải
- Đám đông những người Hà Nội
- Cô Hiền
- Nhân vật người kể chuyện xưng “tôi”
Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu được sự thành công của tác giả trong việc xây dựng nhân vật bà Hiền?
- Thể hiện được những tình cảm cao đẹp của người Hà Nội
- Thể hiện được những truyền thống tốt đẹp trong cách đối nhân xử thế của người Hà Nội.
- Thể hiện được rõ và sinh động cá tính của người Hà Nội.
- Thể hiện được cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của người Hà Nội.
Câu 3: Câu nói của nhân vật Hiền: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được…” có ý nghĩa gì?
Câu 4: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lời bình luận của người kể chuyện: “Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi chìm sâu vào lớp đất cổ. Những bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng…”
GỢI Ý LÀM BÀI
Câu 1: Phương án D
Câu 2: Phương án D
Câu 3: HS nêu được ý nghĩa khái quát của câu nói: đó là những suy nghĩ về lẽ đời, về quy luật của sự sống….
Câu 4: Tạo lập được đoạn văn, đảm bảo logic về ý.
Diễn đạt sáng rõ, đúng chính tả
Thể hiện được cảm nhận sâu sắc của cá nhân về lời bình luận của người kể chuyện: đó là một biểu tượng “đắt” thể hiện được niềm trân trọng, lòng yêu quý thiết tha của tác giả đối với một “người Hà Nội” cũng như mọi người Hà Nội; gợi sự suy ngẫm về sức sống của truyền thống “người Hà Nội” trong cộng đồng người Việt Nam…
- Đọc kĩ bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
TRĂNG NỞ NỤ CƯỜI
Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo
Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao
Vẫn vườn chuối gió lao xao
Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền
Ả ngớ ngẩn
Gã khùng điên
Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người
Vườn sông trăng nở nụ cười
Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau
Giữa đời vàng lẫn với thau
Lòng tin còn chút về sau để dành
Tình yêu nên vị cháo hành
Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi.
(Lê Đình Cánh)
Câu 1: Xác định thể thơ? Cách gieo vần?
Câu 2: Bài thơ giúp em liên tưởng đến tác phẩm nào đã học trong chương trình phổ thông?
Câu 3: Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người” có ý nghĩa gì? Liên hệ với nhân vật chính trong tác phẩm mà em vừa liên hệ ở câu 2.
Câu 4: Vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuật đặc sẳc trong một tác phẩm của Nam Cao. Hãy nêu ý nghĩa của hai câu thơ này với chi tiết nghệ thuật ấy?
GỢI Ý LÀM BÀI
Câu 1: Thể thơ lục bát; vần chân và vần lưng
Câu 2: Đoạn thơ giúp liên tưởng tới truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao
Câu 3: Câu thơ cho thấy tình yêu có sức mạnh cảm hóa con người và làm cho con người trở nên thực sự trở nên người hơn. Trong tương quan với “Chí Phèo” của Nam Cao, câu thơ của Lê Đình Cánh cho thấy sức mạnh tình yêu với biểu tượng bát cháo hành mà Thị Nở dành cho Chí đã khiến phần Người ngủ quên trong hắn bao lâu nay thức sự thức tỉnh. Chí không còn là một con quỷ dữ mà đã khao khát quay về làm người lương thiện nhờ cảm nhận được hương vị của tình yêu
Câu 4: “Bát cháo hành” là chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao với các lớp nghĩa:
– Nghĩa thực: Một món bình dị có tác dụng chữa cảm, giải độc trong dân gian.
– Hàm nghĩa: Biểu hiện của sự yêu thương, chăm sóc ân cần; Biểu hiện của tình người; Một ẩn dụ về tình yêu thương đưa Chí Phèo từ quỷ dữ trở về với xã hội lương thiện, chứng minh cho chân lí: “Chỉ có tình thương mới có thể cứu rỗi cho những linh hồn khổ hạnh.”
- Đọc đoạn thơ và thực hiện những yêu cầu sau:
“…Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau – rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố!”…
(Thuyền và biển, Xuân Quỳnh)
Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
Câu 2: Em hãy nêu chủ đề – ý nghĩa của đoạn thơ?
Câu 3: Trong đoạn thơ hình ảnh thuyền và biển được sử dụng là nghệ thuật gì ? Có ý nghĩa như thế nào?
Câu 4: Hãy đặt tên cho nhan đề của đoạn thơ.
Câu 5: Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý nghĩa gì?
Câu 6: Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ trên là biện pháp nào? Tác dụng của biện pháp đó?
GỢI Ý LÀM BÀI
Câu 1: Thể thơ 5 chữ.
Câu 2: Đoạn thơ với hình tượng thuyền và biển gợi lên một tình yêu tràn trề, mênh mông với nỗi nhớ da diết nhưng cũng đầy lo âu, khắc khoải của cái tôi thi sĩ đầy cảm xúc.
Câu 3: Bằng nghệ thuật ẩn dụ mượn hình tượng thuyền và biển thể hiện tình cảm của đôi lứa yêu nhau- thuyền (người con trai) biển (người con gái) -> Nổi bật một tình yêu ngọt ngào, da diết, mãnh liệt nhưng sâu sắc và đầy nữ tính.
Câu 4: Thuyền và biển/ nỗi nhớ / …
Câu 5: Cách nói hình tượng diễn tả nỗi nhớ thiết tha, nỗi nhớ được dựng lên bởi một thời gian bất thường và cụ thể hóa được nỗi nhớ thương: biển bạc đầu vì thương nhớ, biển thương nhớ cho đến nỗi bạc cả đầu, biển đã bạc đầu mà vẫn còn thương còn nhớ như thuở đôi mươi.
Câu 6: Biện pháp lặp cú pháp “Những ngày không gặp nhau/ Biển chỉ còn sóng gió – Em chỉ còn bão tố!”…
-> Khẳng định sự thủy chung trong nỗi nhớ qua thời gian.
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
Chị Phan Ngọc Thanh (người Việt) cùng chồng là Juae Geun (54 tuổi) đã làm nhân viên lau chùi trong khu chung cư được 5 năm. Họ có 2 con: con trai lớn 6 tuổi, bé gái 5 tuổi. Ước mơ đổi đời đã đưa họ lên chuyến phà tới Jeju. Phà SeWol gặp nạn và gia đình chị chỉ có một chiếc áo phao duy nhất. Trong khoảnh khắc đối mặt giữa sự sống và cái chết họ quyết định mặc chiếc áo phao duy nhất cho cô con gái nhỏ và đẩy bé ra khỏi phà. Bé được cứu sống nhưng hiện nay những nhân viên cứu hộ vẫn chưa tìm thấy người thân của bé.
(Pháp luật đời sống. Ngày 16/4/2014)
Câu 1: V¨n b¶n trªn thuéc phong c¸ch ng«n ng÷ nµo?
Câu 2: Néi dung cña v¨n b¶n?
Câu 3: Suy nghÜ vÒ h×nh ¶nh c¸i phao trong v¨n b¶n ?
GỢI Ý LÀM BÀI
Câu 1: V¨n b¶n trªn thuéc phong c¸ch ng«n ng÷ b¸o chÝ.
Câu 2: V¨n b¶n trªn nãi vÒ
– Hoµn c¶nh gia ®×nh chÞ Thanh.
– Lý do gia ®×nh chÞ lªn chuyÕn phµ.
– Sự việc ch×m phµ Sewol (H.Quèc)
– ChiÕc ¸o phao duy nhÊt cøu sèng em bÐ cña gia ®×nh.
Câu 3: Có thể có nhiều suy nghĩ khác nhau:
– Ao phao trao sù sèng.
– Áo phao biÓu tưîng cña t×nh yªu gia ®×nh.
– Trước sù sèng cßn, t×nh yªu thư¬ng ®· bõng s¸ng.
- Những đơn vị kiến thức phổ thông cần nắm vững, vận dụng làm bài đọc hiểu.
- Kiến thức về từ:
– Nắm vững các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ, từ láy, từ ghép, từ thuần Việt, từ Hán Việt…
– Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái…
- Kiến thức về câu:
– Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp
– Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).
– Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,…
- Kiến thức về các biện pháp tu từ:
– Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu,…
– Tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,…
– Tu từ về câu: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng,…
- Kiến thức về văn bản:
– Các loại văn bản.
– Các phương thức biểu đạt .
- Phong cách chức năng ngôn ngữ:
Yêu cầu: – Nắm được có bao nhiêu loại?
Khái niệm.
Đặc trưng.
Cách nhận biết.
5.1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
– Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ, tình cảm….đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
– Đặc trưng:
+ Giao tiếp mang tư cách cá nhân.
+ Nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp.
– Nhận biết:
5.2. Phong cách ngôn ngữ khoa học:
– Khái niệm : Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học.
+ Là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.
– Đặc trưng
+ Chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học.
+ Gồm các dạng: khoa học chuyên sâu; Khoa học giáo khoa; Khoa học phổ cập.
+ Có 3 đặc trưng cơ bản: (Thể hiện ở các phương tiện ngôn ngữ như từ ngữ,câu, đọan văn,văn bản).
a/ Tính khái quát, trừu tượng.
b/ Tính lí trí, lô gíc.
c/ Tính khách quan, phi cá thể.
5.3. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
– Khái niệm:
+ Là loại phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (Văn xuôi nghệ thuật, thơ, kich).
– Đặc trưng:
+ Tính thẩm mĩ.
+ Tính đa nghĩa.
+ Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả.
5.4. Phong cách ngôn ngữ chính luận:
– Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội.
– Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng.
– Đặc trưng:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, không mơ hồ, úp mở.
Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câu nhiều ý.
+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành mạch.
+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết.
(Lấy dẫn chứng trong “Về luân lý xã hội ở nước ta”Và “Xin lập khoa luật” )
5.5. Phong cách ngôn ngữ hành chính:
– Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính.
– Là giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.
– Đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:
+ Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường.
VD: Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,…
+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.
5.6. Phong cách ngôn ngữ báo chí:
– Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thong báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
+ Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự: (thông tấn có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).
Một số thể loại văn bản báo chí:
+ Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin- Thời gian- Địa điểm- Sự kiện- Diễn biến-Kết quả.
+ Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn.
+ Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc.
- Phương thức biểu đạt:
Yêu cầu: – Nắm được có bao nhiêu phương thức biểu đạt (6).
+ Đặc trưng của từng phương thức biểu đạt.
6.1. Tự sự (kể chuyện, tường thuật):
– Khái niệm: Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.
– Đặc trưng:
+ Có cốt truyện.
+ Có nhân vật tự sự, sự việc.
+ Rõ tư tưởng, chủ đề.
+ Có ngôi kể thích hợp.
6.2. Miêu tả.
– Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả.
6.3. Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
6.4. Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.
6.5. Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc , người nghe.
– Đặc trưng:
+ Các luận điểm đưa đúng đắn, rõ ràng, phù hợp với đề tài bàn luận.
+ Lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục, chính xác, làm sáng tỏ luận điểm
+ Các phương pháp thuyết minh:
+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
+ Phương pháp liệt kê.
+ Phương pháp nêu ví dụ , dùng con số.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân loại, phân tích.
- Phương thức trần thuật:
– Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Lời trực tiếp)
– Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình.
– Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu minh, nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọnh điệu của nhân vật trong tác phẩm (Lời nửa trực tiếp)
- Phép liên kết : Thế – Lặp – Nối- Liên tưởng – Tương phản – Tỉnh lược…
- Nhận diện những biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó với việc thể hiện nội dung văn bản.
Giáo viên cần giúp HS ôn lại kiến thức về các biện pháp tu từ từ vựng và các biện pháp nghệ thuật khác:
– So sánh; Ẩn dụ; Nhân hóa; Hoán dụ; Nói quá- phóng đại- thậm xưng; Nói giảm- nói tránh; Điệp từ- điệp ngữ; Tương phản- đối lập; Phép liệt kê; Phép điệp cấu trúc; Câu hỏi tu từ; Cách sử dụng từ láy…
– Có kĩ năng nhận diện các biện pháp tu từ được sử dụng trong 1 văn bản thơ hoặc văn xuôi và phân tích tốt giá trị của việc sử dụng phép tu từ ấy trong văn bản.
- Các hình thức lập luận của đọan văn: Diễn dịch; Song hành;Qui nạp…
- Các thể thơ, âm hưởng và giọng điệu:
Đặc trưng của các thể loại thơ: Lục bát; Song thất lục bát; Thất ngôn; Thơ tự do; Thơ ngũ ngôn, Thơ 8 chữ…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Bộ Giáo dục và Đào tạo – Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, môn Ngữ văn, cấp trung học phổ thông, H. 2014.
2/ Lê Quang Hưng (Chủ biên) – Hướng dẫn ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, NXB Đại học Sư phạm, H. 2015.
3/ Hoàng Ngọc Hiến – Văn học và học văn , NXB Văn học, H. 1997.
4/ Nguyễn Thành Ngọc Bảo – Bước đầu tìm hiểu khái niệm “Đánh giá theo năng lực” và đề xuất một số hình thức đánh giá năng lực ngữ văn của học sinh, tạp chí Khoa học – ĐHSP TPHCM, số 56 năm 2014
5/ Hồ Sỹ Anh – Tìm hiểu về kiểm tra, đánh giá học sinh và đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận năng lực, tạp chí Khoa học – ĐHSP TPHCM, số 50 năm 2013
6/ Ngữ văn 10 – Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục, H. 2009.
7/ Ngữ văn 10 – tập 1 và tập 2, NXB Giáo dục, H. 2008.
8/ Ngữ văn 11 – tập 1và tập 2, NXB Giáo dục, H. 2008.
9/ Ngữ văn 12 – tập 1 và tập 2, NXB Giáo dục, H. 2008.
Xem thêm :
Tài liệu lí thuyết và bài tập đọc hiểu môn văn có đáp án.: Đề đọc hiểu ngữ văn
Xem thêm :
Sáng kiến kinh nghiệm môn Văn