Mục Lục

  • 1 Sáng kiến kinh nghiệm :
  • 2 Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôi kể , lời kể trong dạy văn tự sự
  • 3 ĐẶT VẤN ĐỀ
  • 4 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
  • 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
  • Sáng kiến kinh nghiệm :Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôi kể , lời kể trong dạy văn tự sự
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    LÝ DO VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

    I.1.Trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, sách Ngữ văn 11, sách Ngữ văn 10 tác phẩm tự sự chiếm 20,0% số lượng tiết học chính khoá và học thêm ( Lớp 12 :17/47 bài chiếm 28,5 %. Lớp 11: ban cơ bản 19/ 123 tiết chiếm 15,5% %, ban C, D 18 /140 tiết chiếm 13,6%; Lớp 10: Ban cơ bản 19 /105 tiết chiếm 18,1 % , ban C, D: 26 tiết chiếm 18,6 %). Vì vậy, dạy, học tác phẩm tự sự trong chương trình THPT chiếm một khối lượng lớn, đòi hỏi người giáo viên và học sinh phải nắm được đặc trưng , kĩ năng phân tích tác phẩm tự sự .
    I.2. Theo định nghĩa của sách làm văn 11-NXB GD, 2001:“ Tác phẩm tự sự là tác phẩm kể chuyện. Trong tác phẩm tự sự qua lời kể , lời tả , cuộc sống hiện lên với những nhân vật, những sự kiện ….để thể hiện tư tưởng thái độ đối với con người và xã hội” (Trang 28 ). Hay:“ Tác phẩm tự sự là câu chuyện kể về một người nào đó, một vật gì đó, hay một sự kiện nào đó. Cho nên tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt tru . Gắn liền với cốt truyện là hệ thống nhân vật được khắc hoạ về nhiều mặt. Cốt truyện được được triển khai, nhân vật được khắc hoạ thông qua các chi tiết nghệ thuật phong phú, đa dạng như: các sự kiện , xung đột , ngoại cảnh, nội thất, ngoại hình nhân vật, hoạt động nội tâm … Để tổ chức các chi tiết nghệ thuật , tác giả dùng lời kể để giới thiệu , giải thích , thuyết minh các sự việc sảy ra, biểu hiện cách cảm nhận, cách đánh giá của tác giả đối với sự việc”(Trang 16). Một nhà nghiên cứu đã từng khẳng định: Tình huống truyện là nền móng của tác phẩm, nhân vật là trụ cột, lời kể là không khí, là linh hồn của tác phẩm …Bởi vậy khi phân tích tác phẩm tự sự, người dạy , người học cần xác định rõ kĩ năng khai thác lời kể, ngôi kể – những mã khoá giúp người dạy, người học đi từ những “phần chìm ” để tìm ra tư tưởng, chủ đề của tác phẩm văn học. Làm thế nào, chúng ta – vừa là người đọc truyện, vừa là người giảng truyện để truyền cho HS cái cảm giác “ Uống xong lại khát” ấy.
    => Đó chính là những lí do đưa tôi đến với đề tài :Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôi kể , lời kể trong dạy văn tự sự ”
    MỤC ĐÍCH. NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
    II.1. Mục đích của đề tài :
    – Giúp người dạy văn , học văn tìm ra một hướng tiếp cận sâu hơn đối với tác phẩm tự sự trong chương trình THPT (dạy học theo đặc trung thể loại).
    – Giúp học sinh tiếp cận tác phẩm theo khuynh hướng “ mở”- Học ít hơn nhưng tiếp cận tri thức được nhiều hơn .
    II.2. Nhiệm vụ nghiên cứu :
    – Xác định ra được các loại ngôi kể , lời kể trong tác phẩm tự sự .
    – Xây dựng được hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôi kể .
    II.3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài :
    – Các tác phẩm tự sự trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10,11,12 ( ban cơ bản).
    – Học sinh lớp 10, 11, 12 ( khoá học 2012 – 2015)trường THPT Lam Kinh.
    III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    III.1. Nghiên cứu lý thuyết :
    Đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu viết về tác phẩm tự sự, ngôi kể , lời kể trong tác phẩm tự sự như : “ Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử ” ; “ Từ điển tiếng Việt” .
    Đọc tìm hiểu một số bài học như : “ Ngôi kể, lời kể – Ngữ văn 6”; “ luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm – Ngữ văn 8” .
    Đọc nghiên cứu các tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn lớp 10,11,12 .
    III.2. Nghiên cứu thực tiễn :
    – Dự một số tiết dạy tác phẩm tự sự của đồng nghiệp .
    – Thực nghiệm hệ thống bài tập sử dụng ngôi kể, lời kể trong các giờ học của các phân môn Ngữ văn: Đọc hiểu; Tiếng Việt; Làm văn …
    – Chọn 2 lớp có trình độ ngang nhau, một lớp chú ý rèn luyện năng lực sử dụng lời kể, ngôi kể cho học sinh trong các giờ học và một lớp không chú ý rèn luyện năng lực lời kể, ngôi kể. So sánh, đối chiếu kết quả để rút ra kết luận.
    NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ.
    * Lý do chọn đề tài
    * Giải quyết vấn đề:
    – Thực trạng vấn đề
    – Giải pháp
    * Kết quả thực nghiệm .
    * Kết luận .
    NHỮNG ĐÓNG GÓP CŨNG NHƯ Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
    V.1 Đối với giáo viên:
    – Đề tài sẽ cung cấp một “ cẩm nang” giúp người giáo viên trong quá trình dạy văn tự sự có thể đi từ kết cấu, cốt truyện, nhân vật – từ những cái “ vốn như thế”, những “ phần nổi” của tác phẩm, để tìm đến với lời kể, ngôi kể – những “ phần chìm” nằm im sau câu chữ, giúp cho giờ dạy văn sinh động, dễ đi vào lòng người. Thông qua hệ thống bài tập người giáo viên sẽ phân hoá được đối tượng học sinh
    V.2. Đối với học sinh :
    – Nhằm nâng cao năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng lời kể, ngôi kể trong việc chiếm lĩnh tác phẩm tự sự .
    – Tăng tính thực hành của học sinh .

    GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

    I.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
    I.1.Ngôi kể, lời kể là những đặc trưng quan trọng của văn tự sự . Hình thành kỹ năng trong quá trình dạy học văn tự sự cho học sinh không thể không chú ý đến những vấn đề này. Học sinh phải phân biệt được sự khác nhau trong các kiểu lời nói ( lời văn): lời kể nhân vật, lời kể việc, lời miêu tả, bình luận, lời đối thoại. Lời kể phụ thuộc vào ngôi kể – vị trí giao tiếp khi kể chuyện . Kể theo ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba , sự kết hợp giữa hai ngôi, sự chuyển đổi ngôi kể để tạo nên một tình huống giao tiếp mới do thay đổi vị trí của các nhân vật giao tiếp ….đó là những năng lực cần rèn luyện cho học sinh khi dạy học văn tự sự . Nhưng để hướng đến việc rèn luyện được những năng lực ấy, cần xây dựng được một hệ thống kỹ năng, trong đó hệ thống bài tập về ngôi kể, lời kể giữ vai trò chủ đạo.
    I.2. Một thực tế có thể dễ dàng nhận thấy trong chương trình Ngữ văn có nhiều văn bản tự sự có dung lượng lớn nhưng thời lượng cho tiết dạy lại ít nên khá nhiều giáo viên lúng túng, thường phải chạy theo bài dạy nếu không muốn “cháy giáo án“. Thế nên nhiều tiết dạy đã không đạt được yêu cầu như mong muốn. Những trăn trở trên thật đáng trân trọng bởi đối với giáo viên Ngữ văn, chúng tôi thiết nghĩ, không có một mục đích nào khác là mong muốn cho học sinh tiếp nhận tác phẩm một cách trọn vẹn. Và cũng chính bởi sự tâm huyết ấy mà nhiều giáo viên đã cố gắng cung cấp cho học sinh thật nhiều thông tin về tác giả, tác phẩm và lẽ dĩ nhiên như thế thì đã trễ lại càng trễ. Nói tóm lại, giảng dạy truyện thì phải phân tích lời kể của truyện, phân tích phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm. Lời kể chuyện là sợi tơ dệt nên tình tiết và nhân vật dệt nên toàn bộ hình tượng. Lời kể chính là ngôn ngữ nghệ thuật của truyện. Phân tích lời kể của tác giả chính là thực chất, là nội dung chính của việc phân tích ngôn ngữ khi giảng truyện.
    – Một bộ phận giáo viên chưa thật sự nắm bắt được các nguyên tắc cơ bản của phương pháp dạy tác phẩm tự sự, chưa thật sự nắm được đặc trưng của tác phẩm tự sự ( ngôi kể, lời kể…). Có người nhầm tưởng rằng trong giờ dạy đưa ra nhiều kiến thức về tác giả, tác phẩm như thế là đã giúp học sinh nắm được tốt tác phẩm, là phát huy tính tích cực của học sinh.
    – Tâm huyết nghề nghiệp và trách nhiệm của một bộ phận giáo viên đối với tiết học chưa nhiều. Ngại sử dụng phương pháp dạy học theo đặc trung thể loại, dạy học nêu vấn đề, vì để dạy theo phương pháp này một cách đúng nghĩa đòi hỏi phải soạn bài và nghiên cứu tài liệu rất công phu, mất rất nhiều thời gian và công sức, trong giờ dạy giáo viên phải tập trung tâm lực cao mới có thể thực hiện được.
    – Một bộ phận đáng kể học sinh lười học hoặc học lệch không có vốn kiến thức cần thiết để cùng tham gia xây dựng bài với thầy giáo.
    – Một bộ phận học sinh ngại đọc tài liệu, ngại trả lời câu hỏi…học tập thụ động không hăng hái trong học tập. .
    I.3. Trong không khí của công cuộc đổi mới trong công tác giảng dạy hiện nay, một trong những điều mà mọi người đang quan tâm đó là làm thế nào để khơi dậy tiềm lực nội tại trong mỗi học sinh trong quá trình học tập. Tạo điều kiện để học sinh có thể tự học, tự tiếp cận tri thức. Đây là xu hướng giáo dục tích cực đang được đặc biệt chú trọng. Vậy nên, trong quá trình giảng dạy, yêu cầu giúp học sinh nắm được chuẩn bị bài một cách nghiêm túc đã trở thành một công việc thật sự hữu ích cho quá trình học tập của mỗi học sinh. Với môn Ngữ văn (đặc biệt đối với tác phẩm tự sự), giảng dạy truyện cần đi sâu phân tích lời kể của truyện, phân tích phong cách ngôn ngữ của tác phẩm. Bởi lời kể chuyện là sợi tơ dệt nên tình tiết và nhân vật, dệt nên toàn bộ hình tượng. Yêu cầu này càng trở nên cấp thiết hơn bởi lẽ để tiếp cận một tác phẩm văn học cần phải hội tụ nhiều kĩ năng, phải có sự tiếp cận bề mặt văn bản trên cơ sở đó cảm nhận những giá trị thẫm mĩ ẩn chứa sau từng con chữ. Việc học sinh nắm vững lý thuyết ngôi kể, lời kể là đã làm tốt công việc tiếp cận bề mặt văn bản. Đây có thể nói là yếu tố “nền” để khi lên lớp kết hợp với những tri thức của giáo viên cung cấp, học sinh sẽ có một cái nhìn tương đối trọn vẹn về tác phẩm văn học được học (ở mức độ phổ thông).
    Cũng từ thực trạng trên, để nâng cao hiệu quả giờ dạy, học Văn nói chung, giừo dạy tác phẩm tự sự nói riêng, tôi đã suy nghĩ, tìm hiểu và trao đổi với đồng nghiệp tìm ra một số biện pháp phù hợp để giải quyết thực trạng trên.

    1. GIẢI PHÁP
    2. 1.Nắm vững lý thuyết quan niệm về ngôi kể và cách sử dụng ngôi kể trong văn tự sự ( Đối với giáo viên)

    1.1.Quan niệm về ngôi kể
    Khái niệm “Ngôi” được hiểu là:” Phạm trù ngữ pháp gắn liền với các loại từ như đại từ, động từ, biểu thị vị trí của các nhân vật trong giao tiế ; là người nói hay người nghe hay người hoặc vật được nói đến. “ Tôi , mày, nó” là ba đại từ trỏ ba ngôi trong tiếng Việt”
    Sách Ngữ văn lớp 6 tập 1 định nghĩa:“ Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện . Khi người kể xưng “ tôi” thì đó là kể theo ngôi thứ nhất . Khi người kể giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng , kể như “ Người ta kể , thì gọi là ngôi thứ ba”
    Trong lý luận tự sự hiện đại nói chung , người ta không nói tới ngôi kể như: ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba( số ít , số nhiều), mà nói tới điểm nhìn, người kể biết hết, người kể hạn chế, với một sự phân loại rất cụ thể. Trong chương trình tập làm văn THPT việc đặt ra ngôi kể là cần thiết, phù hợp với sự nhận thức của học sinh .
    Theo quan niệm của lý thuyết về hội thoại, một hoạt động hội thoại bao giờ cũng có ba ngôi tham dự: ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba. Trong đó , ngôi thứ nhất là người nói ( người phát thông tin) ; Ngôi thứ hai là người nghe ( người nhận thông tin ) ; Ngôi thứ ba là hiện thực được nói tới, là vật quy chiếu “ Bản thân chức năng của đại từ xưng hô ngôi thứ nhất (tôi); ngôi thứ hai (mày) ; ngôi thứ ba (nó) cũng chỉ ra đều đó. Nhưng chỉ có ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba có chức năng xưng hô – chức năng tham dự giao tiếp. Còn ngôi thứ hai không có chức năng này.
    1.2.Ngôi thứ nhất trong bài văn tự sự
    Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện . Khi người kể xưng “tôi”-đó là cách kể theo ngôi thứ nhất. Khi kể chuyện theo ngôi thứ nhất, người kể xưng tôi, em, chúng tôi , chúng em….Cách kể này mang màu sắc tâm tình, dễ bộc lộ tình cảm, ý nghĩ của người kể. Do đó , giọng kể được sử dụng trong ngôi thứ nhất là giọng điệu trữ tình, tạo cho người đọc cảm giác thân thiết gần gũi
    Kể theo ngôi thứ nhất là hình thức kể ra đời khá muộn, khi ý thức về con người cá nhân xuất hiện. Ngôi thứ nhất là vị trí của người kể cho phép kể những gì mình biết, mình thấy, mình chịu trách nhiệm một cách công khai, cho nên mặc dù lời kể thân mật, gần gũi , mang màu sắc cá nhân nhưng lại bị hạn chế trong tầm nhìn và hiểu biết của một người. Vì thế, người kể chuyện không thể đi sâu vào tâm tình, ý nghĩ của các nhân vật khác nếu họ không tự nói ra, không kể được những gì mà tôi không chứng kiến, không biết.
    Có hai loại ngôi kể thứ nhất :
    + Ngôi thứ nhất của các giả đứng ra kể chuyện về mình hoặc chuyện mình biết ( thường là nhật ký , hồi ký của các nhà văn , nhà thơ ). Ví dụ : “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm” .
    + Và ngôi thứ nhất của một nhân vật hư cấu cũng xưng tôi nhưng là nhân vật do nhà văn xây dựng nên để gửi gắm ý đồ nghệ thuật của mình. Trong Dế Mèn phiêu lưu ký, Dế Mèn là nhân vật do nhà văn hư cấu đứng ra kể chuyện về cuộc phiêu lưu của mình. Trong Lão Hạc, ông giáo, người hàng xóm của lão Hạc đứng ra kể đoạn cuối về cuộc đời và cái chết thương tâm của lão. Trong “ Mảnh trăng cuối rừng – Văn học 12, tập 1 ”, tác giả sử dụng lối trần thuật qua lời kể của một nhân vật trong truyện – nhân vật Lãm. Cách kể ngôi thứ nhất về người yêu của mình dưới dạng hồi tưởng rất phù hợp với chủ đề và màu sắc trữ tình của truyện. Vì thế giọng kể ở đây không mang nét ngang tàng, tinh nghịch như ta thường thấy ở các anh lính lái xe trẻ, mà giọng kể ở đây xúc động, trầm tĩnh, đậm chất suy tư .
    1.3.Ngôi thứ ba trong bài văn tự sự
    Kể theo ngôi thứ ba là ngôi kể rất cổ xa, được hiểu như là “người ta kể” , như là sự việc tự nó kể . Đó là cách kể trong thần thoại , truyền thuyết , cổ tích , truyện cười … Người ta kể theo kí ức và kiến thức cộng đồng , thường gọi nhân vật theo tên gọi của chúng . Về sau, ngôi thứ ba trở thành hình thức giấu mình đi . mặc dù “giấu mình đi” nhưng người kể có mặt ở khắp mọi nơi trong văn bản , biết hết từ bề ngoài đến ý nghĩ thầm kín của nhân vật. Cách kể này, người kể chuyện không xưng tôi nhưng kín đáo gọi nhân vật theo ngôi thứ ba “nó”, “chúng nó”, gọi tên nhân vật, sự vật theo nhận xét của mình. Truyện Làng – Kim Lân kể theo ngôi thứ ba. Nghĩa là, khi sử dụng cách kể này bao giờ cũng có hình ảnh người kể chuyện đứng sau các sự vật. Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra những nhận xét, đánh giá về những điều được kể. Kể theo ngôi thứ ba, câu chuyện có tính khách quan hơn, phạm vi phán ánh hiện thực rộng hơn so với cách kể ngôi thứ nhất. Ví dụ : Đoạn văn mở đầu tác phẩm “ Vợ chồng A PhủVăn học 12, tập 1”: “ Ai ở xa về , có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa , cạnh tàu ngựa . Lúc nào cũng vậy , dù quay sợi , thái cỏ ngựa , dệt vải , chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên , cô ấy cũng cúi mặt , mặt buồn rười rượi”. “ Vợ chồng A Phủ mở đầu như thế, một sự mở đầu xứng đáng với giọng kể đẹp như ru . Thế giới Tây Bắc đã được mở ra, xa xăm, kì diệu, trên cả ý nghĩa và nhạc điệu của lời văn. Một thế giới không phải cổ tích mà như cổ tích , một thế giới hứa hẹn rất nhiều gợi cảm , qua một bức chân dung người phụ nữ buồn
    Sự hiểu biết về ngôi thứ ba, về người kể chuyện trong văn tự sự có vai trò rất lớn trong việc “giải mã các tác phẩm tự sự. Ngôi thứ ba có liên quan trực tiếp đến người kể chuyện, có vai trò dẫn dắt người đọc khám phá câu chuyện : giới thiệu nhân vật và sự việc, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét , đánh giá về nhân vật và những điều được kể….
    1.4.Sự chuyển đổi ngôi kể trong văn tự sự
    Rèn luyện năng lực nhận biết và sử dụng ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba trong kể chuyện là điều quan trọng đối với HS ở THPT. Tuy nhiên, một trong các biện pháp nghệ thuật để tạo nên sức hấp dẫn của câu chuyện là phải phối hợp cả hai ngôi kể hoặc thay đổi ngôi kể để tạo nên một phiên bản mới cho một câu chuyện đã biết. Cũng có thể câu chuyện kể theo ngôi thứ ba nhưng khi tả người, tả cảnh lại nhìn nhận theo cách nhìn của một nhân vật trong truyện ( có thể là nhân vật chính hoặc nhân vật phản diện ) . Ví dụ: Trong truyện Lão Hạc , toàn bộ câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất – lời ông giáo. Nhưng khi tả cảnh bắt con chó lại được kể theo lời lão Hạc với một tâm trạng đau đớn , dằn vặt. Tác giả đã phối hợp cả hai ngôi kể, tạo sự thay đổi điểm nhìn của người kể chuyện . với sự đan xen của hai ngôi kể như thế, câu chuyện về lão Hạc – điển hình cho số phận người nông dân trước cách mạng tháng Tám đã gây nhiều xúc cảm và ấn tượng hơn cho người đọc.
    Một câu chuyện cũ có thể kể lại theo một ngôi kể mới. đó là sự chuyển đổi ngôi kể. Tuy nhiên, sự thay đổi ngôi kể cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
    + Khi chuyển đổi ngôi kể cần phải có sự thay đổi ngôn từ của nhân vật ( nhất là đại từ xưng hô) cho phù hợp với quan hệ mới của câu chuyện . Người kể phải sắp xếp lại các chi tiết, xác định cảnh, tình huống cần lướt qua hay tả lại … cho phù hợp với ngôi kể mới của câu chuyện .
    + Sự chuyển đổi ngôi kể không được làm thay đổi ý nghĩa và nội dung câu chuyện. Nếu phá vỡ nguyên tắc này thì không còn là cách kể chuyện theo một ngôi kể mới mà là sự sáng tạo một câu chuyện hoàn toàn khác.
    => Vì vậy , để thực hiện tốt nhất sự chuyển đổi ngôi kể, người kể phải có sự nhập vai. Muốn thế, cần phải có sự xác định vai mới trong câu chuyện có mối quan hệ với các vai khác trong câu chuyện như thế nào. Cần phải có sự điều chỉnh không gian, thời gian và lời kể khi thay đổi theo ngôi kể. Bởi vì, khi thay đổi theo ngôi kể buộc phải thay đổi lời kể để phù hợp với nhân vật
    II.2. Rèn luyện cách sử dụng ngôi kể trong quá trình dạy văn tự sự
    2.1. GV và HS cần phải nắm vững những lý thuyết về ngôi kể , lời kể
    Lý thuyết không phải là mục đích cuối cùng của làm văn nhưng đó lại là cơ sở để rèn luyện kỹ năng làm văn , là cái đích cuối cùng của việc rèn luyện. Thực hành- luyện tập là mục đích cuối cùng của việc dạy văn tự sự nhưng không vì thế mà lược bỏ đi những lý thuyết định hướng. Việc xem nhẹ lý thuyết về văn tự sự sẽ gây những hiệu quả khó lường truớc ở những bước đi sau này. Không nắm vững lý thuyết , không có lý thuyết định hướng, học sinh sẽ rơi vào tình trạng nói, viết tuỳ tiện. Lý thuyết về ngôi kể chính là những vấn đề cơ bản mà tôi đã đề cập một cách khái quát ở phần trên.
    2.2. Xây dựng được hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôi kể:
    Bài tập sử dụng ngôi kể khá phong phú . tuy nhiên có thể sử dụng ngôi kể theo các hình thức sau :
    * Bài tập kể chuyện theo ngôi thứ nhất . Ví dụ: Kể lại một ấn tượng sâu sắc về giờ học đầu tiên ở trường THPT. ( bài viết số 1 lớp 10)
    *Bài tập kể chuyện theo ngôi thứ ba .Ví dụ: Viết một đoạn văn ngắn kể lại một chi tiết mà em thích nhất trong truyện An Dương Vương – Mỵ Châu và Trọng Thuỷ .
    * Bài tập chuyển ngôi thứ ba thành ngôi thứ nhất . Ví dụ: Kể lại truyện An Dương Vương – Mỵ Châu và Trọng Thuỷ bằng lời kể của em .
    *Bài tập chuyển ngôi thứ nhất thành ngôi thứ ba .Ví dụ: Chuyển đổi câu chuyện Dế Mèn kể về giây phút của Dế Choắt trong đoạn văn sau đây thành ngôi thứ ba “ Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế tôi hoảng hốt quỳ xuống, nâng dầu Choắt lên mà than rằng “ Nào tôi đâu biết cơ sự nông nỗi này ! Tôi hối lắm ! Tôi hối hận lắm ! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ ? … Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm . Vừa thươn , vừa ăn năn tội mình . giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì . Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi . Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum . Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng hồi lâu , nghĩ về bài học đường đời đầu tiên .
    * Bài tập kết hợp cả hai ngôi . Ví dụ: Kể lại chuyện Tấm Cám bằng lời kể của Tấm ( lời Cám , lời mụ dì ghẻ ).
    *Bài tập phân tích – phát hiện và chữa lỗi về sử dụng ngôi kể.Ví dụ: Một đoạn trích trong Những ngôi sao xa xôi ( Ngữ văn 9- tập hai ) , được HS chép lại như sau : “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom, đất rắn . Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên . Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai ngườ , cắn vào da thịt cô gái. Cô rùng mình và bỗng thấy tại sao mình quá chậm. Nhanh lên một tý. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành . Hoặc là nóng từ bên trong quả bom . Hoặc là trời nung nóng …”
    Đoạn trích trên kể về việc gì ? Có sai sót gì trong việc sử dụng ngôi kể ? Chữa lại đoạn văn trên sao cho phù hợp ngôn ngữ trần thuật trong tác phẩm.
    III. VẬN DỤNG CÁCH SỬ DỤNG NGÔI KỂ, LỜIKỂ MỘT CÁCH LINH HOẠT, PHÙ HỢP VỚI XU HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY.
    III.1. Vận dụng cách sử dụng ngôi kể và hệ thống bài tập kĩ năng sử dụng ngôi kể, lời kể một cách linh hoạt, phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học:
    Việc xây dựng hệ thống bài tập chỉ mới là bước đầu. Điều quan trọng là phải vận dụng hệ thống bài tập một cách linh hoạt và sáng tạo. Cần xác định rõ mức độ của từng loại bài tập để có hướng vận dụng sao cho phù hợp với từng giai đoạn, từng lớp, đồng thời cũng phân hoá được đối tượng học sinh. Ví dụ: Có thể vận dụng hệ thống bài tập này trong giờ thực hành, đặc biệt là các tiết kiểm tra 1 tiết, 2 tiết, bài viết ở nhà, bài viết trên lớp.
    Hệ thống bài tập này cũng có thể được áp dụng trong các giờ tiếng Việt,. Dạy các tiết học về từ ngữ, phân tích câu, luyện viết đoạn văn … đều có thể tích hợp những tri thức về sử dụng ngôi kể, lời kể.
    Hệ thống bài tập về ngôi kể, lời kể cũng có thể vận dụng trong giờ đọc hiểu văn bản. Một văn bản, một câu chuyện bao gờ cũng được kể lại bằng một điểm nhìn nào đó, tức là phải dưa vào một ngôi kể nhất định. Chọn ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba đều xuất phát từ ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Vì vậy , khi hướng dẫn HS đọc hiểu các văn bản trong chương trình Ngữ văn. Vì vậy có thể cho học sinh nhận diện và phân tích giá trị cách sử dụng ngôi kể.
    III.2. Vận dụng cách sử dụng ngôi kể và hệ thống bài tập kĩ năng sử dụng ngôi kể, lời kể khi dạy tác phẩm Chí Phèo( Tiết 52, 53, 54 lớp 11 ban cơ bản)
    Khi dạy tác phẩm Chí Phèo –Ngữ văn 11, giáo viên có thể ra bài tập yêu cầu học sinh xác định ngôi kể, đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao qua đoạn văn mở đầu tác phẩm : “ Hắn vừa đi vừa chửi . Bao giờ cũng thế , cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời . Thế cũng chẳng sa : đời là của tất cả nhưng cũng chẳng là ai Tức mình , hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại . Nhưng làng Vũ đại ai cũng tự nhủ : “ Chắc nó trừ mình ra”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Tức thật! Ờ thế này thì tức thật ! Tức chết được mất ! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn , nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ khiếp! Thế có phí rược không? Thế thì có khổ hắn không? …” . Nam Cao là một trong những đại biểu xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Nói đến Nam Cao là nói đến một bậc thầy truyện ngắn . Nam Cao đã sáng tạo ra một cách viết mới mà tài năng kể chuyện, miêu tả tâm lí, hành vi chân dung … của nhân vật đã trở thành những kiểu mẫu của văn xuôi hiện đại .
    Người ta thường nói tới thành công của tác phẩm Chí Phèo ở cách đặt vấn đề sâu sắc và sự thể hiện nhân vật độc đáo của nhà văn. Nhưng trong Chí Phèo còn bộc lộ một tài năng khác của Nam Cao: tài năng dẫn chuyện, kể chuyện, sử dụng ngôn từ mà đoạn văn trên chỉ là một ví dụ .
    – Trong văn xuôi hình tượng người kể chuyện được hiểu như là một nhân vật do nhà văn sáng tạo ra, có thể đứng ở ngôi thứ nhất ( tôi ) hoạc như trong các nhân vật chính giữ vai trò trần thuật các sự kiện, cho nên lời kể có sắc thái riêng , nó vừa thể hiện quan điểm của tác giả trong tổ chức lời văn của tác giả tạo ra một môi trường có tính định hướng cho nhân vật xuất hiện ) vừa mang tính chất của ngôn ngữ nhân vật ( trong một chừng mực nào đó nó bộc lộ tính cách , bản chất , hành vi của nhân vật ). Từ đây sẽ thấy trong ngôn ngữ người kể chuyện có sự kết hợp, pha trộn những ngôn ngữ gián tiếp ( của người trần thuật các sự kiện ) với ngôn ngữ trực tiếp vốn là ngôn ngữ của tính cách .
    – Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong đoạn văn trên :
    + Trong đoạn văn trên, chủ yếu là ngôn ngữ của người kể chuyện – nhân chứng, cho nên “ nó” mang tính chất gián tiếp, có ý nghĩa thông báo về sự xuất hiện của một Chí Phèo ( say rượu , vừa đi , vừa chửi ). Ngôn ngữ kể chuyện khách quan này lại bao hàm sự nhận định “ cứ rượu xong là hắn chửi” . điều đó góp phần thể hiện con người, tính cách Chí Phèo. Song ở đây, còn thấy rõ ý thức, ngữ điệu của nhân vật. Bởi thế , nhà văn thông qua cách miêu tả nhân vật vừa thể hiện được ý thức của nó đối với bản thân, vừa góp phần bộc lộ dần thế giới bên trong của nhân vật trên cơ sở phân tích khách quan và cả sự đánh giá về hành động của nhân vật .
    + Tính cách nhân vật ngày càng được khắc hoạ rõ hơn qua lời kể của tác giả về cách chửi, tiếng chửi. Chí chửi những cái lớn lao, thiêng liêng ( trời, đời , cả làng , cha mẹ… ) nhưng lại là những cái trìu tượng , không cụ thể ( trời , đời , cả làng Vũ Đại ,... ). Qua cái đó ta thấy Chí chưa rõ hoặc chưa dám chửi vỗ mặt những kẻ thù đích thực , cụ thể.
    + Ngôn ngữ tác giả – người kể chuyện – xen lẫn, dính kết với ngôn ngữ nhân vật – người trong truyện, để bộc lộ rất gọn sắc nét mà tính cách nhân vật :Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào ?” Đây là ngôn ngữ kể chuyện của người viết , đồng thời là “ ngôn ngữ bên trong của dân làng, làm rõ nét người làng Vũ Đại khốn khổ vừa ngại, sợ “ con quỷ dữkia; lại vừa tự an ủi là hắn không đụng chạm đến mình. Đến mấy câu tiếp theo:Tức thật ! Tức thật ! ờ thế này thì tức thật ! Tức chết đi dược mất !” Vừa là lời bình luận của nhà văn, vừa bộc lộ nội tâm ( ngôn ngữ thầm lặng ) của Chí. Đó là nỗi uất ức, không được đối chọi ,đương đầu với ai cả. Chửi một mình, đánh búa vào không khí như vậy, sao mà không tức được. Điều này còn thể hiện nhân vật Chí Phèo gần như kẻ mất hết tính người, bị loại ra khỏi cộng đồng người bình thường .
    – Cách kể chuyện này vừa mang tính gián tiếp, khách quan, vừa in đậm tính trực tiếp, bộc lộ tâm tư , cảm xúc .
    + Ngôn ngữ chuẩn xác, không cần những định ngữ, bổ nghĩa mà vẫn làm bật lên tính cách, trạng thái, tình huống của nhân vật. Chí là kẻ hận đời, thù ghét người đời nhưng hết sức bế tắc, phải đi một mình trên một con đường và một mình nói tiếng độc địa, lăng mạ, phủ định tất cả .
    + Ngôn ngữ rất ngắn gọn ( nhiều câu hai chữ, ba chữ, bốn chữ và năm chữ ). Kiểu câu lại đa dạng, phong phú ( Câu kể chen câu hỏi, câu cảm ). Dòng chảy ngôn ngữ như vậy vừa rất nhanh vừa biến hoá .
    -> Tóm lại, văn kể chuyện của Nam Cao ở đây thật hiện đại, sinh động, sâu sắc .
    III.3. Vận dụng cách sử dụng ngôi kể và cách sử dụng ngôi kể ( Nghệ thuật trần thuật của tác phâm) trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi ( tiết 66, 67 ban cơ bản)
    Những đứa con trong gia đình là một trong những thiên truyện ngắn xuất sắc nhất và tiêu biêu biểu nhất của Nguyễn Thi. Tạo nên nét đặc sắc nhất của thiên truyện phải kể tới nghệ thuật kể chuyện ( trần thuật) độc đáo, linh hoạt của tác giả. nghệ thuật kể chuyện trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi rất đặc sắc, sáng tạo.
    Nghệ thuật kể chuyện ở ngôi thứ nhất, tuy vậy nhưng thông qua điểm nhìn của nghệ thuật, của nhân vật Việt, nhà văn không những kể lại chuyện gia đình một cách tự nhiên sinh động mà còn tạo được sự kịch tính đồng cảm và những pha gây cười ý nhị do nhân vật vật chỉ là 1 chàng trai đang ở tuổi mới lớn chưa suy nghĩ chín chắn và còn rất trẻ con. Đồng thời qua lời kể của nhân vật, sự tự nhiên ít thấy và lối nói quen thuộc, thân thương của người dân Nam Bộ mới thật sự bộc lộ hết nét đặc biệt của nó,
    Tác phẩm kể chuyện một gia đình cách mạng, mọi thành viên đều là chiến sĩ diệt Mĩ kiên cường. Thù nhà, nợ nước thống nhất làm một. Tình gia đình và tình cách mạng hoà lẫn vào nhau: Ba má Việt đều ngã xuống trong chiến đấu. Những đứa con của họ ( Việt, Chiến ) đều gắn bó với nhau trong tình ruột thịt và trong niềm tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình. Người mẹ nuôi con lớn lên để trả thù cho cha. Những đứa con giành nhau nhập ngũ để trả thù cho ba má… Một câu chyện như thế tuy cảm động nhưng khá nặng nề, dễ đơn điệu và trùng lặp nếu không tạo ra một cách trần thuật độc đáo, linh hoạt.
    – Giáo viên đưa ra bảng đối chiếu các sự việc theo trật tự thời gian tự nhiên và các sự việc được kể trong tác phẩm. Yêu cầu học sinh quan sát và đưa ra nhận xét: Tại sao Nguyễn Thi có thể sắp xếp các sự việc theo trật tự như vậy? Câu chuyện sẽ như thế nào nếu được kể đúng theo tuần tự các sự việc trong đời sống tự nhiên?

    Trình tự các sự việc đã sảy ra với “ những đứa con trong gia đình”Trình tự các sự kiện được kể lại trong truyện
    – Chú Năm và cuốn sổ gia đình.




    – Ba Việt hy sinh, má Việt chèo chống nuôi gia đình và tham gia đấu tranh, bị bom đạn giặc giết hại.
    – Việt và Chiến tranh nhau ghi tên tòng quân, tính toán, sắp xếp việc gia đình để lên đường.

    – Việt tham gia chiến đấu, trong một trận đọ lê với giặc , bị thương và lạc đồng đội giữa chiến trường.
    – Sau ba ngày, anh Tánh và đồng đội tìm thấy Việt và đưa anh vào bệnh viện. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị Chiến.
    – Việt bị thương, nằm trong bệnh viện, rờ rờ từng dòng viết thư báo tin cho chị Chiến, anh hồi tưởng lại cảnh trận đánh và bị thương, lạc đồng đội giữa chiến trường.
    – Việt tỉnh lại lần thứ nhất, bò đi tìm đồng đội.

    – Việt tỉnh lại lần thứ hai, trời lất phất mưa, anh nhớ lại chuyện đi soi ếch ở nhà, chuyện về chú Năm và cuốn sổ gia đình.
    – Việt choàng tỉnh lại lần thứ ba, anh nhớ tới chuyện cái ná thun, chuyện hy sinh của ba, chuyện về má.
    – Việt choàng tỉnh lại lần thứ tư, anh chuyện đi bộ đội của mình và chị Chiến.
    – Anh Tánh cùng đồng đội tìm thấy Việt và đưa anh về bệnh viện, anh Tánh giục Việt viết thư cho chị Chiến

    * HS quan sát bảng, đối chiếu các sự việc, đưa ra nhận xét, lí giải và đánh giá
    * Trên cơ sở đó, GV tổng hợp về nghệ thuật trần thuật của tác phẩm :
    – Nhìn vào bảng liệt kê các sự việc đã xảy ra theo trình tự thời gian đối với “Những đứa con trong gia đình” và các sự việc được kể lại trong truyện, chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt thể hiện ở cách kể truyện của nhà văn. Vẫn là các sự kiện xảy ra đối với gia dình nông dân Nam Bộ, nơi Chiến và Việt được sinh ra, nuôi nấng trưởng thành, đi làm cách mạng, nhưng trong tác phẩm, trật tự kể lại chúng đã được xáo trộn. Chuyện xảy ra sau nhưng lại được kể trước. Ngược lại có những sự việc trong cốt truyện tự nhiên phải xảy ra trước song lại được kể sau. Thế nhưng câu chuyện vẫn hiện lên rất rõ ràng, hấp dẫn, mạch lạc trong cách cảm nhận của người đọc. Lối thuật kể này giúp tác giả dễ dàng cắt bỏ những vách ngăn giữa các khoảng thời gian để mạch kể thoải mái đi về giữa quá khứ và hiện tại, giữa cái đang diễn ra trước mặt và kỉ niệm xa xưa, giữa những chi tiết thoáng đến thoáng đi tưởng như bâng quơ, ngẫu nhiên với những tư tưởng, tình cảm lớn lao, trọng đại. Xâu chuỗi tất cả những gì được nhà văn kể lại, chúng ta hình dung thấy trước mắt những thành viên, các thế hệ kế tiếp nhau làm thành hình tượng dòng sông về truyền thống gia đình như lời một nhân vật trong tác phẩm đã phát biểu. Điều gì đã làm nên “mạch lạc” câu chuyện với các sự kiện đựoc xáo trộn không tuân theo trật tự thời gian thông thường ấy? Chính là dòng tâm tưởng, những hồi ức đứt nối của Việt khi bị thương nơi chiến trường. Người kể chuyện đã nương theo những mảnh kí ức chợt đến, chợt đi, chợt náo nức, chợt hiển hiện, chợt thoáng qua ấy mà làm nên mạch chuyện ở “Những đứa con trong gia đình”.
    – Trong tác phẩm tự sự, điều tạo nên sức hấp dẫn của sáng tác không phải chỉ ở nội dung câu chuyện với các sự kiện, chi tiết, hình ảnh được kể lại, mà còn ở cách kể, ngôn ngữ, giọng điệu, điểm nhìn của người kể chuyện. Xét ở phương diện này, một thành công trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Thi là nghệ thuật trần thuật. Việc chọn cách kể chủ yếu dựa trên điểm nhìn của nhân vật Việt đã đem lại hấp dẫn riêng cho câu chuyện về “Những đứa con trong gia đình”.
    + Kể bằng điểm nhìn của Việt, một chiến sĩ quân giải phóng gan dạ từ trong trứng nước, vào trận lần đầu đã thể hiện tinh thần của một dũng sĩ diệt Mĩ, nhưng đồng thời cũng là một thanh niên mới lớn, vô tư, lộc ngộc, hồn nhiên, cho nên tất cả sự kiện, kí ức đều được khúc xạ qua thế giới tâm hồn ấy trở nên mới mẻ hơn, vô tư hơn, đồng thời dường như cũng tạo ấn tượng chân thật hơn trong mắt ngưòi đọc.
    + Kể chuyện bằng hồi tưởng của Việt, một chiến sĩ bị thương giữa chiến truờng, trong nhưng cố gắng đi tìm đồng đội, hay sẵn sàng chờ giặc đến, đã ngất đi tỉnh lại nhiều lần, nhất định câu chuyện ấy phải ít nhiều có liên quan hoặc được gợi ra từ tình huống người chiến sĩ đang phải đối mặt. Và như vậy, việc tổ chức, sắp xếp (kết cấu) các sự việc, sự kiện trở nên linh hoạt, tự nhiên hơn. Chuyện gọi chuyện, sự việc này gợi liên tưỏng đến sự việc khác, cứ nhự thế câu chuyện về gia đình giống như một cuốn phim quay chậm lần lượt hiện ra với những kí ức sâu đậm nhất. Câu chuyện về việc đăng kí đi bộ đội của hai chi em trong lần tỉnh dậy thứ tư này của Việt được gợi lại từ bóng dáng thấp thoáng của hình ảnh người mẹ trong lần hồi tưởng thứ ba. Câu chuyện về tình yêu của ba má, về bàn tay to bản bao bọc, che chở đàn con, về ánh mắt vượt sông, vượt biển của má vẫn còn thoáng qua trong đầu anh. Nó nhắc cho anh nhớ tới “ngày má chết rồi ý nghĩ đi bộ đội cũng thôi thúc Việt như vậy”. Thêm nữa là tiếng đạn nổ rất gần báo tin rằng đồng đội Việt đang ở đâu đây, những người đồng đội mới gặp thôi mà gần gũi thân yêu, đã coi anh như một “út em” trong gia đình vậy, cũng làm cho mạch chuyện về việc hai chị em tranh nhau đi tòng quân trở nên rất tự nhiên và linh hoạt, sống động, thêm những ngã rẽ, khúc quanh bất ngờ.
    + Nhưng phải nói, kể chuyện bằng điểm nhìn của Việt là nhà văn đã mượn người kể chuyện để trao ngòi bút cho nhân vật tự viết về mình. Cách trần thuật này tạo nên những trang văn đậm màu sắc trữ tình, chân thực về tâm trạng của nhân vật chính. Bị thương vào mắt sau một trận đọ lê quyết liệt với địch và lạc đồng đội giữa chiến trường, Việt chỉ còn cảm nhận về thế giới xung quanh hoàn toàn bằng cảm giác và sự hồi tưởng. Lần tỉnh dậy thứ tư này, Việt biết đêm nữa đã lại đến qua tiếng nhạc dế “ u u cao vút mãi lên”. Và độ sâu của đêm được “ đo” bằng âm thanh quen thuộc, gần gũi này. Việt nhận thấy đó là đêm “ sâu thăm thẳm” bởi quá yên tĩnh. Cái thăm thẳm của đêm làm cho Việt như vẫn sống trong giấc mơ về má “ Người Việt như đang tan ra nhè nhẹ”. Má sẽ lại bơi xuồng, ghé lại qua nhà, xoa đầu Việt, đánh thức Việt rồi lấy xong cơm đi làm đồng về cho anh ăn,…Những mảnh dư âm của hồi tưởng đột ngột tan biến bởi tác động của hiện thực. Mấy giọt mưa đã làm cho Việt tỉnh hẳn để cảm nhận về thực tại. Nhập thân vào dòng tâm trạng của nhân vật chính, nhà văn đã tái hiện những cảm giác rất chân thực và sinh động của một thanh niên mới lớn, lần đầu tiên nếm trãi cảm giác bị lạc đồng đội ở giữa chiến trường. Việt không sợ phải đối đầu với giặc, không sợ hy sinh. Nhưng anh sợ cái vắng lặng và cô đơn nơi chiến trường – “ sự vắng lặng như từ trên trời lao xuống chạy từ cổ Việt, lan dài cho tới ngón chân”. Cảm giác một mình không chỉ xuất hiện trong ý nghĩ. Nó trở thành vô vàn câu hỏi bật lên dội tới từng đường gân thớ thịt. “ Cái cảm giác một mình bật lên một cách rõ ràng nhất, mênh mông nhất” đã khiến Việt muốn “ chạy thật nhanh, thoát khỏi sự vắng lặng này, về với ánh sáng ban ngày”. Bởi lẽ bóng đêm không chỉ mang theo sự cô đơn. Bóng đêm đối với chàng thanh niên lộc ngộc, mới lớn mà còn đáng sợ vì nó mang đến “ con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài mồ côi và thằng chỏng thụt lưỡi hay nhảy nhót trong những đêm mưa ngoài vàm sông, cái mà Việt vẫn nghe chị nói hồi ở nhà”. Chàng dũng sĩ diệt Mỹ ấy vẫn đang còn ở tuổi sợ ma khi vào trận!
    Chỉ trong cảm giác cô đơn, một mình rõ ràng nhất đó, cảm nhận của Việt về tiếng súng mới thật đặc biệt. Bằng thính giác và sự nhạy bén của người chiến sĩ vào trận, Việt phân biệt tiếng nổ lễnh lãng của pháo giặc và “những tiếng quen thuộc, gom vào một chỗ”, “ súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi”. Cũng chỉ trong cảnh đó, tiếng súng mới trở nên thân thiết và vui lạ. Nó gọi Việt tới phía của “ sự sống”. “Tiếng súng đã đem lại sự sống cho đêm vắng lặng”. Nơi có tiếng súng là đồng đội anh , là anh Tánh, là những “ anh em đơn vị mình”, nơi “ đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ dội, và những mũi lê nhọt hoắt trong đêm đang bắt đầu xung phong”. Tiếng súng đồng đội gọi chiến đấu đã tiếp thêm sức mạnh mới để gọi Việt đến. Sự thôi thúc chưa bao giờ mạnh mẽ và quyết liệt đến như vậy. Nó đơn giản hơn nhiều so với việc phải “ giành nhau” với chị để đi bộ đội đặng trả thù cho ba má, cho những người thân trong gia đình và cũng là cho quê hương đất nước. Để cho Việt trong tư thế đối mặt với cái chết và bản thân chỉ nghĩ đến nhiều nhất, lâu nhất đến những người thân yêu trong gia đình mình, tác giả đã tìm được cách thức hữu hiệu nhất để chứng tỏ rằng: gia đình đó là phần nguồn cội sâu thẳm nhất của con người ấy. Truyền thống gia đình thực sự thiêng liêng hiện lên trong thời khắc thiêng liêng. đó là công phu sáng tạo nghệ thuật của tác giả để biểu hiện những khám phá về nội dung.
    + Cứ như vậy, dòng trần thuật qua tâm tưởng nhân vật Việt đã thể hiện thật rõ nét với người đọc những suy nghĩ, cảm nhận và đời sống nội tâm của nhân vật ấy trong tình huống đặc biệt nơi chiến trường mà anh đang gặp. Đó là ưu thế nghệ thuật mà một điểm nhìn trần thuật khác không thể có được.
    Đấy là một thủ pháp nghệ thuật, nhưng không phải ai cũng sử dụng thành công được. Phải am hiểu sâu sắc tâm lý nhân vật, phải nhập vai nhân vật và nói được đúng giọng nói của nhân vật… đấy là sở trường và tài năng độc đáo của Nguyễn Thi – nhà văn của nông dân Nam Bộ.
    => Từ sự phân tích trên , có thể khẳng định : Ngôi kể, lời kể là những đặc trưng quan trọng của văn tự sự . Hình thành kỹ năng trong quá trình dạy học văn tự sự cho HS không thể không chú ý đến những vấn đề này. HS phải phân biệt được sự khác nhau trong các kiểu lời nói ( lời văn): lời kể nhân vật, lời kể việc, lời miêu tả, bình luận, lời đối thoại. Lời kể phụ thuộc vào ngôi kể – vị trí giao tiếp khi kể chuyện . Kể theo ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba , sự kết hợp giữa hai ngôi, sự chuyển đổi ngôi kể để tạo nên một tình huống giao tiếp mới do thay đổi vị trí của các nhân vật giao tiếp ….đó là những năng lực cần rèn luyện cho HS khi dạy học văn tự sự . Nhưng để hướng đến việc rèn luyện được những năng lực ấy, cần xây dựng được một hệ thống kỹ năng ,trong đó hệ thống bài tập về ngôi kể, lời kể giữ vai trò chủ đạo.
    .III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
    III.1. So sánh kết quả giờ học:
    Tôi đã tiến hành thực nghiệm đề tài ở lớp 10 B1( 11 B1, 123 B1) và đối chứng với lớp 10B2 ( 11B2, 12 B2), đều là hai lớp ban cơ bản A trường trung học phổ thông Lam Kinh trong 3 năm học ( 2012 – 2013; 2013 2014; 2014 – 2015). Kết quả như sau:
    *Lớp 10 B1 ( 11 B1, 12 B1) : Tập trung rèn luyện năng lực sử dụng lời kể , ngôi kể trong giờ dạy tác phẩm tự sự trong 3 năm tôi phụ trách của khoá học 2012 – 2015.
    Các tiết học sinh động , tạo tâm lí thoải mái cho học sinh . Học sinh hứng thú trong học tập làm cho tiết học sôi nổi , có chiều sâu và có hiệu quả hơn .
    -Thời gian dành cho học sinh học trên lớp được nhiều hơn
    – Khả năng giao tiếp , ứng xử của học sinh được nâng lên một bước
    *Lớp 10 B2 ( 11 B2, 12 B2) : Không chú ý hướng dẫn học sinh sử dụng ngôi kể , lời kể trong tiết dạy tác phẩm tự sự trong 3 năm tôi phụ trách của khoá học 2012 – 2015. :
    – Các tiết học trầm , học sinh ít hứng thú tìm hiểu bài
    – Giáo viên phải làm việc nhiều hơn. Học sinh hoạt động ít hơn, kiến thức học sinh tự tìm hiểu nhiều chỗ còn hời hợt, chưa sâu .
    3.2. So sánh kết quả bài kiểm tra :
    Sau khi dạy thực nghiệm và đối chứng trong học kì 1 ở hai lớp 10 B1, 10 B2, thông qua kết quả kiểm tra chất lượng kì 1 năm học 2012 – 2013, với đề bài kiểm tra : ( Trước khi chết Trọng Thuỷ “ Truyện An Dương Vương và Mị Châu , Trọng Thuỷ” chưa kịp nói lời vĩnh biệt với người cha . Em hãy thay lời Trọng Thuỷ viết lời vĩnh biệt ấy ) . Kết quả kiểm tra tính trung bình như sau :


    Lớp
    Số bài Điểm 0-4 Điểm 5-6 Điểm 7-10
    Số bài %Số bài%Số bài %
    10B1
    (Thực nghiệm )

    52

    5

    9.6

    22

    42.4

    25

    48,0
    10B2
    (Đối chứng )

    53

    10

    18.9

    25

    47

    18

    34.1


    4.So sánh kết quả đội tuyển Văn :
    Từ khi trực tiếp phụ trách lớp mũi nhọn khối C,D , ôn thi tốt nghiệp , ôn thi học sinh giỏi , ôn thi đại học , tôi có điều kiện áp dụng tốt hơn những biện pháp trên . Kết quả là phần lớn các em có hứng thú học tập hơn và tỉ lệ điểm giỏi khá cao. Cụ thể :
    * Học sinh giỏi trường:
    – Lớp 10B1 ( 11 B1)

    Năm họcSố lượng HS tham dựSố lượng giảiChất lượng giải HS giỏi tỉnh
    KKBaNhìNhất
    2012 – 201305041210
    2013 – 201405050202010

  • Lớp 10 B2 ( 11 B2)
  • Năm họcSố lượng HS tham dựSố lượng giảiChất lượng giải HS giỏi tỉnh
    KKBaNhìNhất
    2012 – 2013090303000
    2013 – 20140702020010


    * Học sinh giỏi tỉnh:

    Năm họcSố lượng HS tham dựSố lượng giảiChất lượng giải HS giỏi tỉnh
    KKBaNhìNhất
    2012- 20130974210
    2013 – 20140403010110
    2014 – 201505040201010

    Trong đó có 01 giải khuyến khích, 01 giải 3 thuộc về học sinh lớp 12 B1. Lớp 12 B2 không có học sinh tham dự. Đặc biệt trong kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia năm học 2014 – 2015, em Hà Quỳnh Trang học sinh lớp 12 B1 đã tham dự và đạt số điểm 26,5.
    => Căn cứ vào sự đối chứng trên , có thể thấy rằng : Rèn luyện năng lực sử dụng ngôi kể , lời kể cho HS trong học văn tự sự là công việc nên làm của người giáo viên dạy văn . Bởi sẽ dành nhiều thời gian cho HS hoạt động lại vừa mang đến hiệu quả giờ dạy cao hơn , học sinh thực sự hứng thú trong học tập , nắm bài sâu hơn , chắc và lâu hơn.

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

    Từ sự phân tích trên , có thể khẳng định: Ngôi kể, lời kể là những đặc trưng quan trọng của văn tự sự. Hình thành kỹ năng trong quá trình dạy học văn tự sự cho HS không thể không chú ý đến những vấn đề này. HS phải phân biệt được sự khác nhau trong các kiểu lời nói ( lời văn): lời kể nhân vật, lời kể việc, lời miêu tả, bình luận, lời đối thoại. Lời kể phụ thuộc vào ngôi kể – vị trí giao tiếp khi kể chuyện . Kể theo ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba , sự kết hợp giiữa hai ngôi, sự chuyển đổi ngôi kể để tạo nên một tình huống giao tiếp mới do thay đổi vị trí của các nhân vật giao tiếp ….đó là những năng lực cần rèn luyện cho HS khi dạy học văn tụ sự. Nhưng để hướng đến việc rèn luyện được những năng lực ấy, cần xây dựng được một hệ thống kỹ năng, trong đó hệ thống bài tập về ngôi kể , lời kể giữ vai trò chủ đạo .
    Hiểu biết tri thức, rèn luyện nhân cách cho học sinh, đó cũng là mục đích cao đẹp của mỗi giờ dạy học văn nói chung trong nhà trường phổ thông. Đó cũng là mong muốn bất cứ người thầy, người cô dạy văn nào. Và đó cũng là mục tiêu cao đẹp của giáo dục: “Đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng nhất; phát triển nhân cách…” và để làm được điều này người giáo viên “hãy tìm ra một phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn” (Akômexki). Với suy nghĩ đó, tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu đổi mới phương pháp, nhằm nâng cao hiệu quả của các giờ dạy của bộ môn Ngữ Văn tạo hứng thú cho học sinh trong học tập. Khiến các em thấy thêm yêu thích những giờ học văn, không còn thấy tẻ nhạt, chán ngắt và lê thê. Những cách làm ấy tuy nhỏ, nhưng nó đã phần nào trả lại vị trí xứng đáng của môn Ngữ Văn trong lòng học sinh ở trường phổ thông hiện nay.
    => Trên đây là những kinh nghiệm bản thân tôi đã rút ra từ thực tế giảng dạy Với những suy nghĩ trên và bằng thể nghiệm của chính mình, cách khai thác yếu tố lời kể, ngôi kể trong dạy văn tự sự đã giúp tôi những kết quả nhất định. Có thể cách làm của tôi trong việc giảng dạy còn nhiều điểm hạn chế, chưa phù hợp với một số nơi, một số đối tượng. Nhưng với mong muốn góp phần nhỏ vào công cuộc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ Văn, tôi đã mạnh dạn tiến hành thực nghiệm và trao đổi. Rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp có kinh nghiệm.
    Tôi xin chân thành cảm ơn!

    Xác nhận của BGH trường


    Thanh Hóa ngày 29 – 05 – 2015
    Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.


    Hà Thị Hương


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Từ điển Tiếng Việt – Hoàng Phê NXB Đà Nẵng -2005
    2. Tự sự học – một số vấn đề lý luận và lịch sử . NXB Đại học sư phạm Hà Nội ,2004
    3. Ngữ Văn 10, 11, 12 NXB GD
    4. Ngữ văn 6 tập 1 – NXBGD -2003
    5. Tiếng Việt lớp 11 – NXBGD – 2002
    6. Tạp chí giáo dục số 176 ( kì 1-11-2007)

    Xem thêm : Sáng kiến kinh nghiệm môn văn

    Bài viết gợi ý: