Có rất nhiều bạn gặp khó khăn khi gặp loại bài tập CO2. Do đây là loại mới đưa vào đề thi từ mấy năm nay !
Phương pháp giải chung:
Cách giải chung của phương pháp đồ thị gồm 4 bước sau :
1.Xác định dáng của đồ thị.
2. Xác định tọa độ các điểm quan trọng[thường là 3 điểm gồm: xuất phát, cực đại và cực tiểu]
3. Xác định tỉ lệ trong đồ thị(tỉ lệ trong đồ thị chính là tỉ lệ trong pư).
4. Từ đồ thị đã cho và giả thiết để trả lời các yêu cầu của bài toán.
Dạng 1: CO2 + OH- → CO32- + H2O
Bài mẫu định lượng:
Chúng ta sẽ chia làm 2 giai đoạn để giải:
*Giai đoạn 1: Tạo kết tủa, số mol CO2 luôn bằng số mol kết tủa tạo thành do PT: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
Kết tủa tăng dần đến cực đại ⇒ nkt max CaCO3 = nCO2
*Giai đoạn 2: Đồ thị giảm dần, kết tủa giảm:
PT: CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
⇒Lượng kết tủa giảm dần đến 0 (mol)
Đồ thị đi xuống một cách đối xứng
Tóm lại: Để giải bài đồ thị dạng 1 ta làm như sau:
Phương pháp giải:
@ Dáng của đồ thị: Hình chữ V ngược đối xứng
@ Tọa độ các điểm quan trọng
+ Điểm xuất phát: (0,0)
+ Điểm cực đại(kết tủa cực đại): (a, a) [a là số mol của Ca(OH)2] → kết tủa cực đại là a mol.
+ Điểm cực tiểu: (0, 2a)
@ Tỉ lệ trong đồ thị: 1:1.
Bài tập ví dụ:
Bài 1: Sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị như hình bên.
Giá trị của a và b là
A. 0,2 và 0,4. B. 0,2 và 0,5.
C. 0,2 và 0,3. D. 0,3 và 0,4.
*Gợi ý:
+ Từ tỉ lệ của đồ thị bài toán ⇒ a = 0,2 mol.
+ Tương tự ta cũng có b = 2a = 0,4 mol
+ Vậy chọn đáp án A
Bài 2: Hấp thụ hết V lít CO2 ở đktc vào 4 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05 M thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 4,48 lít hoặc 5,6 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 3,36 lít hoặc 5,60 lít
*Gợi ý:
+ Theo giả thiết ta có: Ca(OH)2 = 0,2 mol Þ CaCO3 max = 0,2 mol
+ Điểm cực tiểu là: (0; 0,4)
+ Vì CaCO3 = 0,15 mol nên ta có đồ thị:
+ Từ đồ thị Þ x = 0,15 mol và 0,4 - y = 0,15 mol Þ y = 0,25 mol Þ V = 3,36 hoặc 5,6 lít. ⇒ D
Vận dụng:
1/ Cho 20 lít hỗn hợp khí A gồm N2 và CO2 ở đktc vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,2 M thì thu được 10 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CO2 trong hỗn hợp A là
A. 11,2% hoặc 78,4%. B. 11,2%.
C. 22,4% hoặc 78,4%. D. 11,2% hoặc 22,4%.
2/ Hấp thụ hoàn toàn 26,88 lít CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 a mol/l thu được 157,6 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,4 mol/l. B. 0,3 mol/l. C. 0,5 mol/l. D. 0,6 mol/l.
3*/ Trong 1 bình kín chứa 0,2 mol Ba(OH)2. Sục vào bình lượng CO2 có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0,05 mol đến 0,24 mol thu được m gam kết tủa. Giá trị của m biến thiên trong khoảng nào sau đây ?
A. 0 đến 39,4 gam. B. 0 đến 9,85 gam.
C. 9,85 đến 39,4 gam. D. 9,85 đến 31,52 gam.
4*/ Sục từ từ 0,6 mol CO2 vào V lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M thu được 2x mol kết tủa. Mặt khác khi sục 0,8 mol CO2 cũng vào V lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M thì thu được x mol kết tủa. Giá trị của V, x lần lượt là
A. V = 1,0 lít; x = 0,2 mol. B. V = 1,2 lít; x = 0,3 mol.
C. V = 1,5 lít; x = 0,5 mol. D. V = 1,0 lít; x = 0,4 mol.
5*/ Sục từ từ đến dư CO2 vào một cốc đựng dung dịch Ca(OH)2. KQ thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị như hình bên. Khi lượng CO2 đã sục vào dung dịch là 0,85 mol thì lượng kết tủa đã xuất hiện là m gam. Giá trị của m là
A. 40 gam. B. 55 gam.
C. 45 gam. D. 35 gam.
Mình sẽ tiếp tục series BT Đồ thị CO2, Nhôm, Muối + Axit.
Các bạn theo dõi nha <3