A. SILIC
- Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxi
- Kí hiệu hóa học: Si
- Nguyên tử khối: 28
1. Tính chất vật lí
- Silic là chất rắn, màu xám, khó nóng chảy
- Dẫn điện kém, tinh thể silic tinh khiết là chất bán dẫn
2. Tính chất hóa học
- Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu hơn C, Cl2,…
- Silic tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao: Si + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SiO2
- Silic để chế tạo pin mặt trời, dùng làm vật liệu bán dẫn trong kĩ thuật điện tử
B. SILIC ĐIOXIT
- SiO2 là một oxit axit tác dụng với kiềm và oxit bazơ tạo thành muối silicat ở nhiệt độ cao
SiO2 + NaOH $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Na2SiO3 + H2O
SiO2 + CaO $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CaSiO3
- SiO2 không phản ứng với nước
C. CÔNG NGHIỆP SILICAT
1. Sản xuất đồ gốm, sứ
a) Nguyên liệu chính: Đất, sét, thạch anh, fenpat.
b) Các công đoạn chính
- Nhào đất sét, thạch anh và fenpat với nước sau đó tạo hình, sấy khô
- Nung các đồ vật trong lò ở nhiệt độ cao thích hợp
c) Cơ sở sản xuất: Gốm sứ bát tràng, Hải Dương, Đồng Nai
2. Sản xuất xi măng
a) Nguyên liệu chính: Đất sét, đá vôi, cát
b) Công đoạn chính
- Nghiền nhỏ hỗn hợp thành dạng bùn.
- Nung hỗn hợp trên trong lò quay ở nhiệt độ 1400-1500oC thu được clanke rắn
- Nghiền clanke nguội và phụ gia thành bột mịn đó là xi măng
c) Cơ sở sản xuất xi măng ở nước ta: Hải Dương, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hà Nam
3. Sản xuất thủy tinh
a) Nguyên liệu chính: Cát thạch anh (cát trắng), đá vôi, sođa (Na2CO3)
b) Các công đoạn chính
- Trộn hỗn hợp theo tỉ lệ thích hợp.
- Nung hỗn hợp khoảng 900oC
- Làm nguội từ từ được thủy tinh dẻo, ép thổi thủy tinh dẻo thành các đồ vật
c) Các cơ sở sản xuất chính: Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng