ĐIỆN THẾ NGHỈ
A. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ
1. Khái niệm điện thế nghỉ:
Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tích điện âm so với phía ngoài màng tế bào tích điện dương.
2. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ:
Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu do 3 yếu tố sau:
- Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của các ion qua màng tế bào
- Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion
- Bơm Na - K.
a. Sự phân bố ion, sự di chuyển của ion và tính thấm của màng tế bào đối với ion
- Bên trong tế bào ion kali có nồng độ cao hơn, ion Natri có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài à tính thấm của ion K+ tăng, cổng K+ mở
- Ion Kali sẽ di chuyển từ trong ra ngoài và nằm sát mặt ngoài màng tế bào làm cho mặt ngoài tích điện dương so với mặt trong tích điện âm.
b. Vai trò của bơm Na - K:
Bơm Na - K có bản chất là Prôtêin nằm trên màng tế bào. Có vai trò vận chuyển Kali từ bên ngoài trả vào bên trong làm cho nồng độ Kali bên trong luôn cao hơn bên ngoài giúp duy trì điện thế nghỉ.
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1. Điện thế nghỉ là gì? Điện thế nghỉ được hình thành như thế nào?
Trả lời:
- Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương.
- Điện thế nghỉ được hình thành là do: Bơm Na - K là các chất vận chuyển (bản chất là prôtêin) có ở trên màng tế bào. Bơm này có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ. Hoạt động của bơm Na - K tiêu tốn năng lượng .
Câu 2: Hãy cho biết cách đo điện thế nghỉ trên tế bào thần kinh mực ống.
Lời giải:
Cách đo điện thế nghỉ trên tế bào thần kinh mực ống:
Để đo điện thế nghỉ trên tế bào thần kinh mực ống ta sử dụng máy đo điện thế cực nhạy gồm có 2 điện cực. Đặt điện cực thứ nhất của máy đo điện thế lên mặt ngoài của màng tế bào, còn điện cực thứ hai thì đâm xuyên qua màng tế bào, đến tiếp xúc với tế bào chất.
Câu 3: Hãy giải thích các hiện tượng sau:
- Ở bên trong tế bào, loại ion dương nào có nồng độ cao hơn và loại ion dương nào có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào?
- Loại ion dương nào đi qua màng tế bào và nằm lại sát mặt ngoài màng tế bào làm cho mặt ngoài màng tích điện dương so với mặt trong màng tích điện âm?
Lời giải:
- Ở bên trong tế bào:
+ Ion K+ có nồng độ cao hơn so với bên ngoài tế bào.
+ Ion Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào.
- Ion K+ đi qua màng tế bào và nằm sắt mặt ngoài màng tế bào làm cho mặt ngoài màng tích điện dương so với mặt trong màng tích điện âm.
C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. Điện thế nghỉ được hình thành chủ yếu do sự phân bố ion
A. Đồng đều, sự di chuyển của ion và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion
B. Không đều, sự di chuyển của ion và tính thấm không chọn lọc của màng tế bào với ion
C. Không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi ra và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion
D. Không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi vào và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion
Câu 2. Trạng thái điện thế nghỉ, ngoài màng mang điện thế dương do
A. Na+ khi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía trong của màng nên nằm sát màng
B. K+ khi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía trong của màng nên nằm sát màng
C. K+ khi ra ngoài màng tạo cho ở phía trong của màng mang điện tích âm
D. K+ khi ra ngoài màng nên nồng độ của nó cao hơn ở phía trong của màng
Câu 3. Cho các trường hợp sau:
(1) Cổng K+ và Na+ cùng đóng
(2) Cổng K+ mở và Na+ đóng
(3) Cổng K+ và Na+ cùng mở
(4) Cổng K+ đóng và Na+ mở
Trong những trường hợp trên, trường hợp nào không đúng khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi là
A. (1), (3) và (4)
B. (1), (2) và (3)
C. (2) và (4)
D. (1) và (2)
Câu 4. Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào
A. Không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và phía ngoài màng mang điện dương
B. Bị kích thích, phía trong mang mang điện dương và phía ngoài màng mang điện âm
C. Không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và phía ngoài màng mang điện dương
D. Bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và phía ngoài màng mang điện dương
Câu 5. Ở điện thế nghỉ, nồng độ K+ và Na+ giữa phía trong và phía ngoài màng tế bào như thế nào?
A. Ở trong tế bào, K+ có nồng độ thấp hơn và Na+ có nồng độ cao hơn so với bên ngoài tế bào
B. Ở trong tế bào, nồng độ K+ và Na+ cao hơn so với bên ngoài tế bào
C. Ở trong tế bào, K+ có nồng độ cao hơn và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào
D. Ở trong tế bào, K+ và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào
Câu 6. Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na - K hoạt động như thế nào?
A. Vận chuyển K+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào giúp duy trì nồng độ K+sát phái ngoài màng tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng
B. Vận chuyển K+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào giúp duy trì nồng độ K+ở trong tế bào luôn cao và không tiêu tốn năng lượng
C. Vận chuyển K+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào giúp duy trì nồng độ K+ở trong tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng
D. Vận chuyển Na+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào giúp duy trì nồng độ Na+sát phía ngoài màng tế bào luôn thấp và tiêu tốn năng lượng
Câu 7. Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na - K chuyển
A. Na+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào
B. Na+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào
C. K+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào
D. K+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM