I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
- Biết vị trí và tên gọi của số hạng, tổng trong một phép cộng.
- Thực hiện phép cộng không nhớ trong phạm vi \(100\) và áp dụng vào giải toán đố
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Thực hiện phép tính..
- Đặt tính theo cột dọc, các số cùng một hàng được đặt thẳng với nhau.
- Cộng các số từ hàng đơn vị đến hàng chục.
Ví dụ: Đặt tính rồi tính: \(13 + 5\)
Dạng 2: Toán đố
- Đọc và phân tích đề: Xác định các số liệu đã cho, số lượng tăng thêm hay giảm bớt và yêu cầu của bài toán.
- Tìm cách giải: Dựa vào các từ khóa của bài toán như tìm “tất cả”, “còn lại”… và yêu cầu của bài toán để xác định phép tính phù hợp.
- Trình bày lời giải: Viết lời giải, phép tính và đáp số cho bài toán.
- Kiểm tra lời giải của bài toán và kết quả vừa tìm được.
Ví dụ: Một người nông dân nuôi \(13\) con gà và \(2\) con chó. Hỏi người nông dân đó có tất cả bao nhiêu gà và chó ?
Giải:
Người nông dân đó có tất cả số gà và chó là:
\(13 + 2 = 15\) (con)
Đáp số: \(15\) con
Dạng 3: Tìm chữ số còn thiếu trong phép tính cộng.
- Thực hiện phép cộng từ hàng đơn vị đến hàng chục.
- Phép toán cộng có ba giá trị: số hạng thứ nhất, số hạng thứ hai, tổng. Nếu cho biết giá trị của hai trong ba giá trị đó thì em nhẩm tìm giá trị số còn thiếu.
Ví dụ: Điền chữ số thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành phép tính:
Giải:
Em nhẩm từ hàng đơn vị đến hàng chục.
- Hàng đơn vị: Số nào cộng với \(0\) bằng \(6\). Ta có: \(6 + 0 = 6\) nên tìm được số \(6\)
- Hàng chục: Nhẩm \(5 + 2 = 7\) nên số cần điền vào chỗ trống còn lại là \(7\)
Vậy em điền các số vào chỗ trống để được phép tính sau: