TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI ẤM ÁP RỪNG CHIỀU

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ “Trước cổng trời” (SGK/139).

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1) Vì sao địa điểm miêu tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”?

2) Hình ảnh cổng Trời được miêu tả trong khổ thơ đầu đẹp như thế nào?

M. Hình ảnh cổng trời được miêu tả trong khổ thơ đầu rất đẹp. Nơi đây có hai vách đá nhìn qua thấy mây bay, gió thổi và cỏ cây trùng điệp.

3) Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ 2, 3 và 4. Gợi ý: Em hãy tưởng tượng đang đứng ở cổng trời, tả lại vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên mà em cảm nhận được từ lời thơ.

4) Điều gì đã khiến cánh rừng sương giá ấy như ấm lên?

5) Trong những cảnh vật được miêu tả trong bài thơ, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?

Gợi ý:

1) Địa điểm miêu tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời” vì đó là một đèo cao nằm giữa hai vách đá. Đứng dưới dốc có thể nhìn thấy một khoảng trời lộ ra, có gió thoảng, mây trôi khiến ta có cảm giác đó là chiếc cổng để đi lên trời.

2) Hình ảnh cổng trời được miêu tả trong khổ thơ đầu đẹp như ở cõi tiên trên trời, có gió thoảng, có mây trôi bồng bềnh.

3) Phía xa ngút ngàn, cỏ cây hoa lá muôn màu muôn vẻ. Dòng thác trắng xoá buông mình xuống chân núi, tạo thành một tấm gương trong như pha lê cho đàn dê săm soi.

Ráng chiều soi rọi một bức màn huyền ảo, phủ trùm cây trái dọc vùng rừng nguyên sơ. Những vạt nương sẫm mật, từng thung lúa chín vàng đẫm tiếng nhạc ngựa rung rinh theo từng tia nắng.

4) Cảnh rừng sương giá như ấm lên nhờ con người đã mang nhịp đập của cuộc sống vào khung cảnh thiên nhiên thơ mộng ấy. Bức tranh thiên nhiên rộn ràng và sinh động hơn khi thấp thoáng đây đó những vạt áo chàm, xua tan sương giá giữa rừng sâu núi thẳm.

5) Em thích cảnh vật dòng thác và đàn dê soi đáy suối. Những cảnh vật này nổi bật giữa màu xanh đại ngàn được điểm xuyết bởi ráng chiều. Tất cả sắc trắng ấy tuy sắc độ khác nhau nhưng lại hoà quyện vô cùng. Dòng thác trắng xoá, đàn dê trắng bông và dòng suối trong suốt.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em.

Gợi ý:

Dàn ý tả một cảnh đẹp ở địa phương em.

I. Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh đẹp.

- Sau bữa cơm chiều, ra công viên nhỏ gần nhà chơi đùa; với em, nó đẹp và gần gũi.

II. Thăn bài: Tả từng bộ phận cùa cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo

thứ tự thời gian.

- Mặt trời đã khuất hẳn nhưng trời vẫn còn sáng. Hàng cây cao tán lá xanh um, cành lá xôn xao trong gió.

- Các bồn hoa rực rỡ sắc màu: hoa cúc vàng tươi, hoa mào gà đỏ rực, hoa thuỷ tiên tim tím; những vò lan hồ điệp như vẫy chào.

- Một vài cánh bướm sặc sỡ vẫn còn nhởn nhơ, quanh quẩn bên các khóm hoa chưa chịu về, như muôn đua sắc cùng hoa.

- Vào giờ này, công viên thật đông vui, nhộn nhịp.

- Người lớn thì đi dạo công viên, hóng mát hoặc ngồi trò chuyện trên các băng ghế đá rải rác trong công viên.

- Thanh niên tụ tập chơi đá cầu; tiếng cầu chạm vào giầy chan chát, chiếc cầu hết bay lên lại lộn xuống từ người này chuyền sang người khác.

- Huyên náo nhất chính là bọn trẻ con chúng em: nhóm chơi chạy đuổi nhau, nhóm chơi nhảy dây, tiếng cười giòn tan vui vẻ.

- Khi phố lên đèn, bọn trẻ chúng em về nhà, các nhóm thanh niên chơi đá cầu cũng giải tán, chỉ còn người lớn dạo công viên hóng mát sau một ngày làm việc mệt nhọc.

III. Kết bài:

- Với em, công viên nhỏ thật đẹp và gần gũi.

- Bọn trẻ con chơi đùa thoả thích, an toàn.

2. Dựa theo dàn ý đã lập, viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em.

Gợi ý:

Mặt trời đã dần khuất sau hàng cây cao vút ven đường. Cảnh vật vẫn còn sáng tỏ, công viên ngày càng đông đúc, nhộn nhịp. Cành lá xôn xao, reo vui với gió. Muôn hoa hầu như không cảm nhận được buổi xế chiều, cứ hơn hớn khoe sắc, ong bướm vẫn mải vờn quanh. Khung cảnh chiều tà như được dát vàng, lung linh, huyền ảo. Cảnh công viên đẹp trong một thành phố đông đúc quả thật là hiếm.

6. Thảo luận: Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp?

Bài viết gợi ý: