Soạn bài ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
(Ph. Ăng-ghen)
I. Gợi ý trả lời câu hỏi
Câu 1. Bài điếu văn có thể chia làm 3 phần:
- Phần 1 (đoạn 1 và 2): Thông báo sự qua đời của Các Mác, một sự tổn thất lớn của nhân loại.
- Phần 2 (đoạn 3, 4, 5, 6): Đánh giá những cống hiến vĩ đại của Các Mác.
- Phần 3 (đoạn 7 và câu kết): Bày tỏ sự tiếc thương – khẳng định sự bất tử của Các Mác.
Câu 2. Những đóng góp to lớn của Các Mác khiến ông trở thành “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại”.
- Mác đã tìm ra quy luật phát triển lịch sử loài người.
- Mác phát hiện ra giá trị thẳng dư, quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Mác là một nhà khoa học nhưng đó không phải là điều chủ yếu ở Mác. Trước hết “Mác là một nhà cách mạng”. Vì vậy công hiến vĩ đại nhất của Mác là ở chỗ ông đã vận dụng những khoa học lí luận trên vào thực tiễn đấu tranh cách mạng.
Câu 3. Để làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Các Mác, Ăng-ghen đã sử dụng biện pháp so sánh kết hợp kết cấu tầng bậc (tăng tiến):
So sánh vượt trội:
- So sánh tương đồng:
+ Đác-uyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ.
+ Mác tìm ra quy luật phát triển lịch sử loài người.
- Tăng tiến:
+ Nhưng không chỉ có thế thôi (Mác còn phát hiện ra giá trị thặng dư…)
+ Nhưng đấy hoàn toàn không phải là điều chủ yếu ở Mác (trước hết Mác là một nhà cách mạng…)
- > Hiệu quả biểu đạt: Mác được so sánh với các đỉnh cao cùng thời (so sánh với các vĩ nhân, so sánh với những phát minh nổi tiếng không phải ai cũng làm được) không những thế, Mác còn vượt qua những đỉnh cao ấy. Cách lập luận đó đã làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Các Mác và sự kính trọng, tiếc thương của Ăng-ghen và nhân lọa trước sự ra đi của ông (Mác là đỉnh cao của mội đỉnh cao).
Câu 4. Thái độ và tình cảm của Ăng-ghen qua bài điếu văn:
Kính trọng và tiếc thương vô hạn (Mác qua đời đó là một sự mất mát lớn của nhân loại: Con người ấy ra đi để lại “tổn thất không sao lường hết”, “để lại” “nỗi trống vắng:…; hàng triệu người “tôn kính, yêu mến và khóc thương ông…”).