TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI CON NGƯỜI VIỆT NAM
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Cây tre rất gần gũi, thân thuộc với con người Việt Nam. Hãy giới thiệu một số tư liệu về tre đã được chuẩn bị sẵn.
(Có thể giới thiệu các vật dụng bằng tre, tranh ảnh cây tre, bài thơ, đoạn văn, bài hát em thuộc về tre...)
Gợi ý:
- Các vật dụng băng tre: chõng tre, bàn ghế tre, gậy tre, giỏ tre, rổ tre.
- Bài hát: Tre ngà bên lăng Bác.
5. Trả lời câu hỏi:
1) Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam: cần cù, đoàn kết, ngay thẳng?
Nối ô bên trái có chứa câu thơ với ô chứa phải để tìm câu trả lời.
2) Điệp ngữ trong khổ thơ cuối khẳng định những điều gì?
a. Đất mãi mãi có thể nuôi cây.
b. Tre là loại cây lá xanh, giàu sức sống suốt bốn mùa.
c. Khẳng định sức mạnh của con người Việt Nam, sự trường tồn của dân tộc Việt Nam
3) Em thích hình ảnh nào nhất về cây tre và búp măng non? Hình ảnh đó cho em biết điều gì?
M: Em thích hình ảnh cây tre vươn mình trong gió, dù gian khổ vẫn “hát ru lá cành”. Hình ảnh này ca ngợi sức sống mạnh mẽ của cây tre.
Đáp án:
1) a — 2; b - 3; c — 1
2) c
3) Em thích hình ảnh tre không đứng khuâ't mình bóng râm. Như con người Việt Nam, luôn đương đầu với những khó khăn, không khuất phục trước bất kì thế lực nào.
Tre già măng mọc như thế hệ mai sau của người Việt Nam. Lớp trẻ sẽ phát triển và hoàn thiện hơn, tự tin hơn để xây dựng, vun đắp một đất nước Việt Nam mãi tươi đẹp.
7. Tìm hiểu về cốt truyện
1) Gắn các thẻ từ ghi những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu vào từng chỗ trống cho đúng thứ tự:
a) Dế Mèn phẫn nộ, an ủi và cùng Nhà Trò đến chỗ bọn nhện. |
b) Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá. |
c) Dế Mèn gạn hỏi và nghe Nhà Trò kể tình cảnh khốn khổ của mình. |
d) Bọn nhện sợ hãi phải nghe lời Dế Mèn; Nhà Trò được tự do. |
e) Dế Mèn ra oai, lên án và bắt bọn nhện phải phá vòng vây hãm. |
- Mở đầu
Sự việc 1: ...
- Diễn biến
Sự việc 2:...
Sự việc 3:...
Sự việc 4:...
- Kết thúc Sự việc 5:...
2) Chuỗi sự việc trên được gọi là cốt truyện. Vậy theo em, cốt truyện là gì?
3) Cốt truyện gồm những phần nào? Mỗi phần có tác dụng gì?
Gợi ý:
1) Sự việc 1 - b; 2 - c; 3 - a; 4 - e; 5 - d.
2) Ghi nhớ 1
3) Ghi nhớ 2
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Xếp các sự việc trong truyện Cây khế sau đây thành cốt truyện và viết vào vở:
a) Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.
b) Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.
c) Người anh biết chuyện, đổi gia tài của mình lấy cây khế, người em bằng lòng.
d) Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng.
e) Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ, nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng.
g) Người anh bị rơi xuống biển và chết.
Trật tự các sự việc: b, ...
Gợi ý:
Trật tự các sự việc: b, d, a, c, e, g.
2. Dựa vào cốt truyện ở hoạt động 1, kể tóm tắt câu chuyện Cây khế.
Tham khảo bài làm tại đây:
3. Dựa vào câu chuyện “Một nhà thơ chân chính” đã được nghe thầy cô kể, trả lời câu hỏi:
a) Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?
b) Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?
c) Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào?
d) Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?
Gợi ý:
a) Dân chúng say sưa ca hát bài hát thông thiết, lên án thói hống hách, tàn bạo của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân.
b) Nhà vua ra lệnh lùng bắt kì được tác giả của bài hát. Khi không tìm ra ai là tác giả, vua hạ lệnh tống giam tất cả nhà thơ và nghệ nhân hát rong.
c) Mọi người lộ vẻ sợ sệt và bị khuất phục, duy chỉ có một người là không.
d) Nhà vua đã tìm được nhà thơ chân chính độc nhất của vương quốc Đa-ghét-xtan.
6. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
Gợi ý:
Ca ngợi sự thẳng thắn, trung thực của nhà thơ chân chính. Khí phách của ông đã khiến nhà vua khâm phục, kính trọng và thay đổi cách điều hành một đất nước.