TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI CÙNG ĐẶT CÂU GHÉP

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Thi đặt câu ghép:

Học sinh tiếp nối nhau thi đặt nhanh, nhiều câu ghép nói về hoạt động hoặc đặc điểm của người, vật trong những tranh, ảnh sau (SGK/73)

M: 1) Anh sút bóng, em tâng bóng.

2) Em đội mũ, anh đầu trần.

Gợi ý:

Ảnh 1:

- Anh rê bóng, em đón bóng.

- Anh mặc áo, em cởi trần.

Ảnh 2:

- Mẹ cõng con, con ôm mẹ.

- Mẹ hân hoan, con hồn nhiên.

Ảnh 3:

- Chị kể chuyện, em chăm chú nghe.

- Chị đội khăn, em đầu trần.

Ảnh 4:

- Mèo con trắng tinh, gà con vàng hươm.

- Mèo con sưởi nắng, gà con loay hoay xung quanh.

2. Phân tích cấu tạo của các câu ghép dưới đây (viết vào phiếu học tập) (SGK/74)

Gợi ý:

Câu ghép

QHT/ Cặp QHT

Vế câu 1

Vế câu 2

CN1

VN1

CN2

VN2

a) Mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ.

HỒ CHÍ MINH

Mặc dù nhưng

giặc

Tây

hung

tàn

chúng

không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi,

đoàn kết, tiến bộ.

b) Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đôn bên bờ sông Lương.

NGUYỄN ĐÌNH THI

Tuy

rét

vẫn

kéo

dài

mùa

xuân

đã đến bên bờ sông Lương.

3. Chọn vế câu thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu ghép:

a) Tuy hạn hán kéo dài...

b) ... nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng.

(1) tuy trời đã sẩm tối

(2) mặc dù mặt trời rực rỡ đã lên

(3) nhưng người dân quê em rất lo lắng

(4) nhưng cây côi trong vườn nhà em vẫn xanh tươi

Đáp án: a - 4; b - 1

4. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mấu chuyện “Chủ ngữ ở đâu?” (SGK/75)

Trình tự thực hiện:

a) Em viết câu ghép trong truyện vào vở.

b) Khoanh tròn cặp quan hệ từ trong câu ghép.

c) Tìm các vế câu, gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, hai gạch dưới bộ phận vị ngữ.

Gợi ý:

• Vế 1: (Mặc dù) tên cướp rất hung hăng, gian xảo

• Vế 2: (những) cuối cùng hắn vẫn phải đưa tay vào còng số 8

5. Em hãy viết bài văn kể chuyện theo một trong các đề bài sau:

1) Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn:

2) Kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học:

3) Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó:

Bài viết gợi ý: