Soạn bài đánh nhau với cối xay gió của Xéc-van-tét
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Xác định ba phần của đoạn trích theo trật tự diễn biến trước, trong và sau khi Đôn-ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió. Liệt kê 5 sự việc chủ yếu, qua đó tính cách của lão hiệp sĩ và bác giám mã được bộc lộ.
- Căn cứ vào sự kiện chính là Đôn-ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió, bài này có thể chia làm ba phần :
+ Từ đầu đến… « bọn khổng lồ » : Đôn-ki-hô-tê trước khi đánh nhau với cối xay gió.
+ « Vừa bàn tán » đến hết : Đôn-ki-hô-tê sau khi đánh nhau với cối xay gió.
- Liệt kê năm sự việc chủ yếu, qua đó tính cách của lão hiệp sĩ và bác giám mã được bộc lộ :
+ Đôn-ki-hô-tê phát hiện thấy ba, bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn-ki-hô-tê cho rằng đó là những tên khổng lồ ghê gớm, cần giết hết bọn chúng.
+ Đôn-ki-hô- tê cầu mong nàng Đuyn-xi-nê-a cứu giúp rồi xông vào đánh cối xay gió.
+ Đôn-ki-hô- tê bị thương nặng vì bị cối xay gió đạp cánh quạt vào người và ngựa. Xan-chô đến cứu giúp, và hai thầy trò tranh luận nhau về « cối xay gió ».
+ Vừa bàn tán chuyện xả ra, hai thầy trò đi về phía cảng La-pu-xê vì theo Đôn-ki-hô- tê con đường này có nhiều chuyện phiêu lưu khác nhau.
+ Đêm hôm ấy, hai người ngủ dưới vòm cây. Đôn-ki-hô- tê không ngủ để nghĩ với nàng Đuyn-xi-nê-a.
Câu 2. Phân tích những nét hay, dở trong tích cách của Đôn-ki-hô- tê.
- Có hoài bão, ước mơ tốt : diệt ác, cứu nguy.
- Gan dạ, dũng cảm.
- Nghiêm nghị, khắc khổ, cứng nhắc.
- Điên rồ, hoang tưởng.
Câu 3. Chứng minh nhân vật Xan-chô Pan-xa cũng bộc lộ cả những mặt tốt lẫn mặt xấu.
- Sống vui vẻ, tự nhiên, thoải mái.
- Đầu óc sáng, thiết thực.
- Nhát gan, hay sợ.
- Thiện cận, vụ lợi.
Câu 4. Đối chiếu Đôn-ki-hô- tê và Xan-chô Pan-xa về các mặt để thấy rõ nhà văn đã xây dựng một cặp nhân vật tương phản.
Sự tương phản bộc lộ ở nhiều mặt :
- Đôn-ki-hô- tê :
+ Suy nghĩ trước cối xay gió :
++ Tưởng gặp lũ khổng lồ hung tợn có cánh tay rất dài.
++ Đánh chúng là việc hay, tốt, nên làm.
+ Quan niệm sống và hành động.
++ Có lí tưởng, hoài bão : cứu người lương thiện, trừ ác.
++ Hành động theo quy ước, đúng bài bản của giới hiệp sĩ.
+++ Coi thường nhu cầu tự nhiên (đến bữa không ăn).
+ Cách nói năng :
++ Câu nệ phép tắc (nhớ tới tình nương : không ngủ).
++ Gan gạ, chấp nhận gian nguy (không trốn tránh, không kêu ca).
++ Hiên ngang, trịnh trọng.
++ Đúng như sách vở, phép tắc phải có.
+ Ưu điểm :
++ Có hoài bão, ước mơ đẹp : diệt ác, cứu nguy.
++ Gan dạ, dũng cảm.
+ Nhược điểm.
++ Nghiêm nghị, khắc khổ, cứng nhắc.
++ Điên rồ, hoang tưởng.
- Xan- chô Pan-xa :
+ Suy nghĩ trước cối xay gió.
++ Rõ ràng là vật quen, dễ nhận biết, dễ lí giải.
++ Không nên đụng vào chúng.
+ Quan niệm sống và hành động.
++ Tỉnh táo, cân nhắc kỹ trước khi hành động.
++ Tự nhiên, chân thật, không giấu giếm.
++ Thích được ăn, được uống thoải mái, no say.
++ Ngủ ngon lành, đầy giấc.
++ Lảng tránh nguy hiểm, đau đớn.
+ Cách nói năng.
++ Tự nhiên.
++ Thực sự đời sống vốn có.
+ Ưu điểm:
++ Sống vui vẻ, tự nhiên, thoải mái.
++ Đầu óc sáng, thiết thực.
+ Nhược điểm.
++ Nhát sợ.
++ Thiện cận, vụ lợi.
Hai tính cách trên tương phản nhau nhưng lại không mâu thuẫn; trái lãi, bổ sung cho nhau.
Thực tế tác phẩm cho thấy trong các cuộc phiêu lưu mạo hiểm hiệp sĩ Đôn-ki-hô- tê luôn luôn có giám mã Xan-chô Pan-xa đo theo phục vụ. Và hai người sống với nhau rất hòa thuận, gắn bó.
Tách riêng ra, mỗi tính cách đều phiếm diện (lệch lạc), cực đoạn (thái quá) không thể tồn tại mà không gặp khó khăn và thất bại – nhất là những lúc đứng trước thử thách lớn.
Đi đôi với nhau, nương tựa vào nhau, chúng hạn chế được những mặt yếu, phát huy được những mặt mạnh, trở thành một khối thống nhất vững chắc trong mọi suy nghĩ, sinh hoạt và hành động.
Câu 5. Nghệ thuật.
Xéc-van-tét đã sử dụng biện pháp trào lộng, phóng đại và tương phản đối lập trong kể chuyện để dựng lên hình ảnh của trang hiệp sĩ Tây Ban Nha thời Trung cổ đã lỗi thời. Hình tượng nhân vật thầy trò Đôn-ki-hô- tê và Xan-chô Pan-xa là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc của Xéc-van-tét.
Câu 6. Ý nghĩa.
Đằng sau những câu văn, dòng chữ, ta luôn bắt gặp nụ cười hóm hỉnh của tác giả. Nhưng đằng sau nụ cười chế giễu là sự đề cao của nhà văn đối với nhân vật Đôn-ki-hô- tê về một tình yêu tự do, bình đẳng, sống thiết thực và yêu đời.