TUẦN 30: TẬP ĐỌC

SOẠN BÀI DÒNG SÔNG MẶC ÁO

A. KĨ NĂNG ĐỌC:

Bài thơ được sáng tác theo thể lục bát, một thể thơ truyền thống của dân tộc. Âm điệu mượt mà, tha thiết tình cảm. Nhìn chung lối ngắt nhịp 2/2/2 - 4/4. Tuy yậy có những câu cần căn cứ vào nghĩa biểu hiện mà thay đổi cách ngắt nhịp.

Ví dụ: - Sáng ra/ thơm đến ngẩn ngơ

hay - Ngước lên/ bỗng gặp la đà.

B. TÌM HIỂU BÀI:

Câu 1. Vì sao tác giả nói là dòng sông “điệu”?

Gợi ý: Vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc giống như con người thay áo để làm duyên làm dáng.

Câu 2. Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày?

Gợi ý: Có thể nói trong một ngày dòng sông luôn thay đổi màu sắc:

- Nắng lên áo lụa đào thướt tha, đến trưa thì xanh như màu áo mới may, chiều tôi thì mang màu “hây hây ráng vàng”, đến tối thì lại áo nhung tím thêu trăm ngàn sao lên, về đêm sông mặc áo đen, sáng ra lại mặc áo hoa. Màu áo của sông tương ứng với các khoảng thời gian trong ngày.

Câu 3. Cách nói “dòng sông mặc áo” có gì hay?

Gợi ý: Cách nói “dòng sông mặc áo” là một cách nói nhân hóa làm cho dòng sông có đặc điểm như con người, cũng biết làm “điệu”, biết làm duyên làm dáng, tạo nên sự gần gũi với con người.

Câu 4. Em thích hình ảnh nào trong bài? VI sao?

Gợi ý: Có thể nói trong bài thơ, có rất nhiều hình ảnh đẹp hình ảnh nào cũng đem đến cho em một cảm giác thích thú. Ví dụ: hình ảnh “sông mặc áo lụa đào” gợi nên một cảm giác về một dòng sông tươi mát, dịu dàng, êm trôi. Hay hình ảnh “Chiều trôi thơ thẩn áng mây - Cài lên màu áo hây hây ráng vàng” gợi lên một sự êm đềm lặng lẽ của một buổi chiều tĩnh lặng sắp tàn nhường chỗ cho một cảnh hoàng hôn huyền ảo sắp đến v.v...

Đại ý: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương qua đó nói lên tình yêu tha thiết của tác giả đối với dòng sông quê mình.

Bài viết gợi ý: