TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI EM ĐÃ LỚN
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Nói về bản thân.
- Năm nay em bao nhiêu tuổi?
- Em thích làm việc gì?
- Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành người như thế nào?
- Em sẽ làm gì để thực hiện mơ ước ấy?
- Nhớ lại những ngày đầu vào lớp Một, em thấy mình đã lớn lên, đã khác trước thế nào?
- Nói về một kĩ niệm những ngày đầu em vào lớp Một.
Gợi ý:
Năm nay em 11 tuổi. Em thích phụ mẹ chuẩn bị cơm cho cả nhà dùng bữa tối.
Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành cô giáo, mang nhiều niềm vui đến cho trẻ em. Đế thực hiện mơ ước đó, em cố gắng học tập và rèn luyện cho thật tốt.
So với những ngày đầu vào lớp Một, em đã cao hơn hẳn, em biết được nhiều điều hay, nói chuyện lưu loát hơn, tự tin hơn trong giao tiếp và phụ giúp được nhiều việc cho bố mẹ. Những ngày đầu vào lớp Một, em rất sợ vì phải xa mẹ, gặp nhiều bạn mới và lạ. Nhưng cô giáo đã luôn cạnh em vỗ về, an ủi, kế cho em nghe nhiều câu chuyện hay. Em quý cô vô cùng.
2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ “Sang năm con lên bảy (trích)” (SGK /75)
4. Thảo luận, chọn ý đúng để trả lời:
1) Những câu thơ nào cho thấy tuổi thơ rất vui và đẹp?
a) Chỉ các câu thơ ở khổ thơ 1 (Con lon ton chạy nhảy khắp sân vườn, nghe thấy tiếng muôn loài nói với con).
b) Các câu thơ ở khổ thơ 2 (Trong thế giới tuổi thơ, chim và gió biết nói, cây khế chẳng có đại bàng đậu).
c) Các câu thơ ở cả khổ thơ 1 và 2 (Thế giới tuổi thơ vui, đẹp, thơ mộng như thế giới cổ tích).
2) Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi con lớn lên?
a) Khi lớn lên, con vẫn sống trong thế giới cố tích nhưng không còn nghe thấy tiếng của muôn loài.
b) Khi lớn lên, con sẽ sống trong đời thật, nghe tiêng mọi người nói với con.
c) Khi lớn lên, dù nhiều điều đã thay đối thì con vẫn sống trong thế giới cô tích kì diệu.
3) Từ già tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu, như thế nào?
a) Ở trong đời thực, một cách khó khăn, bằng hai bàn tay mình
b) Ở trong cuộc sống, một cách dễ dàng, bằng hai bàn tay
c) Ở trong thế giới cổ tích, một cách dễ dàng, trong những giấc mơ
4) Qua bài thơ, nhà thơ muốn nói với em điều gì?
a) Hãy sống mãi trong thế giới kì diệu của tuổi thơ
b) Hãy từ giã, đừng tiếc nuối tuổi thơ
c) Từ giã tuổi thơ, ta sẽ sống cuộc sống hạnh phúc thật sự do mình tạo nên.
Đáp án: 1) c; 2) b; 3) a; 4) c
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Lập dàn ý chi tiết cho một trong các để bài sau:
1). Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy em và để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp:
2) Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trương dân phố, bà cụ bán hàng,...):
3) Tả một người em mới gặp lần đầu nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc:
2. Dựa theo dàn ý đã lập, trình bày miệng (trong nhóm, trước lớp) một đoạn trong bài (đoạn mở bài, đoạn kết bài, hoặc một đoạn của thân bài).
Gợi ý:
Liên kết các ý thành đoạn rồi trình bày miệng.
3. Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
Gợi ý:
Tham khảo Truyện đọc lớp 5.