TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI HƯƠNG SẮC RỪNG XANH

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Cùng chơi: Giải ô chữ bí mật.

Dựa vào tranh ảnh gợi ý bên dưới, điền chữ cái vào mỗi ô trống để tìm các từ ở hàng ngang và từ ở hàng dọc màu xanh (SGK /21, 22).

Gợi ý:

2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài “Mùa thảo qua" (SGK / 23, 24).

1. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1) Những chi tiết nào cho thấy hương thảo quả toả lan rộng khắp? (Đọc đoạn 2).

2) Những từ ngữ nào miêu tả hương thơm đặc biệt của thảo quả? (Đọc đoạn 2, đoạn 3).

3) Những chi tiết nào cho thấy cây thảo quả phát biển rất nhanh? (Đọc đoạn 3).

4) Hoa thảo quả nảy ra ở đâu? (Đọc đoạn 4).

5) Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp? (Đọc đoạn 4, 5).

Gợi ý:

1) Những chi tiết nào cho thấy hương thảo quả toả lan rộng khắp: hương thảo quả theo gió tây lướt thướt bay qua rừng; rải theo triều núi; hương ngọt lựng, thơm nồng lan vào thôn xóm; khiến cả cây cỏ thơm, đất trời thơm; thơm cả từng nếp áo, nếp khăn của người đi từ rừng thảo quả về.

2) Thảo quả có hương thơm đặc biệt: ngọt lựng, thơm nồng, ngây ngất kì lạ.

3) Cây thảo quả phát triển rất nhanh: những hạt thảo mới được gieo lúc đầu xuân năm kia; qua một năm đã lớn cao tới bụng người; một năm sau nữa, đâm thêm hai nhánh mới từ một thân lẻ. Sự sinh sôi mạnh mẽ; thoáng cái, thảo quả sầm uất từng khóm râm lan toả, vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian.

4) Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây.

5) Khi thảo quả chín, rừng ngập hương thơm, rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng, rừng say ngây và ấm nóng, nhấp nháy vui mắt với những đốm lửa hồng thảo quả.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:

Thành phần môi trường là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.

a) Chọn từ ngữ trong ngoặc phù hợp với nội dung mỗi ảnh.

(khu dân cư, danh lam thắng cảnh, khu sản xuất, di tích lịch sử, khu bảo tồn thiên nhiên).

Gợi ý: Một bạn chỉ vào tranh (hoặc đọc số thứ tự của tranh) - một bạn đọc từ ngữ tương ứng với nội dung tranh.

M: Tranh 4 - khu sản xuất

b) Mỗi từ ở cột A ứng với nghĩa nào ở cột B?

Gợi ý:

a) Tranh 1 - khu bảo tồn thiên nhiên.

Tranh 2 - khu dân cư

Tranh 3 - khu sản xuất

Tranh 4 - khu sản xuất

Tranh 5 - di tích lịch sử

Tranh 6 - danh lam thắng cảnh

b) Nối A với B

a) - 2; b) - 1; c) - 3.

2. a) Ghép một tiếng trong ô màu xanh vào trước hoặc sau tiếng bảo để tạo thành từ phức.

b) Đặt cấu với một từ vừa tìm được.

Gợi ý:

a) bảo đảm, bảo toàn, bảo hiểm, bảo tồn, bảo quản, bảo trợ, bảo tàng, bảo vệ, đảm bảo.

b) Nhà trường tổ chức cho chúng em tham quan Viện bảo tàng.

3. Thay từ bảo vệ trong câu sau bằng một từ đồng nghĩa với nó, sao cho nội dung câu không thay đổi:

Chúng em bảo vệ môi trường sạch đẹp.

Gợi ý:

Chúng em giữ gìn môi trường sạch đẹp.

5. Tìm từ ngữ chứa tiếng ở mỗi cột dọc trong bảng (chọn a hoặc b)

Gợi ý:

a) - sổ sách, sổ mũi - xổ số, xổ tung

- sơ mi, sơ đồ - xơ mít, xơ xác

- su hào, su sê - đồng xu, xu hướng

- sành sứ, sứ giả - xứ Huế, xứ uỷ

b) - bát ngát, bát cú - bác sĩ, bác bỏ

- mắt xích, mắt lưới — mắc cạn, mắc cỡ

- tất bật, tất cả - tấc lưỡi, gang tấc

- mứt gừng - mức nước, mức sông

6. Chọn làm bài tập a hoặc b.

a) Đặt tên cho mỗi nhóm từ sau:

- sóc, sói, sẻ, sáo, sít, sên, sam, sò, sứa, sán

- sả, si, sung, sen, sim, sâm, sắn, sấu, sậy, sồi

Nếu thay âm s của những tiếng trên bằng âm x thì sẽ tạo thành những tiếng nào có nghĩa?

b) Tìm các từ láy theo những khuôn vần ghi ở bảng sau:

M: (1) man mát, khang khác

(2) sồn sột, (lăn) lông lốc

(3) vun vút, (tròn) trùng trục

Gợi ý:

a) Nhóm thứ nhất là tên các loài động vật.

Nhóm thứ hai là tên các loài thực vật.

- Những từ có nghĩa: xóc, xói, xẻ, xáo, xên, xam, xán.

b) (1) chan chát, ran rát, ràn rạt, quàng quạc, càng cạc.

(2) mồn một, công cốc, cồng cộc, hồng hộc

(3) hun hút, hùng hục

Bài viết gợi ý: