Soạn bài luyện tập thao thác lập luận bác bỏ tiếp theo
Tiết 2.
Câu 1. Trong buổi hội thảo về kinh nghiệm học môn Văn của lớp, có hai quan niệm:
a. Muốn học giỏi môn Ngữ Văn chỉ cần đọc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ văn.
b. Không cần đọc nhiều sách, không cần học thuộc nhiều thơ văn, chỉ cần luyện nhiều về tư duy, về cách nói, cách viết là có thể học giỏi môn Ngữ văn.
Em hãy bác bỏ một trong hai quan niệm đó, rồi đề xuất một vài kinh nghiệm học môn Ngữ văn tốt nhất.
Gợi ý: Bài tập này yêu cầu các em rèn luyện kỹ năng bác bỏ một vấn đề đã cho trước. Để tham gia hội thảo tốt, các em cần chuẩn bị cách bác bỏ. Các em có thể chọn một trong hai vấn đề trên để bác bỏ. Gợi ý các bước lập luận:
- Nêu quan niệm sai lầm về kinh nghiệm học văn.
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ (cả hai quan niệm đều phiến diện)
- Đề xuất kinh nghiệm học Ngữ văn tốt nhất (phải tích lũy vốn hiểu biết bằng cách đọc, học thuộc… rèn luyện năng lực tư duy, rèn kỹ năng nói, viết: bồi dưỡng tâm hồn tình cảm phong phú…).
Câu 2. Trình tự viết đoạn văn bác bỏ
- Nêu câu chủ đề chứa đựng quan niệm sai: hút thuốc, uống rượu là sành điệu.
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng để phân tích tác hại và hậu quả (hút thuốc là vừa tốn tiền, lại rất có hại có hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh; uống rượu không có chừng mực sẽ ảnh hưởng sức khỏe, không kiềm chế được bản thân dễ gây ra những hành động nguy hiểm…..
- Nêu cách sống lành mạnh, sống có ích, đó mới là sống đẹp.
c. Từ kiến thức về lập luận bác bỏ và qua luyện tập, các em rút ra cách viết một đoạn văn bác bỏ:
- Viết câu chủ đề nêu ý kiến sai (mở đoạn).
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng viết các câu tiếp theo để phát triển các ý bác bỏ (thân đoạn).
- Viết câu sơ kết nhấn mạnh tác hại của sai lầm, hoặc nêu ý đúng để thuyết phục (kết đoạn).