Soạn bài Mưa của Trần Đăng Khoa
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nông thôn Bắc Bộ vào mùa hè.
- 45 dòng đầu : Sắp mưa.
- 18 dòng cuối : Mưa.
Câu 2. Đây là bài thơ tự do. Dòng ngắn nhất là 1 tiếng, dài nhất là 4 tiếng. Chủ yếu là dòng 2 tiếng. Hình thức này tạo nên tiết tấu nhanh, nhiều biến đối liên tục của sự vật diễn ra trong một cơn mưa rào (Mưa lớn nhưng kết thúc sớm !).
Câu 3. Rất nhiều sự vật:
- Trước cơn mưa :
(1) Những con mối
(2) Gà con
(3) Ông trời
(4) Muôn nghìn cây mía
(5) Kiến
(6) Lá khô
(7) Cỏ gà
(8) Bụi tre
(9) Hàng bưởi
(10) Chớp
(11) Sấm
(12) Cây dừa
(13) Cóc
(14) Cây lá
(15) Chó.
- Tác giả đã sử dụng hàng loạt các động từ, tính từ miêu tả các sự vật độc đáo, thể hiện sự quan sát tinh tế.
+ Mối trẻ bay cao ; Mối già bay thấp.
+ Ông trời và kiến như chuẩn bị tham gia trận đánh nên “mặc áo giáp đen”, “hành quân đầy đường”.
+ Mỗi sự vật đều chờ đón cơn mưa với niềm vui riêng thể hiện những tình cảm, tính cách riêng.
• Cỏ gà rung tai nghe.
• Bui tre tần ngần gỡ tóc.
• Hàng bưởi đu đưa bế lũ con.
• Hàng chớp khốc
• Sấm khanh khách cười
• Cây dừa sải tay bơi
• Ngọn mồng tơi nhảy múa.
Dường như có cả một thế giới già trẻ, trai gái và đủ kiểu tính cách phong phú.
- Biện pháp nhân hóa được sử dụng triệt để khiến cho cơn mưa rào ở làng quê thật sinh động và gần gũi.
+ Những trái bưởi tròn không có gì đặc biệt nhưng nhà thơ đã liên tưởng đây là lũ con đầu tròn trọc lốc được mẹ bưởi đu đưa vỗ về thì lại rất độc đáo.
Câu 4. Hình ảnh con người, mà là người đi cày, người dân lao động bình dị xuất hiện trong trời mưa như là biểu tượng đứng ngang tầm vóc của đất trời vũ trụ.